1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

vendredi 18 mai 2007

Xã Hội Dân Sự Hay Xã Hội Công Dân?

Thứ Năm, ngày 17 tháng 5 năm 2007
Xã Hội Dân Sự Hay Xã Hội Công Dân?

--------------------------------------------------------------------------------
• Luật sư Đòan Thanh Liêm
Cuộc Cách Mạng Nhung tại Tiệp Khắc



Như ta đã biết XHDS là một khu vực trong cái không gian xã hội (social space) cùng tồn tại song song với khu vực Nhà nước và khu vực Thị trường. Khái niệm XHDS tuy đã được một số học giả nêu ra đã lâu, nhưng mới chỉ được trình bày rõ ràng, mạch lạc trong vài ba chục năm gần đây, nhất là từ khi phong trào tranh đấu cho Dân quyền và Nhân quyền bộc phát và dành được thắng lợi từ thập niên 1960 trở đi với cao điểm là công cuộc tranh đấu chống nạn kỳ thị chủng tộc của người da đen ở Mỹ do Mục sư Luther King lãnh đạoTiệp đến là những thắng lợi của công cuộc tranh đấu Nhân quyền ở Đông Âu, ổ Liên Xô khiến đưa đến sự sụp đổ của khối Xã Hội Chủ Nghĩa do Liên Xô lãnh đạo và rồi trong giai đoạn tái kiến thiết xã hội thời kỳ hậu cộng sản, càng ngày người ta càng nhận ra cái nhu cầu cấp thiết là phải phục hồi và củng cố lại cái XHDS mà chế độ độc tài toàn trị đã làm cho thui chột đi để cho đảng Cộng sản một mình một chợ, làm mưa làm gió trên đất nước do họ cai trị. Từ thời Leniné khởi xướng ra chủ trương “Vô sản chuyên chính”', thì các đảng cộng sản đã dùng mọi thủ đoạn để bóp nghẹt mọi tổ chức chính trị, xã hội, văn hoá, tôn giáo..nào mà không do chính họ điều động, chỉ huy. Hệ quả là họ đã triệt tiêu hết toàn bộ cái nền móng văn hoá đạo đức, tâm linh vốn là rường cột ngàn đời của xã hội.

Trong mấy tháng gần đây, tác giả bài viết này đã có dịp trình bày nhiều khía cạnh của XHDS trong một số bài đã được đăng trên internet và các báo ở hải ngoại. Và trong phần phản hồi của độc giả, có người nêu thắc mắc là nên dùng từ ngữ Xã Hội Công Dân thay vì XHDS. Tác giả xin được giữ nguyên chữ XH Dân sự, vì lý do sẽ được trình bày rõ ràng hơn ở phần cuối bài này, với mục đích là để không làm rối trí người đọc qua những biện luận phức tạp thường thấy nơi chốn hàn lâm trí thức.

Nhân tiện cũng xin được thưa luôn cùng bạn đọc là loạt bài về XHDS này sẽ gồm ít nhất là 20 kỳ nữa, thì mới hy vọng trình bày vấn đề một cách tương đối mạch lạc đầy đủ, rốt ráo được.

Tác giả chú trọng đến phương diện cụ thể, thực hành hơn là lý thuyết vốn đã được nghiên cứu bàn luận nhiều nơi chốn hàn lâm đại học. Vì loạt bài nhằm vào việc khơi động được sự ý thức và dấn thân nhập cuộc của đa số người trẻ tuổi vào công cuộc tái kiến thiết, xây dựng lại đất nước thời kỳ hậu cộng sản trong tương lai mấy năm sắp tới. Từ nhiều năm nay, tác giả đã chuyên tâm nghiên cứu về sự chuyển hoá dân chủ ở Đông Âu, về sự phục hồi XHDS ở những nước vừa thoát được ách độc tài chuyên chế do đảng cộng sản cai trị trong nhiều thập niên kể từ sau thế chiến 2.

Xét vấn đề trong bối cảnh toàn cầu, ta thấy rằng chính khái niệm Dân Chủ, Tự Do và Nhân Quyền vì được thể hiện trong cuộc sống của con người sau bao cuộc tranh đấu khắp nơi trên thế giới đã đưa đến sự phổ biến rộng rãi khái niệm XHDS trong mấy chục năm gần đây. Quan sát quá trình phát triển ngay tại các quốc gia có nền dân chủ vững mạnh như ở Âu châu và Hoa kỳ, thì sau cuộc khủng hoảng kinh tề toàn cầu 1929 , chính quyền tại các nước này đều chủ trương mở rộng khu vực Nhà nước ra , khiến cho thu hẹp khu vực của XHDS lại. Nhất là trong thế chiến thứ hai, bởi vì phải dốc toàn lực cho nhu cầu quân sự, nên các chính phủ đã hạn chế, bóp nghẹt XHDS lại. Do đó mà khu vực Nhà nước càng ngày càng phình to ra, mà XHDS thì mỗi ngày càng bị lép vế, thui chột nhỏ bé lại. Đó là chưa xét đến các nước dưới chế độ độc tài toàn trị như Đức quốc xã hay Cộng sản, nơi mà Nhà nước thâu tóm mọi quyền lực trong tay, gộp cả khu vực Thị trường và khu vực XHDS dưới quyền sinh sát của một đảng độc tôn duy nhất với quyền lãnh đạo, chỉ huy duy nhất và tuyệt đối trong tay các lãnh tụ đảng như Bộ Chính Trị, Ban Chấp Hành Trung Ương vv....

Lại nữa, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, cả hai khối cộng sản và tư bản đều thi đua võ trang và tập trung mọi tài nguyên vật chất, trí tuệ trong tay guồng máy Nhà nước để chuẩn bị chiến tranh. Do đó mà XHDS luôn luôn bị áp lực phải nhường bước cho Nhà nước tha hồ mà bành trướng to lớn hơn mãi. Quả thật, chiến tranh nóng hay lạnh, thì đều đưa đến hậu quả là bóp nghẹt XHDS lại để cho Nhà nước càng phình thêm ra mãi thôi.

Phải đến thập niên 1970 trở đi, thì cục diện mới thay đổi rõ rệt là XHDS mới khôi phục lại ngay ở các nước Tây Âu, Mỹ, Nhật..vốn đã có một nền móng dân chủ vững chắc. Một phần vì cơn sốt dầu hoả khiến cho Ngân sách tại các nước này không còn dồi dào để bao biện được hết các khoản chi tiêu cho nhu cầu của dân chúng. Do đó mà Nhà nước phải nhả ra cho các tổ chức tư nhân đảm trách giùm.

Điều này ta thấy rõ ngay trong các dịch vụ xã hội thông thường, Nhà nước không thể cáng đáng hết được, mà phải để cho các tổ chức phi chính phủ (non-governmental organisations) đứng ra gánh vác giùm. Cứ như thế, tiến trình “tư nhân hoá”' này đã chuyển vai trò chủ động từ Nhà nước sang cho các tổ chức tư nhân. Và đó là một sự nhường bước của Nhà nước đối với XHDS.

Tiếp đến kể từ ngày bức tường Berlin sụp đổ, khơi mào cho sự giải thể của chế độ độc tài toàn trị Cộng sản ở Đông Âu và Liên xô, thì việc phục hồi XHDS tại các nước này lại càng diễn ra một cách sôi nổi, ngoạn mục để cho Nhân phẩm và Quyền Con người được tôn trọng và bảo vệ vững chãi hơn.Có thể nói trong suốt thế kỷ 20, sau hai cuộc thế chiến và sự bạo tàn của hai nền độc tài Đức quốc xã và Cộng sản, cộng với công cuộc giải phóng các thuộc địa khỏi ách đế quốc thực dân cục diện thế giới thay đổi vũ bão khiến cho đã tạo tiền đề cho công cuộc phục hồi và củng cồ XHDS ở khắp nơi trên thế giới trong thế kỷ 21 của chúng ta ngày nay. Đó là một khởi đầu của Bình minh cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho các dân tộc trong thời đại của khoa học tiến bộ và văn minh nhân bản ngày nay, trong một thế giới đang bước vào kỷ nguyên toàn cầu hoá và con người mỗi ngày càng thêm liên đới huynh đệ với nhau hơn mãi. Đó cũng là niềm Hy vọng cho tương lai con cháu chúng ta.

Sau cùng, để trả lời câu hỏi XH Dân Sự hay XH Công Dân, người viết xin ngắn gọn trong vài câu như sau. XHDS dich từ chữ Civil Society, nó bao gồm ý niệm “văn minh, khoan hoà, lịch sự” (civilised, civility). Còn XH Công Dân thì gần với chữ Civic hơn, như Civic Education = Công dân giáo dục. Trong các bài kế tiếp, tôi sẽ xin được trình bày cặn kẽ hơn về khái niệm này, nó vừa có nội dung đạo đức, triết học, văn hoá cũng như xã hội học. Xin hẹn sẽ được tiếp tục hầu chuyện cùng quý bạn đọc trong những bài tiếp vậy nhé.

LS Đoàn Thanh Liêm, Westminster 15.5.2007

V V V

Aucun commentaire: