1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

lundi 26 février 2007

Phan doi CSVN dan ap cha Ly


Petition: Roman Catholic priest Thaddeus Nguyen Van Ly home detained again

Phan doi CSVN dan ap cha Ly



INFORMATION AND PETITION please : click here
http://www.gopetition.com/petitions/phan-doi-csvn-dan-ap-cha-ly.html
Result:
http://www.gopetition.com/signatures.php?petid=11282&val=public

=================

Petition: Roman Catholic priest Thaddeus Nguyen Van Ly home detained again


Petition: Roman Catholic priest Thaddeus Nguyen Van Ly home detained again

Phan doi CSVN dan ap cha Ly



INFORMATION AND PETITION please : click here
http://www.gopetition.com/petitions/phan-doi-csvn-dan-ap-cha-ly.html
Result:
http://www.gopetition.com/signatures.php?petid=11282&val=public

=================
Link:
- Tài liệu tim hieu - Diễn Đàn Tự Do Ngôn Luận Online

vendredi 23 février 2007

VC chuyen nghe^\ noi la'o

Sự thật bị bẻ cong từ miệng lưỡi của nhà ngoại giao Việt Nam

NGUYỄN CẦN MINH


Sự đối chiếu trong cuộc sống đời thường cho ta thấy sự khác biệt về một sự kiện hoặc biến cố nào đó. Trong trường hợp này, sự đối chiếu giữa hai nhân vật là Linh mục Nguyễn Văn Hùng và nhà ngoại giao Lê Hưng Quốc cho ta thấy rất rõ ai đang nói sự thật và ai đang ngụy biện. Thật khốn khổ và đáng thương cho những nạn nhân vì họ đã bị từ chối bởi một xã hội bất công và vô pháp. Khi trở thành nạn nhân với nhân phẩm làm người hoàn toàn bị cướp đoạt, họ lại một lần nữa bị từ chối bởi chính những con người có tránh nhiệm bảo vệ họ.

Tôi cám ơn Việt Weekly đã đăng song song bài phỏng vấn của Linh Mục Nguyễn Văn Hùng với bài phỏng vấn ông Lê Hưng Quốc, Vụ trưởng đối ngoại thuộc Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Khi hai bài phỏng vấn với nội dung tương phản được đăng song song cùng trên một số báo đã giúp cho tôi có một cái nhìn đối chiếu để suy xét ai thương dân mình thực và ai đang ngụy biện.

Ông Lê Hưng Quốc quả là một tay ngoại giao tài ba với tài xoay chuyển vấn đề (spinning the issue) mà các nhà chính trị và ngoại giao thường làm khi bị hỏi những câu hỏi khó. Khi được Việt Weekly hỏi là liệu trong xã hội VN ngày nay có một tổ chức mafia đầy quyền lực đang khai thác thân xác phụ nữ VN qua việc lấy chồng Đài Loan, ông Hưng đã không cho độc giả câu trả lời mà đi vòng vo tam quốc về tâm lý và tình trạng nghèo khó của xã hội VN ngày nay. Theo ông Hưng, việc phụ nữ VN đi lấy chồng Đài Loan là một phong trào của xã hội và nhà nước VN vì tôn trọng nhân quyền và dân chủ nên không thể làm gì để cản công dân của họ bán thân nơi xứ người. Khi ông Hưng cho rằng, việc phụ nữ VN lấy chồng Đài Loan là một phong trào, sẽ tự tạo một hình ảnh rằng đây là một “mốt” thời thượng, và vì vậy không có một thế lực mafia nào khai thác thân xác phụ nữ cả vì tất cả đều tự nguyện. Vì nạn nhân tự nguyện dấn thân vào một “phong trào” nhà nước VN đương thời không có lỗi lầm gì cả đối với việc những phụ nữ VN bị đánh đập và hãm hiếp.

Ở cuối bài phỏng vấn, ông Lê Hưng Quốc cho rằng, những thông tin do Linh mục Nguyễn Văn Hùng đưa ra là không chính xác. Tuy nhiên, trước đó, chính ông Hưng đã thú nhận: “Tôi không nghiên cứu sâu vào lãnh vực này”. Tại đây, ta có thể nhìn thấy nhà ngoại giao tài ba của nhà nước Việt Nam đã tự mâu thuẫn với chính mình. Nếu ông Hưng không nghiên cứu vấn đề, tại sao lại quả quyết khi bác bỏ những điều Linh Mục Nguyễn Văn Hùng đang nói về thảm trạng của phụ nữ VN tại Đài Loan?

Ông Lê Hưng Quốc dẫn chứng rằng, Đài Loan có một nền văn hóa văn minh (hơn Việt Nam?) nên những sự bạo hành đối với công nhân và phụ nữ VN tại Đài Loan là chuyện không thể có. Không biết Đài Loan văn minh cỡ nào, mà chính vợ của nhà lãnh đạo lớn nhất của Đài Loan lại đang bị điều tra vì tội ăn cắp công quỹ. Những ai đã từng thấy các dân biểu Đài Loan choảng nhau như những băng đảng xã hội đen ngay tại nghị trường quốc hội chắc không tin vào “nền văn minh” của Đài Loan mà ông Lê Hưng Quốc ca ngợi. Một quốc gia có nền kinh tế vững mạnh như Đài Loan, không có nghĩa là quốc gia đó vắng bóng những cá nhân tội phạm. Khi ông Lê Hưng Quốc lên tiếng, có nghĩa là tiếng nói của ông có thể đại diện cho cả một thể chế đương quyền. Câu trả lời của ông Lê Hưng Quốc phản ảnh não trạng của những người đang nắm vận mệnh của nhân dân Việt Nam trong tay nhưng lại ỷ lại một cách hão huyền vào “nền văn minh” của ngoại bang.

Trước khi cộng đồng người Việt biết đến thảm trạng cô dâu và công nhân người Việt tại Đài Loan, dư luận tại Hoa Kỳ đã từng biết đến việc các công nhân VN bị ngược đãi tại đảo Samoa. Trong biến cố này, thế lực can thiệp để giải cứu cho những công nhân bị hành hạ tại Samoa lại là Bộ Lao Động Hoa Kỳ. Sau khi được giải cứu, những anh chị em công nhân này cho biết đã nhiều lần liên lạc Bộ Ngoại Giao Việt Nam để cầu cứu nhưng tiếng cầu cứu đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bỏ ngoài tai. Vì để bảo vệ những công nhân này khỏi bị trả thù nếu phải trở lại VN, chính quyền Hoa Kỳ đã ban hành T-Visa cho những anh chị em công nhân này để họ ở lại Hoa Kỳ. Sự kiện này là chứng minh hùng hồn nhất về việc Bộ Ngoại Giao hèn nhát của nhà nước Việt Nam đã bỏ rơi công dân của họ. Trở lại với ông Lê Hưng Quốc, ông cho rằng những cô dâu người Việt đang đau khổ tại Đài Loan là khổ trên phương diện tinh thần vì sống xa nhà, và số những con người đang đau khổ này chỉ là “một số cô” mà thôi. Hơn nữa, cái nhìn của ông Lê Hưng Quốc về vấn nạn trước mắt là một “vấn đề thu nhỏ của xã hội.” Một lần nữa, ông Lê Hưng Quốc lại chứng minh rằng ông quả là một nhà ngoại giao tài ba vì với những lập luận này, ông đã thành công trong việc bình thường hóa vấn nạn cô dâu Việt Nam đang bị ngược đãi.

Sự đối chiếu trong cuộc sống đời thường cho ta thấy sự khác biệt về một sự kiện hoặc biến cố nào đó. Trong trường hợp này, sự đối chiếu giữa hai nhân vật là Linh mục Nguyễn Văn Hùng và nhà ngoại giao Lê Hưng Quốc cho ta thấy rất rõ ai đang nói sự thật và ai đang ngụy biện. Thật khốn khổ và đáng thương cho những nạn nhân vì họ đã bị từ chối bởi một xã hội bất công và vô pháp. Khi trở thành nạn nhân với nhân phẩm làm người hoàn toàn bị cướp đoạt, họ lại một lần nữa bị từ chối bởi chính những con người có tránh nhiệm bảo vệ họ.

Con người Việt Nam sẽ còn tiếp tục bị từ chối cho đến bao giờ?

(VW)
http://65.45.193.26:8026/cms/acct/vietweekly/issues/vw4n52/ngoaiGiaoVietNam.html

lundi 19 février 2007

Su vo nhan dao cua csvn d/v Nguyen Vu Binh






Người không có Tết


Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, một trong các nhân vật đối kháng ở trong nước, hiện đang bị tù tại trại giam tỉnh Nam Hà.
Bà Bùi Thị Kim Ngân, vợ ông Bình, vừa tới thăm chồng hôm 15.02.2007 và cho biết sức khỏe của ông đang trong tình trạng suy sụp nghiêm trọng.

Nói trong nước mắt, bà Ngân cho Đài BBC biết ông Bình "sụt cân, da xạm, không thể đi thẳng người, phải bước thấp bước cao và không bế nổi đứa con gái tôi nặng hơn chục cân".


Nghe phỏng vấn bà Bùi Thị Kim Ngân
http://www.bbc.co.uk/mediaselector/check/vietnamese/meta/dps/2007/02/070216_buithikimngan?size=au&bgc=003399&lang=vi&nbram=1&nbwm=1

Được biết từ khoảng giữa tháng Giêng 2007 tới nay, ông Nguyễn Vũ Bình thường bị đau ngực trái, đau vùng thắt lưng và không ngủ được.

Trong quá trình tiến hành xét nghiệm tại bệnh viện, bà Ngân nói, "Khi siêu âm, bác sỹ phát hiện chồng tôi bị gan nhiễm mỡ. Người ta vô tình nói và chồng tôi nghe thấy."

"Khi vào các phòng tiếp theo để chụp X-quang và tim phổi, công an áp giải ở trại đi cùng vào nói gì đó với bác sỹ. Thái độ của bác sỹ khác đi và họ đã khám cho chồng tôi rất qua loa."

"Đến chiều, giấy ghi kết quả chỉ ghi chồng tôi thiếu canxi máu, không nói tới tình trạng tim phổi và chứng gan nhiễm mỡ."

Theo bà Ngân, chừng một tuần gần đây, sức khoẻ ông Nguyễn Vũ Bình suy sụp nghiêm trọng nhưng giới chức nói việc điều trị phải chờ tới sau Tết.

Ông Nguyễn Vũ Bình bị bắt giam từ 25 tháng Chín 2002.

Tháng 12 năm 2003, ông Bình bị Toà án Hà nội kết án tù bảy năm với tội danh gián điệp.

Ông Bình đã không có tên trong đợt ân xá tù nhân trước Tết Nguyên Đán vừa qua.

-----------------------------------------------------------

Lê Vi
Cảnh Nguyễn vũ Bình còn biệt giam trong điều kiện khắc nghiệt, với sức khỏe suy sụp là sự sỉ nhục đối với cái xã hội dân chủ triệu lần của "ta" cũng như "tây", là sự thách thức cho tất cả những ai yêu chuộng tự do. Có lẽ năm 2007 đã hết rồi sự kiên nhẫn đợi mong về công bằng, tự do, dân chủ.

Lâm Thị Hảo
Mình vừa đọc trên vnexpress.net về ngày Tết, các bác sĩ trực bệnh viện đều ý thức "với bệnh nhân không thể để chờ Tết xong mới chăm sóc", cho nên mình nghĩ dù là tội nhân anh Bình cũng là bệnh nhân cần được chăm sóc sốt sắng.

Đối với nhà nước pháp quyền, đây là lòng bác ái, vị tha đối với người mất quyền công dân, là trách nhiệm bảo đảm an toàn trong thời gian giam giữ tội nhân đối với vợ con, thân nhân của phạm nhân, cũng như trước luật pháp. Chẳng lẽ sự sai quấy mà bên Mỹ FBI ngang nhiên làm với nghi phạm, thì ở VN công an cũng chẳng từ nan với người đang thụ án? Mong bạn Rain Man cân nhắc lại vấn đề gọi là nhân quyền mà người khác bàn tới.

Bình Thản, Berlin
Thế thì tôi không hiểu Rainman còn ở bên Mỹ làm gì? Nếu ở đó cũng giống như bên VN, hay sống là để lợi dụng chế độ dân chủ Mỹ đã xây dựng quốc gia họ giầu có đẹp đẽ phát triển mọi mặt để cho các người như Rayman bênh chính quyền CS nhưng lại thích ở bên Mỹ. Chỉ hỏi Rayman là tại sao bên Mỹ có đối lập chính trị và đảng cầm quyền có bắt bớ họ không?

Võ Khâu, Gia Lai
Thật là vô lý, Nguyễn Vũ Bình công khai đòi quyền thành lập đảng: Tại sao cũng là người VN, nhưng anh lại không được quyền đó còn những người khác lại được quyền thành lập đảng CS?Không những thế, họ còn vu khống cho anh là gián điệp để bắt bỏ tù anh.

Họ, những người CSVN ngang nhiên chà đạp thô bạo quyền con người như vậy mà mọi người lại chấp nhận lại làm ngơ thì cũng lấy làm lạ. Phải chi mỗi người ý thức được điều đó.Ý thức được quyền của anh Bình cũng là quyền của mỗi con người như chúng ta. Phải chi mỗi người chúng ta lên tiếng ủng hộ anh, phản đối sự độc đoán của CSVN thì họ sẽ phải chung bước trược bất kỳ việc làm đọc tài sai trái nào!


Trần Tiên, Spokane, USA
Bác Rainman ở Tacoma nên suy nghĩ thiệt kỹ mình ghi gì trước khi chỉ trích người ta. Ở những xứ có luật pháp như cái xứ bác đem ra làm ví dụ dính dáng tới FBI mà bác cho rằng Bình cũng bị y hệt vậy thì cái hành động đó dù dân không thích đi nữa, cũng phải xem lại coi nó có sai phạm luật pháp hay không rồi mới kết tội người ta.

Tui cho bác cái ví dụ để cho bác dễ hiểu, trước khi chiến tranh Iraq, bất đồng ý kiến là cái làm không phải lợi ích cho xã hội và ai bất đồng đều bị chê bai, nhưng bác có nhớ ai bị FBI bắt bỏ tù không?

Bác nên suy nghĩ kỹ giữa bất cái câu "làm điều trái ngược với lợi ích và sự mong đợi của nhân dân" với lại luật pháp của đất nước bác đang ở là gì, và cái nhà nước bác đang ở xem trọng luật pháp của họ ra sao. Tui có thể nêu ra hàng loạt trường hợp mà bác làm đúng với cái lợi ích và sự mong đợi của dân ở Vietnam, nhưng bác cũng bị bỏ vào tù.

Rain Man, Tacoma, Mỹ
Tôi thấy Bùi Văn Hải thật ấu trĩ. Việt Nam họ xử lý vụ việc đó cũng chẳng có gì là sai trái cả. Giả xử ông ở bên Mỹ, và ông có những hành động như vậy đi. Tôi cam đoan là FBI sẽ cồng đầu ông lại, tra hỏi hết ngày này sang ngày khác, sau đó là khám xét nhà cửa, cuối cùng là cách ly ông ra khỏi xã hội.

Vì sao ư? Vì ông quá nguy hiểm, ông làm điều trái ngược với lợi ích và sự mong đợi của nhân dân. Đấu tranh không phải là sai, nhưng đấu tranh mà không có trình độ, mù quáng và thiếu hiểu biết ông vô tình đã trở thành kẻ phá hoại, vô tình trở thành người chống đối với nhân dân.

Có nhân dân ủng hộ việc gì cũng có thể làm được. Hãy lấy câu nói này mà chiêm nghiệm, sau này còn làm việc lớn, lo cho đất nước và nhân dân nữa. Ngay bây giờ, bản thân ông, ông còn lo chưa xong huống chi là việc định hướng sự phát triển của xã hội.

"Nhân dân là dòng nước, người lãnh đạo là con thuyền,thuyền muốn nổi và lướt thật êm thì phải xuôi theo dòng nước". Muốn mọi người nghe, tin, làm theo thì phải biết mọi người đang cần gì, nghĩ gì và sẽ làm gì. Câu nói này tôi xin gởi riêng cho ông Nguyễn Vũ Bình và những thành viên đang đấu tranh những cái gọi là "Quyền tự do dân chủ".

Quang Trà
Tội của ký giả Nguyễn Vũ Bình là tiết lộ quá sớm về thỏa hiệp biên giới giữa nhà nước CS Việt Nam và Trung Quốc mà đến nay nhiều người đã biết, cùng tội truy cập tin tức, bình luận ngoài luồng CS. Nhà nước CS bưng bít tin tức một cách khắc nghiệt, và trù dập ký giả, các nhân vật bất đồng một cách ngang nhiên như thế, cho nên chúng ta đừng ngạc nhiên khi còn những ý kiến tin rằng Đảng CS là ưu việt, đất nước ta là ổn định, tự do dân chủ, và dân ta đang ấm no hạnh phúc, chỉ những kẻ xấu, "nhàn cư vi bất thiện" mới ganh ghét, ghen tị với chế độ mà thôi.

Tôi mong là ký giả Bình được quản giáo cho phép vợ con vô thăm nuôi và tiếp tế đầy đủ trong ba ngày Tết, dưỡng sức chờ ngày được tái khám sau Tết. Xin lỗi chị Ngân (vợ anh Bình) chúng tôi dù có thể phụ giúp chị chút ít tiền thuốc men, nhưng lại sợ làm thế bị vạ lây, và càng "chứng minh" tội "gián điệp" bán tin tức "mật" của anh Bình là thật.

Mai Ninh
Năm mới, xin kính chúc vị thủ tướng "yêu nhất trung thực, ghét nhất giả dôi" đủ sức khoẻ gánh vác việc nước, trong đó có việc trả lời nốt gần 20000 câu hỏi của dân. Với sự trung thực cần thiết, kính xin thủ tướng và cả bộ chính trị của ông hãy nói toạc móng heo "vụ án kết tội ông Nguyễn Vũ Bình là gián điệp" có trung thực không?

Nguyễn Thị Trinh, TP HCM, Việt nam
So với nhiều cán bộ Đảng viên khác khi thụ án Nguyễn Vũ Bình đã thụ án hơn 4 năm rồi mà vẫn chưa được ân xá trong điều kiện sức khỏe tồi tệ.Trong khi đó nhiều cán bộ nhà nước khác chấp hành án được 1/3 bản án thì đã được ân xá,vậy là không sòng phẳng không thuyết phục được người phạm tội chẳng qua họ bị sa cơ thật sự.Đầu năm mới chúc chị Ngân cố gắng vượt qua những khó khăn nhất thời của một giai đoạn lịch sử.

Bùi Văn Hải
Thật đáng buồn sự ý thức thế nào là nhân quyền của nhà cầm quyền ở Việt Nam, gây trở ngại cho lương tâm của một số thầy thuốc. Tôi nghĩ câu trả lời về khao khát tự do dân chủ cho VN cũng tương tự "Chờ hết lượt các chú bác lên làm lãnh đạo xong" thì sẽ trả chủ quyền cho dân tộC Việt.

-----

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/02/18/NguyenVuBinhHealthCriticalCondition_VHung/
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/02/18/vhung021707a.mp3

http://ykien.net/audio/vddc_BsPhamHongSon070205.mp3
http://ykien.net/audio/vddc_BuiThiKimNgan_vhung021707a.mp3
http://ykien.net/audio/vddc_BuiThiKimNgan_vhung020607p.mp3
http://ykien.net/audio/vddc_BachNgocDuong_vhung021207a.mp3

http://www.vietdemocracynetwork.net/quocnoi/index.php?author=Nguy?n%20Vu%20Bình

Chao mung nam moi 2007 - ls NV Dai



Chào Mừng Năm Mới 2007

Nguyễn Văn Đài
“… Tôi tin tưởng rằng công cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam chắc chắn sẽ thành công …”

Thời khắc đón chào năm mới 2007 đang đến gần, và năm 2006 đang dần khép lại với những sự kiện nổi bật trong năm về sự phát triển của phong trào dân chủ Việt Nam. Tạp chí Time của Á châu đã nhận xét: "tương lai khi công cuộc dân chủ hoá Việt Nam thành công thì ngày 8 tháng 4 năm 2006 sẽ đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam". Ngày 8-4-2006 bản Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam đã được công bố trước toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới, Khối 8406 ra đời tạo đà cho đảng Dân chủ Việt Nam khôi phục hoạt động và đổi tên thành đảng Dân chủ XXI, và từ đó lần lượt đến đảng Thăng Tiến được thành lập và công khai hoạt động trong nước. Tiếp đến là Công đoàn độc lập, Hội đoàn kết Công Nông, Ủy ban Nhân quyền Việt Nam, Hội dân oan Việt Nam

Mặc dù một số Ủy viên trung ương của đảng Dân chủ Nhân dân bị bắt, số còn lại cũng đã công khai hoạt động của mình. Việc ra đời và công khai hoạt động của các chính đảng dân chủ, tổ chức chính trị, tổ chức bảo vệ nhân quyền là sự phát triển vượt bậc của phong trào dân chủ Việt Nam, điều này sẽ tạo điều kiện cho sự trưởng thành và phát triển trong năm 2007 và những năm tiếp theo hướng tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam tự do, dân chủ với thể chế chính trị đa đảng, các quyền con người được tôn trọng và bảo vệ. Tạo ra một luật chơi công bằng mà trong đó tất cả mọi người dân đều có cơ hội ngang nhau để tham gia ứng cử vào các vị trí lãnh đạo từ trung ương đến địa phương thông bầu cử tự do, dân chủ và công bằng dưới sự giám sát của quốc tế

Tôi tin tưởng rằng công cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam chắc chắn sẽ thành công bởi những lý do sau:

Thứ nhất, những yếu tố giúp cho đảng cộng sản thống trị và duy trì quyền lực trong những thập kỷ vừa qua đang ngày càng suy yếu và tan rã. Các yếu tố đó là: độc quyền về kinh tế; độc quyền về tư tưởng; dùng vũ lực để khủng bố và trấn áp những người đối lập.

- Độc quyền về kinh tế: Từ năm 1986 bắt đầu mở cửa về kinh tế đã giúp cho nền kinh tế tư nhân của Việt Nam và cùng với tư bản nước ngoài đầu tư vào ngày càng phát triển mạnh mẽ, tỷ trọng trong nền kinh tế của tư bản trong nước và tư bản nước ngoài tại Việt Nam đang dần chiếm ưu thế vượt trội so với các doanh nghiệp do đảng cộng sản kiểm soát. Đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, với cam kết sau 12 năm Việt Nam sẽ trở thành một nền kinh tế thị trường thực sự. Sự độc quyền về kinh tế của đảng cộng sản đang dần dần bị thu hẹp và tiến tới bị xoá bỏ hoàn toàn. Đảng cộng sản không còn kiểm soát nền kinh tế theo ý muốn của họ được nữa, mà nền kinh tế Việt Nam phải được vận hành theo qui luật của nền kinh tế thị trường. Đảng cộng sản khi mất độc quyền về kinh tế thì tất yếu sẽ mất độc quyền về chính trị

- Độc quyền về tư tưởng: Đảng cộng sản đang kiểm soát toàn bộ hệ thống truyền thông ở Việt Nam như báo chí, phát thanh, truyền hình,… Họ sử dụng truyền thông để tuyên truyền cho đường lối, chính sách và tư tưởng của họ. Nhưng ngày nay cuộc cách mạng về công nghệ truyền thông ngày một phát triển mạnh mẽ, không còn khoảng cách giữa các quốc gia, không có một giải pháp nào có thể ngăn cản được thông tin trong và ngoài nước. Đặc biệt giới trẻ Việt Nam với khao khát tìm kiếm thông tin và tri thức bên ngoài, họ đã vượt qua mọi trở ngại để tìm những điều họ muốn. Sự độc quyền về giảng dạy các môn học chính trị như chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong bực học phổ thông và đại học chỉ còn mang tính hình thức. Học sinh, sinh viên không có hứng thú với những môn học này, họ bị bắt buộc phải học và họ không còn nhớ những gì đã học sau khi đã trả bài thi cho thầy cô. Sự độc quyền về tư tưởng trong truyền thông và giáo dục đã bị phá vỡ, sự suy yếu là điều tất yếu

- Việc khủng bố và trấn áp những người đối lập: Biện pháp trấn áp những người đối lập nhiều năm trước đây tỏ ra hiệu quả bởi điều này gây ra nỗi sợ hãi cho người dân. Người dân không dám ủng hộ những người hoạt động đối lập khi họ được tuyên truyền đó là những thành phần phản động, chống lại tổ quốc. Nhưng ngày hôm nay nhận thức của người đã thay đổi, họ không còn tin vào bộ máy tuyên truyền của đảng cộng sản nữa, mà có nhiều người dân còn công khai ủng hộ những người đối lập. Đồng thời những người đang tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền ở trong nước ngày một nâng cao bản lĩnh cũng như kinh nghiệm. Họ nhận được sự ủng hộ của người thân, bạn bè, những người xung quanh họ và đặc biệt sự ủng của cộng đồng quốc tế và người Việt hải ngoại. Những người đang tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền luôn sẵn sàng chấp nhận sự sách nhiễu từ phía chính quyền cộng sản như việc triệu tập thẩm vấn, cắt điện thoại, internet, bị đuổi việc, khám nhà, tịch thu điện thoại, máy tính, máy ảnh,…Thậm trí sẵn sàng bị bắt và ngồi tù như anh Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, … và gần đây nhiều anh em bị bắt như Phạm Bá Hải, Vũ Ngọc Quang, Vũ Hoàng Hải, Trương Quốc Huy, … Khủng bố, trấn áp và tù đầy không bao giờ làm họ bị nao núng, sờn lòng nhưng làm cho ý trí, quyết tâm của họ nâng cao hơn bao giờ hết, tất cả họ đều tin rằng ngày mà cả dân tộc Việt Nam sẽ được hưởng tự do, dân chủ thực sự không còn bao xa nữa

Thứ hai, những vấn nạn xã hội: Tham nhũng đã trở thành quốc nạn, thành giặc nội xâm và là kẻ thù của cả dân tộc Việt Nam. Tham nhũng đang lan tràn khắp nơi, ở mọi nghành, mọi cấp, nó làm suy thoái lối sống và đạo đức xã hội. Mà những quan chức tham nhũng 100% là đảng viên cộng sản. Niềm tin của nhân dân vào đảng cộng sản giảm sút nghiêm trọng, nhân dân đang mong muốn có sự thay đổi về chính trị

Thứ ba, áp lực đổi mới nằm ngay trong nội bộ của đảng cộng sản, áp lực từ giới trí thức, khoa học, đòi hỏi quyền chính trị của giới chủ doanh nghiệp. Áp lực từ cộng đồng quốc tế bên ngoài buộc chính quyền cộng sản phải tôn trọng các quyền con người của người dân trong nước

Thứ tư, tính chính nghĩa của công cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam: Xây dựng đất nước Việt Nam có tự do, dân chủ với thể chính trị đa nguyên và ở trong đó các quyền con người được tôn trọng và bảo vệ đó là chân lý và là khát vọng, ý nguyện của cả dân tộc Việt Nam, nó phù hợp với tiến trình phát triển lịch sử xã hội của loài người. Không có một bộ máy đàn áp cường quyền nào có thể ngăn được. Vì tính chính nghĩa của công cuộc đấu tranh này nên sẽ được cả dân tộc Việt Nam ở trong nước cũng như ở ngoài nước ủng hộ. Đồng thời cũng được toàn thể nhân dân và chính phủ các nước trên thế giới ủng hộ

Công cuộc đấu tranh dân chủ hoá đất nước thành công sớm hay muộn, điều này phụ thuộc rất lớn vào ý thức tham gia chính trị của người dân, trong đó thế hệ trẻ Việt Nam nắm vai trò quyết định. Tham gia chính trị để xây dựng Tổ quốc Việt Nam tự do, dân chủ và phú cường không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của thế hệ trẻ Việt Nam ngày hôm nay đối với tương lai của dân tộc Việt Nam. Thế hệ trẻ Việt Nam không thể thờ ơ trước vận mệnh của dân tộc. Cơ hội và sứ mệnh lịch sử đang được trao vào tay họ.
Nguyễn Văn Đài,
luật sư (Hà Nội)

Cung nam chat tay - PHS



CÙNG NẮM CHẶT TAY

Phạm Hồng Sơn


Người Việt chúng ta có câu “ vui như Tết”. Một cái Tết mới đã bắt đầu. Nhưng trong ta lại vẳng lên câu hỏi Tết này ta có vui. Tết đến, nhưng có người tù đang ôm bệnh nặng trong nhà giam giá lạnh, có biết bao người vợ đang ngóng tin chồng trong chốn lao tù, bao con trẻ đang ngây thơ thắc mắc sao cha lâu về, bao bà cụ khắc khoải nhớ con, anh nhớ em, em nhớ anh và có cả những bà mẹ, người chị, người vợ, người em gái đang bị cầm tù ngay trong nhà thương hay đang đau đớn trên giường bệnh do “ tai nạn”, những căn hộ, ngôi nhà, những nhà chùa, nhà thờ ngay chốn đô thành hay nơi thôn dã cũng trở thành các nhà lao trá hình, nơi giam hãm, theo dõi, sách nhiễu những con người dám nói lên tiếng nói của Lương tâm:




Chúng tôi cần Tự do, chúng tôi không muốn độc đảng! Biết bao nỗi lòng xa xứ, thèm một lần được xum họp nơi quê nhà khi Tết đến, nhưng vẫn còn xa ngái do lòng yêu nước vẫn là món hàng trong bàn tay độc đảng. Cho dù nặng lòng, Tết vẫn đến, Tết vẫn làm cho lòng ta xao xuyến, Tết vẫn lôi ta bận bịu, rộn ràng, Tết vẫn đem lại tiếng cười, khuôn mặt rạng rỡ của trẻ thơ, Tết vẫn đem đến sắc màu tươi vui của hoa lá, của một mùa xuân đang đến. Như qui luật âm dương, Tết mang lại cho ta niềm vui và cả nỗi buồn. Những nỗi buồn không đáng có của một dân tộc có hàng ngàn năm văn hiến, nhưng cũng lại là nỗi buồn tất yếu của một dân tộc đã bị lừa gạt, cưỡng bức bởi một chủ nghĩa ngoại lai, không tưởng do chính những con người của dân tộc đó. Sự dối trá, lừa mị dân chúng, sự đục khoét tài nguyên đất nước, sự cướp bóc đất đai, tài sản dân đen, sự suy đồi xã hội, sự dã man, tàn bạo, ngang ngược ức hiếp, hành hung dân lành không phải đến từ một thế lực ngoại bang mà lại đến từ chính một bộ phận những người có chung một dòng máu Việt nhưng mang sắc áo cộng sản. Những nỗi buồn đó chỉ có thể được gột sạch bằng chính hoài bão và nỗ lực của cả dân tộc. Bao giờ? Câu trả lời chẳng dễ.
Nhưng có một điều xác tín trong ta: cái chế độ độc tài hiện nay sẽ phải đến hồi kết. Còn gì tin hơn khi trong tấm lưới chuyên chế độc tài đầy hăm dọa, bạo lực và nhà tù vẫn có những con người dám ngẩng cao đầu, trực diện với bạo quyền, thách thức nhà tù và súng đạn. Còn gì tin hơn và vui hơn khi sự thức tỉnh và phản tỉnh đối kháng với quyền lực độc tài đang nở rộ khắp nơi từ Bắc tới Nam, từ miền Trung tới vùng Cao nguyên, từ Đồng bằng tới Miền sơn cước, từ ngay tại trung tâm quyền lực chính trị tới thành phố trung tâm kinh tế của cả nước. Sự thức tỉnh và kiên cường đã thể hiện ở mọi lứa tuổi từ các cụ đã trải qua bao thăng trầm, nguy nan đến cả những thanh niên trai trẻ đang bước vào trường đời ở độ tuổi 20, từ những mẹ, những chị quanh năm chỉ quanh quẩn với ruộng vườn, con cá, con gà tới những trí thức trẻ am tường luật pháp, từ những gia cảnh bần hàn đến những gia đình đã có của ăn của để, từ những nhà văn, nhà giáo với tâm hồn lãng mạn tới cả những bậc chân tu đã nguyện theo chốn tâm linh và không thể không kể đến những tâm tư, những tiếng nói phản tỉnh kín đáo từ những công chức ngay trong chính bộ máy của nhà nước độc tài.

Còn gì xác tín và bất chấp nguy nan hơn khi đối diện với bệnh tật trong chốn lao tù mà không hề dao động, khi đang ở chốn tự do mà vẫn bước chân về mảnh đất đầy cạm bẫy, còn gì kiên quyết hơn khi khảng khái phản đối lệnh triệu tập, không trả lời, không viết, không ký, không ăn khi bị câu lưu, còn gì vững vàng hơn khi bị sỉ nhục, lăng mạ, theo kịch bản trước hàng trăm con người mà vẫn tiếp tục cất cao tiếng nói, còn gì kiên trì hơn khi trải qua bao tù đày, gian nan mà vẫn mãnh liệt trên giường bạo bệnh hay âm thầm thao thức, còn gì có sức mạnh lan tỏa hơn khi bạn bè, người thân luôn bị lôi kéo, hăm dọa nhưng vẫn tiếp tục có thêm những người ủng hộ và gia nhập vào sự phản kháng công khai, còn gì xúc động hơn khi xa cách ngàn trùng nhưng có biết bao con tim xa xứ vẫn thao thức khôn nguôi hướng về quê nhà, còn gì minh chứng hơn cho tình Nhân loại bằng sự ủng hộ, sẻ chia đến từ khắp bốn phương trời.
Dẫu biết rằng đó vẫn là chưa đủ, dẫu biết rằng cường quyền vẫn ngang ngược khắp nơi, dẫu biết rằng mỗi người còn cần phải nỗ lực nhiều hơn, hy sinh nhiều hơn, nhưng những dấu hiệu đó chính là những cánh én mãnh liệt báo hiệu một mùa xuân sẽ đến, mùa xuân của khát khao Tự do cho nước Việt. Con đường đi tới sẽ bớt chông gai và bớt đi những đoạn đường dài, nếu như tâm nguyện chung về một xã hội đa nguyên, một hệ thống chính trị đa đảng trở thành chất keo gắn kết, thành chất hóa giải mọi khác biệt riêng tư, thành chất xúc tác để sự thấu hiểu và cùng chia sẻ khó khăn trên cùng một con đường hướng tới ngày mai, một ngày mai cho dân tộc Việt không còn bất kỳ sự độc đoán, một ngày mai cho tất cả những ai là con cháu của Vua Hùng, của Lạc Long Quân và Âu cơ đều có được cơ hội yêu đất nước một cách bình đẳng, một ngày mai không ai bị ràng buộc bởi bất kỳ tư tưởng hay chủ nghĩa, một ngày mai cho sự nhân ái, cho mọi quan điểm khác biệt đều được tôn trọng và cùng sống trong hòa bình. Tết đến rồi, xin hãy cùng nắm chặt tay nhau.



Phạm Hồng Sơn

30 Tết Đinh hợi (2007)

Lien quan den luat quoc tich

Luật quốc tich ở VN dành cho nguoi gốc Việt sống ở nơớc ngoài : vô lý, bất công, mơ hồ
____

Những điểm bất thường trong Luật quốc tịch VN

Lữ Giang

Ngày 3/12/2006, dưới đầu đề “Rắc rối về song tịch”, chúng tôi đã trình bày một số điểm rắc rối trong Luật Quốc Tịch Việt Nam đã gây ra nhiều khó khăn cho những người Việt đã nhập các quốc tịch khác, một số nguyên tắc tổng quát về luật quốc tịch theo quốc tế tư pháp và luật đối chiếu, và những cảnh giác của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Bộ Ngoại Giao Cannda. Nhưng chúng tôi đã nói rõ rằng đó mới chỉ là những nét căn bản để giúp độc giả có một khái niệm tổng quát mà thôi. Luật quốc tịch rất rắc rối, không thể nói hết trong một bài báo được.Hôm nay chúng tôi xin đề cập đến một số điểm bất thường trong Luật Quốc Tịch Việt Nam. Những điểm bất thường được nói ở đây là những điểm không phù hợp với các hiệp ước quốc tế, tục lệ quốc tế và học lý liên quan đến vấn đề quốc tịch thường được công nhận. Chính những điểm bất thường này đã gây ra nhiều phiền hà cho người Việt song tịch. Tuy nhiên, trước khi trình bày về những điểm bất thường này, chúng tôi thấy cần phải xác định hai điểm sau đây:

– Thứ nhất, chúng tôi chỉ trình bày những nguyên tắc tổng quát dựa theo quốc tế tư pháp, luật đối chiếu và Luật Quốc Tịch Việt Nam. Khi áp dụng, có rất nhiều rắc rối sẽ xẩy ra, cần tham khảo án lệ, học lý và tập tục quốc tế riêng cho mỗi trường hợp.

– Thứ hai, chúng tôi không trình bày theo “định hướng xã hội chủ nghĩa” hay “định hướng chống cộng” như đã được áp đặt ở trong nước cũng như ở hải ngoại từ trước đến nay, tức phải viết “ta phải địch trái, ta tốt địch xấu, ta hay địch dở, ta giỏi địch ngu, ta thơm địch thúi, ta thắng địch thua, v.v...” Viết theo “định hướng” như thế là tự lừa dối mình và lừa dối đồng bào. Chúng tôi chỉ trình bày dưa trên những nguyên tắc và những tiêu chuẩn khách quan để tìm một giải pháp hợp lý và công bằng cho vấn đề được đặt ra. Chúng tôi biết hiện nay có nhiều người hiểu rõ vấn đề này và muốn đóng góp ý kiến, nhưng không dám viết vì sợ viết không đúng “định hướng” sẽ bị chụp mủ là “tay sai cộng sản”, còn viết theo định hướng thì sai bét.

Một số nguyên tắc căn bản


Trước khi trình bày về những bất thường trong Luật Quốc Tịch Việt Nam, chúng tôi xin nói qua về một số nguyên tắc và tiêu chuẩn căn bản của luật quốc tịch được các hiệp ước quốc tế và tục lệ quốc tế công nhận. Phải nắm vững những nguyên tắc căn bản này, chúng ta mới nhận ra được những điểm bất thường trong Luật Quốc Tịch Việt Nam.

I. Quyền có quốc tịch và quyền từ bỏ quốc tịch: Điều 15 của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền tuyên bố:“Ai cũng có quyền có quốc tịch. Không ai có thể bị tước quốc tịch hay tước quyền thay đổi quốc tịch một cách độc đoán.”

Chương I, Công Ước Hague ngày 12/4/1930 về Một Số Vấn Đề liên quan đến Sự Tranh Chấp về Luật Quốc Tịch (Convention on Certain Questions relating to the Conflict of Nationality Laws), đã đưa ra một số nguyên tắc tổng quát về luật quốc tịch như sau:

Điều 3 quy định rằng theo các điều khoản của Công Ước này, một người có hai hay nhiều quốc tịch có thể được mỗi quốc gia mà đương sự đã thụ đắc quốc tịch thừa nhận quốc tịch của đương sự. Theo Điều 4, một quốc gia không thể dùng quyền bảo vệ ngoại giao đối với một trong những quốc tịch của một người để chống lại quốc gia mà người đó cũng đã thụ đắc quốc tịch.

Theo Điều 5, đối với quốc gia đệ tam, một người có hơn một quốc tịch sẽ được được đối xử như người có một quốc tịch, đó là quốc tịch của quốc gia mà đương sự có trú sở chính và thường trú ở đó, hay quốc tịch quốc gia mà trong thực tế đương sự gần như có quan hệ chặt chẽ nhất.

Theo Điều 6, một người thụ đắc hai quốc tịch ngoài ý muốn, có thể xin từ bỏ một quốc tịch mà mình không muốn nơi nhà chức trách của quốc gia mà mình muốn từ bỏ quốc tịch đó.Trong trường hợp một người có trú sở thường xuyên và chính thức ở ngoại quốc, nhà cầm quyền không được từ chối quốc tịch của người đó nếu việc từ bỏ quốc tịch theo luật của quốc gia kia đã được thỏa mãn.

Công Ước Liên Hiệp Quốc ngày 30/8/1961 về việc giảm bớt tình trạng vô quốc tịch (Convention on the Reduction of Statelessness) dự liệu rằng các quốc gia kết ước sẽ ban quốc tịch của nước mình cho cho những người sinh ra trên lãnh thổ của nước đó nhưng vì một lý do nào đó bị coi là vô quốc tịch.Dựa vào những những sự quy định nói trên, chúng tôi xin tóm lược các nguyên tắc tổng quát về quyền có quốc tịch và quyền từ bỏ quốc tịch của mỗi người như sau:

1.Mọi người đều có quyền có quốc tịch và quyền thay đổi quốc tịch, không ai có quyền tước bỏ hai quyền đó.

2.Mỗi người có thể có hai hay nhiều quốc tịch và một quốc gia không được dùng quyền bảo vệ ngoại giao để ngăn cản điều này.

3.Một người thụ đác hai quốc tịch có thể xin từ bỏ một quốc tịch mà mình không muốn.

4.Mặc dầu mỗi người có quyền có nhiều quốc tịch, nhưng quốc gia đệ tam (tức quốc gia mà đương sự không có liên hệ về quốc tịch), chỉ công nhận một quốc tịch duy nhất mà thôi, đó là quốc tịch của quốc gia nơi đương sự có trú sở chính và thường xuyên hay quốc tịch của quốc gia mà đương sự trong thực tế có quan hệ chặt chẽ nhất.

5.Một người có hai quốc tịch, khi đã từ bỏ một quốc tịch hợp lệ, quốc tịch còn lại phải được quốc gia mà đương sự muốn có quốc tịch nhìn nhận, cho dù đương sự đang có trú sở chính và thường xuyên tại quốc gia mà đương sự đã từ bỏ quốc tịch.Một thí dự cụ thể: Bà Tám sinh ra ở Việt Nam đã có quốc tịch Việt Nam theo nơi sinh và theo huyết thống. Sau khi qua Mỹ được 5 năm, bà thi nhập tịch Mỹ và trở thành công dân Mỹ. Như vậy bà đã có hai quốc tịch.Năm ngoái bà đi du lịch ở Thái Lan và gặp một người đàn ông Thái mà bà thích. Ít lâu sau bà đã kết hôn với người Thái đó. Vì luật Thái Lan cho phép thủ đắc quốc tịch của chồng theo hôn thú (acquire the nationality of her husband) nên bà có luôn quốc tịch Thái. Như vậy bà đã có ba quốc tịch: Việt Nam, Mỹ và Thái, và bà có quyền giữ luôn cả ba quốc tịch đó. Tại Việt Nam, bà được coi là công dân Việt Nam; tại Hoa Kỳ, bà được coi là công dân Hoa Kỳ; và tại Thái Lan, bà cũng được coi là công dân Thái Lan. Vì bà có 3 quốc tịch cùng một lúc, nên trên nguyên tắc, bà có thể xin nước nào cấp Passport cũng được và bà có thể sử dụng cùng một lúc 3 Passports của cả ba nước mà bà có quốc tịch.Vấn đề được đặt ra là khi đến nước thứ ba, tức nước không có liên hệ gì với bà về quốc tịch, bà sẽ được đối xử như công dân của nước nào? Bình thường, bà sử dụng Passport của nước nào, người ta sẽ coi bà là công dân của nước đó. Nhưng khi có tranh tụng, Công Ước Hague 1930 nói trên sẽ được áp dụng. Có hai tiêu chuẩn được xét đến:Tiêu chuẩn một: xem bà có trú sở thường xuyên và chính (habitually and principally resident) ở nước nào thì coi bà là công dân của nước đó. Nếu bà có trú sở thường xuyên và chính thức ở Mỹ, người ta sẽ coi bà là công dân Mỹ. Tiêu chuẩn hai: xem bà thực sự có liên hệ chặt chẽ nhất (to be in fact most closely connected) với nước nào thì coi bà là công dân của nước đó. Thí dụ họ thấy bà thường sử dụng Passport Thái Lan để đi đây đi đó và khi có chuyện gì xẩy ra, bà thường nhờ Tòa Lãnh Sự Thái Lan can thiệp, bà thường dùng địa chỉ ở Thái Lan để liên lạc, v.v... Lúc đó bà sẽ được coi là công dân Thái Lan.Trái lại, nếu bà qua Đài Loan và Nhật Bản để vận động chính trị cho Việt Nam, đến đâu bà cũng tự xưng là “nhân dân miền Nam anh hùng”, đã từng đánh thắng ba đế quốc đầu sỏ là Nhật, Pháp và Mỹ; bà cũng là người của đất “Củ Chi thành đồng đất thép”, đã từng hạ sát 1.438 tên Mỹ, bắn rơi 84 máy bay của Mỹ... nay bà kêu gọi các nước tư bản giúp Đảng tiên phong của bà “tiến lên chủ nghĩa tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, v.v... Lúc đó, chắc chắn họ sẽ coi bà là công dân Việt Nam.

II. Quyền ấn định quốc tịch:

Chính quyền của mỗi quốc gia đều có quyền ấn định định chế quốc tịch của riêng quốc gia mình, nhưng không phải muốn ấn định thế nào cũng được.Điều 1 của Công Ước Hague 1930 nói rằng mỗi quốc gia ấn định bằng luật pháp của riêng quốc gia mình ai có quốc tịch của quốc gia đó. Luật pháp đó sẽ được các quốc gia khác công nhận trong giới hạn nó phù hợp với các công ước quốc tế, các tục lệ quốc tế và các nguyên tắc của luật pháp liên quan đến quốc tịch thường được công nhận (generally recognised).Trong bài trước, chúng tôi đã nói qua những tiêu chuẩn mà chính quyền của mỗi quốc gia có thể dựa vào đó để ấn định quốc tịch:

- hoặc căn cứ vào yếu tố nơi sinh (jus soli),
- hoặc căn cứ vào yếu tố huyết thống (jus sanguinis),
- hoặc căn cứ vào cả hai yếu tố đó.

Có quốc gia còn cho thụ đắc quốc tịch do hôn thú (national by marriage) như Italia, Thái Lan hay Việt Nam Cộng Hoà trước đây. Ngoài ra, luật lệ của hầu hết các quốc gia đều dự liệu các trường hợp cho nhập tịch có điều kiện.Đây là các yếu tố thường được hầu hết các quốc gia dựa vào đó để ấn định chế độ về quốc tịch của riêng quốc gia mình. Tuy nhiên, về thủ tục để thụ đắc hay từ bỏ quốc tịch, các quốc gia thường ấn định khác nhau, có quốc gia đưa ra những thủ tục rất giản dị, nhưng cũng có quốc gia bày ra những thủ tục rất phiền toái với ý đồ riêng. Vì thế, trong tài liệu hướng dẫn về việc thi hành Công Ước Hague 1930, ở phần “Thẩm Quyền của Quốc Gia và Quyền Công Dân” (State Authority and Citizenship), Tổ Chức Quốc Tế về Di Dân (International Organization for Migration, viết tắt là IOM) đã lưu ý các quốc gia như sau:“Quốc gia có quyền tối thượng (sovereign right) trong việc ấn định các thủ tục và điều kiện thụ đắc quyền công dân. Tuy nhiên, quyền công dân là một nhân quyền căn bản được bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền bảo đảm và nó là một căn bản cho việc thực thi nhiều quyền khác. Vì thế, một vài tiêu chuẩn tối thiểu và tiến trình thích đáng phải được quan tâm (certain minimum standards and due process should be observed).

Bất thường trong Luật quốc tịch Việt Nam

Luật Quốc Tịch Việt Nam số 07/1998/QH10 ngày 20.5.1998 có nhiều quy định không bình thường, hay nói rõ hơn là không phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn được luật quốc tế công nhận, trong đó có hai điểm bất thường quan trọng sẽ được chúng tôi đề cập hôm nay.

I. Luật Quốc Tịch Việt Nam không thừa nhận song tịch hay đa tịch:
Điều 3 của Công Ước Hague 1930 quy định rằng “một người có hai hay nhiều quốc tich có thể được mỗi quốc gia mà dương sự đã thụ đắc quốc tịch thừa nhận quốc tịch của đương sự.” Dựa vào điều luật này, nhiều quốc gia trên thế giới đã công nhận quyền có hai hay nhiều quốc tịch.Vào năm 2000, người ta ước lượng có khoảng từ 4 đến 5 triệu dân Úc có hai quốc tịch, tức khoảng 25% dân số.

Hiện nay, có 69 quốc gia trên thế giới công nhận chế độ song tịch hay đa tịch. Có một số quốc gia như Đức hay Singapore chẳng hạn, chỉ công nhận chế độ song tịch cho một số trường hợp giới hạn. Mặc dầu vậy, ở Đức hiện nay có khoảng 1 triệu 200 người song tịch.Bắt chước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, Luật Quốc Tịch Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không thừa nhận chế độ song tịch. Như chúng tôi đã trình bày trong bài trước, Luật Quốc Tịch Việt Nam quy định rằng tất cả những người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài sau đây vẫn được coi là có quốc tịch Việt Nam:

1.Đã nhập một quốc tịch khác nhưng chưa được Chủ Tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cho thôi quốc tịch Việt Nam hay tước quốc tịch Việt Nam (điều 23, 24 và 32).

2.Trẻ em khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam (vì chưa được thôi quốc tịch Việt Nam) thì có quốc tịch Việt Nam, không kể trẻ em đó sinh trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là người không quốc tịch, hoặc có mẹ là công dân Việt Nam, còn cha không rõ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam, không kể trẻ em đó sinh trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam. (điều 16 và 17).Khi quy định như vậy, Luật Quốc Tịch Việt Nam không thừa nhận quốc tịch thứ hai mà người Việt có thể thụ đắc được cho đến khi được phép từ bỏ hay bị tước quốc tịch Việt Nam. Nghị Định số 37-HDBT ngày 5/2/1990 còn nói rất rõ: “Những công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch khác... khi ở Việt Nam được đối xử như mọi công dân Việt Nam.” Tuy nhiên, trong thực tế, nhà cầm quyền Việt Nam đã không thi hành đúng theo các văn kiện luật pháp đã được ban hành mà hành động một cách tùy tiện, chãng hạn như:

1.1.- Tuy Nghị Định số 37-HDBT nói những công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch khác... khi ở Việt Nam được đối xử như mọi công dân Việt Nam, nhưng trong thực tế vẫn bị đối xử như ngoại kiều: Phải xin chiếu khán (cấp thị thực) nhập cảnh, khai báo tạm trú, đóng lệ phí tạm trú, v.v. Trước đây khi đi máy bay, tàu thủy hay xe lửa đều phải chịu những lệ phí đặc biệt.Về việc đề tậu mãi bất động sản, nhà cầm quyền có những quy định khá khắt khe và chỉ cho phép những người sau đây được tậu mãi mà thôi: Người về đầu tư lâu dài tại Việt Nam; người có công đóng góp với đất nước; nhà văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam; và người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam.

2. Tuy không công nhận quốc tịch Hoa Kỳ của người Mỹ gốc Việt nhưng lại ký Thỏa ước Việt – Mỹ ngày 26.5.1994 về Quan Hệ Lãnh Sự, đồng ý thông báo cho Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ trong vòng 96 tiếng đồng hồ mỗi khi bắt giữ những người mang thông hành Hoa Kỳ, kể cả người Mỹ gốc Việt và dành cho Tòa Lãnh Sự quyền thăm nuôi và giúp đỡ những người này!

3.Nhà cầm quyền đã áp dụng một cách tùy tiện Luật Quốc Tịch Việt Nam và Thỏa Ước Việt - Mỹ ngày 26.5.1994 đối với người Mỹ gốc Việt: Khi thì coi người Mỹ gốc Việt là công dân Việt Nam, bị chi phối bở luật Việt Nam, nên bắt giữ không cần thông báo có Tòa Lãnh Sự liên hệ biết, như trường hợp cô Lisa Phạm chẳng hạn, khi lại coi người Việt gốc Mỹ như ngoại kiều và áp dụng Thỏa Ước ngày 26.5.1994. Tục giao pháp lý có câu: “Dura lex sed lex”. Luật tuy cứng rắn nhưng là luật. Nếu luật mà áp dụng tùy tiện như thế, còn gì là luật nữa? Nói cách khác, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn muốn tiếp tục sử dụng mệnh lệnh thay luật như trước, tức “Miệng tao là luật”!

II. Luật Việt Nam đưa ra thủ tục từ bỏ quốc tịch không bình thường:

Điều 6 của Công Ước Hague 1930 nói rằng một người thụ đắc hai quốc tịch ngoài ý muốn, có thể xin từ bỏ một quốc tịch mà mình không muốn nơi nhà chức trách của quốc gia mà mình muốn từ bỏ quốc tịch đó.Theo bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền, không ai có quyền tước quyền thay đổi quốc tịch một cách độc đoán.Tổ Chức Quốc Tế về Di Dân (International Organization for Migration, viết tắt là IOM) đã khuyến cáo rằng việc quy định về quốc tịch phải quan tâm đến “một vài tiêu chuẩn tối thiểu và tiến trình thích đáng.”

Tiến trình thích đáng (due process) nói ở đây là phải hợp lý và công bằng. Ấy thế mà khi ban hành Nghị định Số 104 /1998/NĐ-CP ngày 31.12.1998 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam, nhà cầm quyền Việt Nam đã không quan tâm đến các tiêu chuẩn nói trên.Nghị Định ngày 31.12.1998 đã ấn định thủ tục thôi quốc tịch (từ điều 20 đến 24) không khác gì thủ tục xin nhập tịch trước đó.

Về hồ sơ xin thôi quốc tịch:
Điều 20 quy định rằng phải làm đơn theo mẫu do Bộ Tư Pháp quy định, đính theo các giấy tờ chính sau đây:

- Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định;
- Bản sao giấy tờ tùy thân, hộ chiếu hoặc giấy tờ khác chứng minh đương sự đang có quốc tịch nước ngoài (đối với người đang có quốc tịch nước ngoài); giấy xác nhận hoặc bảo đảm về việc người đó sẽ được nhập quốc tịch nước ngoài (đối với người đang xin nhập quốc tịch nước ngoài),
- Giấy xác nhận không nợ thuế đối với Nhà nước do Cục thuế, nơi đương sự thường trú, cấp;
- Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nơi đương sự thường trú, cấp.

Về thủ tục cứu xét:
Thủ tục này được quy định đại khái như sau:Nếu đương sự ở trong nước, phải nộp hồ sơ tại ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Tại đây, Sở Tư pháp niêm yết tại trụ sở; đồng thời, cho đăng báo địa phương trong 03 số liên tục về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam của đương sự. Sở Tư pháp phải thẩm tra hồ sơ, đối chiếu lời khai, chứng nhận và giấy tờ của đương sự với các điều kiện thôi quốc tịch Việt Nam.Trong trường hợp xét thấy cần thẩm tra hoặc nhận được khiếu nại về các điều kiện thực tế của người xin thôi quốc tịch Việt Nam (như về việc nợ thuế hoặc nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam), Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện. Công an cấp tỉnh và các cơ quan chuyên môn khác phải tiến hành thẩm tra theo chức năng chuyên ngành và trả lời bằng văn bản cho Sở Tư pháp. Tiếp theo, Sở Tư pháp dự thảo văn bản, trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kết luận và ký văn bản đề nghị Bộ Tư pháp.
Nếu đương sự ở nước ngoài: Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam nhận hồ sơ, niêm yết tại trụ sở; xem xét, thẩm tra hồ sơ, đối chiếu lời khai, chứng nhận và giấy tờ của đương sự và có văn bản kết luận, đề nghị việc giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam và gửi Bộ Ngoại giao để chuyển cho Bộ Tư pháp.Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ và nếu xét thấy hồ sơ đã hoàn tất, đương sự là người có đủ điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật, thì có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ để được ủy quyền ký Tờ trình Chủ Tịch Nước xem xét, quyết định.Chỉ cần đọc những tài liệu cần phải nộp khi xin thôi quốc tịch Việt Nam thôi, chúng ta cũng đã thấy những chuyện bất thường rồi:

1. Về tờ khai lý lịch và giấy tư pháp lý lịch: Hai văn kiện này chỉ cần thiết khi đương sự xin nhập tịch, vì chính phủ cần biết đương sự có phải là người lương thiện hay không, và nếu cho nhập tịch có nguy hại cho quốc gia hay không. Còn nếu đương sự xin từ bỏ quốc tịch, đòi hỏi những giấy tờ đó để làm gì? Không nước nào đòi hỏi như vậy.

2. Về chứng chỉ không thiếu thuế: Giấy này chỉ cần thiết khi đương sự rời quốc gia hay bán tài sản mà thôi. Giấy này không ảnh hưởng gì đến quốc tịch của đương sự. Dù đương sự có quốc tịch Việt Nam hay không, vẫn có thể truy thâu số thuế còn thiếu như thường.

3. Về giấy bảo đảm việc người đó đang có quốc tịch nước ngoài hay sẽ được nhập quốc tịch nước ngoài: Đây là một sự đòi hỏi để tránh cho người xin từ bỏ quốc tịch Việt Nam khỏi lâm vào tình trạng vô quốc tịch khi chưa thụ đắc quốc tịch mới. Luật Quốc Tịch Ba Lan (Citizenship Act of February 15, 1962) dự liệu dễ dàng hơn: Cứ cấp giấy phép cho thôi quốc tịch, nhưng ghi rõ rằng giấy này chỉ có hiệu lực khi nào đương sự đã thụ đắc một quốc tịch khác. Như vậy có phải dễ dàng hơn không?Những thủ tục kiểm tra mà Nghị Định ngày 31/12/1998 đã đưa ra cũng hoàn toàn không cần thiết đối với một người xin thôi quốc tịch. Chỉ cần so sánh thủ tục xin từ bỏ quốc tịch của Việt Nam với một số quốc gia trên thế giới, chúng ta sẽ thấy ngay thủ tục đang áp dụng tại Việt Nam là một thủ tục không bình thường:

Thủ tục tại Hoa Kỳ:
Thủ tục xin từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ (renunciation of U.S. citizenship) được quy định ở Tiết 349(a)(5) của Luật Di Trú và Quốc Tịch (Immigration and Nationality Act). Thủ tục này khá đơn giản: Nếu ở ngoại quốc, đích thân đến trước một viên chức lãnh sự hay ngoại giao của Hoa Kỳ ký tên vào một lời tuyên thệ xin từ bỏ quốc tịch trước sự hiện diện của các viên chức này. Luật Hoa Kỳ không cho phép từ bỏ quốc tịch bằng thư.Khi đến, đương sự chỉ cần xuất trình Passport, chứng thư nhập tịch nếu đã xin nhập tịch và bằng chứng đang có quốc tịch ngoại quốc.

Thủ tục tại Úc:
Luật Quốc Tịch Úc (Australian Citizenship Act và các văn kiện sửa đổi) cho phép những người trên 18 tuổi muốn tử bỏ quốc tịch Úc được điền Form 128 gọi là “Declaration of renounciation of Australian Citizenship” để xin từ bỏ quốc tịch Úc và gởi cho Bộ Di Trú và Đa Văn Hóa Sự Vụ hay cơ quan đại diện của cơ quan này ở ngoại quốc. Vì Úc có ký kết Công Ước Liên Hiệp Quốc ngày 30.8.1961 về việc giảm bớt tình trạng vô quốc tịch (đã nói trên) nên chính phủ Úc chỉ cho phép từ bỏ quốc tịch Úc khi nào đương sự chứng minh rằng đã có quốc tịch khác.

Thủ tục tại Thái Lan:
Luật Quốc Tịch Thái Lan (Thailand’s Nationality Act B.E. 2508 và các văn kiện sửa đổi) quy định rằng người phụ nữ có quốc tịch Thái thủ đắc quốc tịch của chồng khi kết hôn, nếu muốn từ bỏ quốc tịch Thái, chỉ cần khai trước viên chức có thẩm quyền ý muốn của mình theo mẫu và thể thức đã được ấn định. Những người đã thủ đắc quốc tịch Thái bằng nhập tịch, nếu muốn từ bỏ quốc tịch Thái, chỉ cần nộp đơn tại viên chức có thẩm quyền theo mẫu và thể thức đã được ấn định.


Thủ tục tại Nhật Bản:
Điều 13 của Luật Quốc Tịch Nhật Bản (Law No.147 of 1950 và các văn kiện sửa đổi) quy định rằng người có quốc tịch Nhật Bản muốn từ bỏ quốc tịch này, chỉ cần thông báo cho Bộ Tư Pháp biết. Người đó sẽ mất quốc tịch Nhật Bản kể từ khi thông báo (shall lose Japanese nationality at the time of the notification). Một vài nhận xétQua những dẫn chứng mà chúng tôi đã nêu ra ở trên, chúng ta thấy Luật Quốc Tịch Việt Nam có những quy định không bình thường, tức không phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế thường được công nhận, nhất là trong vấn đề song tịch và vấn đề xin từ bỏ quốc tịch.
Tại sao nhà cầm quyền Việt Nam phải quy định khác thường như vậy? Có thể có hai lý do:
Lý do thứ nhất: Nếu công nhận chế độ song tịch hay đa tịch như hầu hết các quốc gia trên thế giới, khi xẩy ra những tranh chấp về nhân thân, về gia đình, về tài sản, v.v... nói chung là các vấn đề liên quan đến quốc tế tư pháp, các thẩm phán Việt Nam hiện nay không đủ khả năng để xét xử.Khi giải quyết một số vấn đề về dân sự liên quan đến những người song tịch, rất khó tránh khỏi những tương tranh về luật pháp giữa hai quốc gia có luật pháp khác nhau, lúc đó phải áp dụng những quy tắc, những tiêu chuẩn, những án lệ hay tục lệ của quốc tế tư pháp và luật đối chiếu. Khó mà tìm thấy một thẩm phán nào ở Việt Nam hiện nay có thể nắm vững những vấn đề này.

Lý do thứ hai: Nhà cầm quyền muốn giữ số người Việt hải ngoại đã thủ đắc các quốc tịch khác mãi mãi là công dân Việt Nam để dùng luật pháp Việt Nam khống chế họ. Luật Quốc Tịch Việt Nam đang được nhà cầm quyền coi như là một công cụ để răn đe người Việt chống Cộng.Điều 5 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam quy định rằng bộ luật này “được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”Điều 6 quy định thêm: “Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này.”Như vậy, một người Việt ở hải ngoại tuy đã thụ đắc một quốc tịch khác, nhưng vẫn bị Luật Quốc Tịch Việt Nam coi là công dân Việt Nam, nên nếu họ vi phạm Luật Hình Sự của Việt Nam ở ngoại quốc, như tội tuyên truyền chống chế độ chẳng hạn, khi trở lại Việt Nam, họ có thể bị bắt và truy tố. Điển hình nhất là trường hợp của cô Lisa Phạm. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng những âm mưu này sẽ không có hiệu quả bao nhiêu, và đem lại nhiều hại hơn lợi vì các lý do chính sau đây:
1.- Cộng đồng người Việt hải ngoại tuy nhỏ nhưng rất thành thạo trong việc tạo áp lực quốc tế. Do đó, dù chính quyền có bắt giữ và không chế họ, cũng chỉ trong một thời gian mà thôi. Khi áp lực quốc tế mạnh đến mức nào đó, chính quyền cũng phải thả ra, nếu không sẽ bị những thiệt thòi khó lường được về nhiều phương diện. Điễn hình là vụ cô Lisa Phạm và anh Đỗ Thành Công mới đây. Do đó, chẳng mấy ai sợ những răn đe này.
2.- Việt Nam đã gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế nên không thể duy trì hệ thống tư pháp trong tình trạng tồi tệ như hiện nay được. Phải cải thiện cả hệ thống luật pháp lẫn tổ chức tư pháp. Nhữrng luật lệ không bình thường, tức không phù hợp với các quy tắc và tiêu chuẩn của luật quốc tế, như luật quốc tịch hiện nay chẳng hạn, phải điều chỉnh lại. Trong chế độ phong kiến ngày xưa cũng như trong các chế độ văn minh hiện nay, muốn ngồi xét xử người khác, thẩm phán phải có trình độ ít ra ngang đại học và tốt hơn là trên đại học. Luật pháp ngày càng phức tạp và đa dạng, những người chưa học hết trung học như hiện nay không thể am tường được nên không thể giao cho họ xét xử.

3.- Điều quan trọng không phải là giữ hay bỏ quốc tịch Việt Nam. Điều quan trọng là lòng trung thành (allegiace). Khi nhập quốc tịch Hoa Kỳ, người xin nhập tịch bao giờ cũng phải tuyên thệ trung thành với Hiến Pháp Hoa Kỳ. Luật Quốc Tịch Việt Nam năm 1998 đã mở đầu bằng câu như sau: “Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam. ”Câu mở đầu này là nguyên nhân gây ra những phức tạp và rắc rối mà chúng tôi đã đề cập nói trên. Khi người Việt thủ đắc quốc tịch khác khẳng định rằng họ không thể trung thành với Nhà Nước CHXHCNViệt Nam thì giữ quốc tịch Việt Nam của họ cũng chẳng ích lợi gì. Loại bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, một chế độ đã lỗi thời, những rắc rối sẽ không còn.

_____

Mặt khác, kể từ 2004, được quyền tự do vào VN đi khắp nơi, du lịch, sinh sống , KHÔNG cần xin visa; trong khi người Việt (có quốc tịch ngoại quốc hay không có) đều phải xin visa.
Nhà cầm quyền VN vẫn xem họ là người VN để dễ bề khống chế tùy tiện khi nghi ngờ gì đó, chẳng hạn khi họ ăn nói " quá thoải mái về tự do dân chủ " như sống ở những nước tự do; ngược lại họ lại không được quyền bình đẳng trong việc đứng tên nhà, đất đai, ... vv
Thật là vô lý, bất công, so với luật ở những nước tự do dân chủ.

_____

2007:
Miễn visa và mở rộng vịêc mua nhà cho Việt kiều Tiền Phong Online

Những điểm bất thường trong Luật quốc tịch VN Lữ Giang


2006:

RFA: Tình trạng song tịch, một vấn đề cần quan tâm
Được coi là có cùng lúc hai quốc tịch là vấn đề khá tế nhị mà thiết tưởng ... Cũng có khi Luật Quốc Tịch tạo tình trạng một các nhân không có quốc tịch nào, ...www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2006/12/13/DualNationalityAKnottyIssueBasedOnCitizenshipLaws_Truc/

Ủy ban đối ngoại Quốc hội Việt Nam tiếp xúc với đại diện Việt kiều tại Sài Gòn
http://www.rfa.org/vietnamese/tintuc/vietnam/2006/01/23/VNCongress_Vietnamese_Oversea/

RFA: Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
Mọi người đều có quyền nhập quốc tịch của một nước nào đó. 2. Không ai bị tước đoạt quốc tịch của mình hay bị khước từ quyền được thay đổi quốc tịch của ...www.rfa.org/vietnamese/tulieu/2006/12/10/Universal_Declaration_of_Human_Rights/

RFA: Bê bối bầu cử ở California: ứng cử viên gốc Việt có thể bị ...
Trên thực tế và theo luật hiện hành ở Mỹ, khi một di dân đã có quốc tịch thì đương nhiên có quyền đi bầu. Lại nữa chính phủ Mỹ không hề thiết lập một mạng ...www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2006/10/21/Californian_Immigrants_in_Turmoil_over_Letters_sent_by_Candidate/

RFA: Diễn biến về trường hợp của Bằng Kiều và Thu Phương
Về trường hợp Bằng Kiều thì vào tháng 9 năm 2003, anh lên đài phát thanh VNCR để nói lên ý định ở lại Hoa Kỳ với vợ, là người có quốc tịch Mỹ. ...www.rfa.org/vietnamese/dacky/2004/11/29/music_bangkieu_thuphuong/

RFA: Mục sư Trần Đình Ái trả lời phỏng vấn RFA trong lúc đang bị ...
... khẩu sân bay Tân Sơn Nhất đối với trường hợp Mục sư Trần Ðình Ái, khi từ chối không cho ông nhập cảnh, mặc dù Mục sư Ái vẫn còn mang quốc tịch Việt Nam. ...www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2005/12/28/Rev_Tran_Dinh_Ai_denied_to_Entry_Vietnam_VHung/

RFA: Nhìn lại các hoạt động của Quốc hội Việt Nam trong năm qua
Vậy hoặc là những vị Việt Kiều đó phải từ bỏ quốc tịch nước ngoài, hoặc nhà nước phải sửa luật để cho phép người Việt có thể mang đồng thời hai quốc tịch. ...www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2006/01/29/Review_of_VN_Parliament_LPhuongandVLong/

RFA: Người Việt ở Pháp đón mừng năm mới
... vì không có thân nhân nương tựa nhưng có cơ quan xã hội giúp đỡ thời kỳ đầu để có nhà ở, sau đó hoà nhập vào xã hội Pháp, và vào quốc tịch Pháp hết. ...www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/02/16/VietnameseInFranceCelebratingTet_MThuy/

RFA: Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 10-8-2006)
Làm “Công hàm độc thân” thì giá biểu cho người Mỹ khác, giá đối với người Việt (dù rằng không mang quốc tịch Việt Nam) lại khác. Có lúc, Lãnh sự quán không ...www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2006/08/10/ListenersForum_ThyNga/

Miễn visa và mở rộng vịêc mua nhà cho Việt kiều

Nhung y kien lien quan den cuu TT V V Kiet

VnExpress - Nguyen thu tuong Vo Van Kiet: 'Chung ta dung ru ngu minh'
Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt: 'Chúng ta đừng ru ngủ mình' ... Nhân dịp 30 năm ngày đất nước về một dải, nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có cuộc trao đổi với ...www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/04/3B9DD4B3/ - 34k - En cache - Pages similaires
RFA: Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt: biến cố 30-4 đã gây đau khổ cho ...
Trong cuộc phỏng vấn được đăng tải ngày hôm qua trên tuần báo Quốc Tế, là cơ quan báo chí của bộ ngọai giao Việt Nam, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói rằng, ...www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2005/04/17/Ex_PM_Vo_Van_Kiet_VLong/ - 15k - En cache - Pages similaires
RFA: Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt kêu gọi Hòa hợp Hòa giải
Theo sự mô tả của Vietnam Net thì ông Võ Văn Kiệt đã trao đổi thẳng thắn với ba ... Ông Võ Văn Kiệt nay 84 tuổi, từng là thủ tướng Việt Nam trong thập niên ...www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/01/06/vnpressreview_NNguyen/ - 32k - En cache - Pages similaires
Dai Tieng noi Nhan dan Tp Ho Chi Minh
Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt vừa có cuộc trả lời phỏng vấn Tạp chí Cộng sản ... Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Đó là lý do vì sao tôi đề nghị Đảng phải nắm ...www.voh.com.vn/news/news_detail.cfm?iid=26768&catid=1 - 87k - En cache - Pages similaires
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ...
13 ủy viên chính thức: Đỗ Mười (Tổng Bí thư), Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, ... Tháng 12 năm 1997, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt rút khỏi Bộ Chính trị, ...vi.wikipedia.org/wiki/Bộ_Chính_trị_Ban_Chấp_hành_Trung_ương_Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam - 51k - En cache - Pages similaires
Thơ thời sự độc giả: Ðừng nghe những gì Võ Văn Kiệt nói
Họ đã bị Võ Văn Kiệt, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh đánh lừa đưa sang Cambodia để sung vào bộ đội Cộng Sản Việt Nam một cách trắng trợn. ...www.nguoi-viet.com/absolutenm/PPL.TB/th417th7901i-135-54727.asp - Pages similaires
Nan tham nhung cua DCSVN
Trong khi đó thì Võ Văn Kiệt từ lâu đã dính líu đến vụ tham nhũng đường dây xây dựng ... Riêng những ông bố ủy viên Chính Trị Bộ như Võ Văn Kiệt, Đỗ Mười, ...www.thienlybuutoa.org/Misc/HySinhDoiBo.htm - 31k - En cache - Pages similaires
BBCVietnamese.com
Một nhà báo đã viết về v/d này như sau : "Ông Võ Văn Kiệt nói ngay từ năm 1945 Hồ Chí ... Ông Võ Văn Kiệt bây giờ cũng công nhận những chiến dịch đấu tố, ...www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/08/050829_vovankietarticle.shtml - 68k - En cache - Pages similaires
.: Hướng Dương - Phân tách quan điểm của ông Võ Văn Kiệt. :.
Ngay cả họ hàng tôi -tức ông Võ Văn Kiệt- cũng vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hằng triệu người vui mà cũng có hằng ...www.huongduong.com.au/article_79.html - 88k - En cache - Pages similaires
PTDCVN Tin tức Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Nếu cứ cố chấp với ...
Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Nếu cứ cố chấp với nhau, dân tộc không lớn mạnh được !www.ptdcvn.org/modules.php?name=News&file=article&sid=686 - 115k - En cache - Pages similaires

Vietnam News Network
Thư Võ Văn Kiệt Trả Lời Trưởng Ban Tư Tưởng Văn Hoá Trung Ương Nguyễn Khoa Điềm ... Sau đây là lá thư của Võ Văn Kiệt gửi Nguyễn Khoa Điềm là trưởng ban Tư ...www.vnn-news.com/article.php3?id_article=1256 - 25k


bien chuyen cung dinh
Ông Võ Văn Kiệt, và cựu tướng Võ Nguyên Giáp, hai người cầm đầu cuộc vận động cởi mở và đòi hỏi đảng cần có tư duy mới nói là để cứu nước biết rất rõ vị trí ...vietnamhonnuoc.tripod.com/tranbnam.html - 16k - En cache - Pages similaires
Gia nhu dung tu ru ngu som hon (Ngo Nhan Dung)
Nhưng ông Võ Văn Kiệt chắc chỉ nghĩ tới cái giá mà đảng ông và các đảng viên ... Nhưng phải nhắc lại với ông Võ Văn Kiệt những điều “đáng tiếc” khác: Chính ...www.thienlybuutoa.org/Misc/DungTuRuNgu.htm - 21k - En cache - Pages similaires
dienbienhoabinhtronggiaidoancuoi
Tuần báo online Việt Weekly số ngày 14 tháng 12 có đăng bài phỏng vấn cựu thủ tướng cộng sản Võ Văn Kiệt và ông Lê Hưng Quốc, vụ trưởng đối ngoại của bộ ...www.thongtinberlin.net/diendan/dienbienhoabinhtronggiaidoancuoi.htm - 21k -


Biên khảo
Nếu phân tích thành phần được Đỗ Mười, Lê đức Anh, Võ văn Kiệt, Nông đức Mạnh mở rộng cửa, cười rộng miệng, rộng vòng tay, thì thấy toàn là hình bóng các ...www.geocities.com/lamsonuk/VT_Khoisacvatienbo.htm - 33k - En cache - Pages similaires
BBCVietnamese.com
Gởi bạn Mumei, Anh đề cập tới các bài của ông Võ Văn Kiệt như một chuyện ... 1/ Chỉ những cựu này, cựu kia (cựa TBT Lê Khả Phiêu, cựu TT Võ Văn Kiệt) khi ...www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2005/08/050830_hmchinhtrungopinion.shtml - 26k - En cache - Pages similaires
Tham Nhũng và Chế Độ:
Cựu TT Võ Văn Kiệt phê bình quốc hội né tránh việc lập uỷ ban giám sát tham nhũng ... Cựu thủ tuớng Việt Nam ông Võ Văn Kiệt vừa lên tiếng phê bình Quốc hội ...www.ykien.net/thamnhung01.html - 20k - En cache - Pages similaires
T? Ð?I M?I Ð?N PERESTROIKA Ð? Thái Nhiên T?i phòng th?m v?n hình s?
Võ Văn Kiệt viết: “Từ bao nhiêu năm nay, lúc nào chúng ta cũng khẳng định rằng ... Hai trọng điểm vừa kể của Võ Văn Kiệt gợi nhớ tác phẩm “Perestroika: New ...www.daivietquocdandang.com/tudoimoi.htm - 56k - En cache - Pages similaires
NGUOI VIET Online
Thơ thời sự độc giả: Ðừng nghe những gì Võ Văn Kiệt nói ... Họ đã bị Võ Văn Kiệt, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh đánh lừa đưa sang Cambodia ...www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=54727&z=135 - 29k - En cache - Pages similaires


dcpt
Cựu TT Võ văn Kiệt đã nhận xét nhý thế nŕo về cách hŕnh xử quyền hŕnh của Bộ ... Đừng tự ru ngủ mình vŕ đừng ru ngủ ngýời - Về bŕi phỏng vấn Võ Văn Kiệt ...www.dcpt.org/thoisu/thoisu-2005.htm - 169k - En cache - Pages similaires
thoisu-dcpt
Võ Văn Kiệt đã cho biết, trong mấy thập niên qua những ngừơi có quyền lực ... Nhận định của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt về sự lộng quyền của một số phần tử có ...www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2005/vovankiet.htm - 86k


dat viet 917
Tuy nhiên, so với Võ Văn Kiệt, Trần Đức Lương, Đỗ Mười, Lê Đức Anh.... thì Lương Quốc ... Riêng những ông bố ủy viên Chính Trị Bộ như Võ Văn Kiệt, Đỗ Mười, ...datviet.free.fr/tham%20nhung%20ho%20so/008%20tran%20duc%20luong.html - 33k - En cache - Pages similaires
Lien Minh Viet Nam Tu Do
Lúc Võ Văn Kiệt còn làm thủ tướng, trong một cuộc phỏng vấn do Jean-Claude Pomonti thực hiện cho tờ nhật báo Pháp Le Monde, Võ Văn Kiệt tuyên bố rằng CSVN ...



Lien Minh Viet Nam Tu Do
Trong khi đó thì Võ Văn Kiệt từ lâu đã dính líu đến vụ tham nhũng đường dây xây dựng ... Riêng những ông bố ủy viên Chính Trị Bộ như Võ Văn Kiệt, Ðỗ Mười, ...www.lmvntd.org/spip.php?article1666 - 28k - En cache - Pages similaires
Quehuong Media Website - VIỆT CỘNG ÐẤU ÐÁ NHAU TÀN BẠO (Phần 4)
Có ai nhớ được bao nhiêu lần cặp tội phạm Võ Văn Kiệt - Phan Văn Khải và đồng ... Võ Văn Kiệt là điển hình của thủ đoạn ăn chận kinh phí đường dây tải điện ...www.quehuongmedia.com/modules.php?name=News&new_topic=12&file=article&sid=109 - 34k - En cache - Pages similaires
Chính Trị - Mang Luoi Tuoi Tre Viet Nam Len Duong - lenduong.net
Trong một cuộc phỏng vấn được đăng tải ngày 16/4 trên tuần báo Quốc Tế, vốn là cơ quan báo chí của bộ ngọai giao CSVN, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói rằng ...www.lenduong.net/spip.php?rubrique31&debut_articles=170 - 42k

_____

Hoa giai (NVC)

Hòa Giải

Giáo sư Nguyễn Văn Canh


Mới đây Võ văn Kiệt nhắc lại cần phải có hòa giải với người Việt hải ngoại. Nhân dịp này, tưởng cũng nên xét xem Kiệt nói gì và cũng nên trình bày quan niệm của các quốc gia Âu Châu đang làm gì để thực hiện thực sự hòa giải dân tộc của họ, ví đó là bài học mẫu cho Việt nam trong tương lai.

HÒA GIẢI DO VÕ VĂN KIỆT ĐỀ NGHỊ


Ngày 7 tháng 12, 06 vừa qua, trả lời phỏng vấn của tờ báo Việt Weekly ở hải ngoại, Võ văn Kiệt kêu gọi: “ hòa giải là quan trọng”;


Muốn như vậy, phải “ngồi lại với nhau”, để làm cho “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh.“ Cứ cố chấp với nhau, dân tộc không lớn mạnh lên được
Nguyên do: cần phải hòa giải là “vì dân tộc là tối thượng” và đặc biệt là để giúp cho dân giầu, nước mạnh.


Kiệt biện minh rằng Mỹ và Việt cộng là kẻ thù trước đây, nay đã “khép lại quá khứ” để “hòa bình hữu nghị để cùng nhau phát triển”.


Phương thức hòa giải là “gặp nhau”, và anh em bên ngoài có tiếng nói để xây dựng.
Điều kiện để hòa giải: nói chuyện sòng phẳng với nhau.


Tuy nhiên Kiệt nhấn mạnh rằng những người chống đối chỉ có ít. Nhiều người (hải ngoại) về….. đóng góp rất lớn cho kinh tế Việt nam; rằng Đảng Cộng sản có công với đất nước và tất cả thể chế đều dựa vào dân và phục vụ nhân dân. Nếu đảng làm được dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thì không nhất thiết phải đa đảng.


Đảng đã có vai trò đối với lịch sử của đất nước. Đảng cầm quyền như Đảng CSVN là tin cậy được. Nếu Đảng làm đầy đủ những chuyện đó ( dân giầu, công bằng,dân chủ và văn minh) để ổn định, để phát triển, để thoát nghèo, thì không cần đa đảng.

Phân tích lời tuyên bố của Kiệt.


Tôi đề cập 2 điểm mà Kiệt nêu ra. Đó là khép lại quá khứ và sòng phẳng.


Khép lại quá khứ.


Quá khứ là gì mà kêu gọi khép lại? Đó là những gì đã xảy ra, nhưng làm trở ngại cho tình trạng tốt đẹp theo ý muốn của Đảng Cộng sản, dù đã cầm quyền trên 30 năm ở Miền Nam và quá ½ thế kỷ ở Miền Bắc. Những điều ấy đã gây ra hận thù giữa hai phía: nhà cầm quyền Cộng sản và người Việt ở hải ngoại. Khi nêu vấn đề này, người ta hiểu rằng những tội ác mà Đảng Cộng sản ở vị trí thống trị đã gây ra, nên được bỏ qua, và người Việt hải ngoại thôi, đừng căm thù người Cộng sản nữa.


Những tội ác đó là đấu tố man rợ trong chương trình Cải Cách Ruộng Đất ở Bắc Việt trước đây; là giết người tập thể hồi Tết Mậu Thân và sau 1975, là đánh tư sản mại bản, tiêu diệt tư sản dân tộc, là cưỡng bách dân đi vùng kinh tế mối, là lập trại tù cải tạo để đầy ải 500,000 quân cán chính Việt nam Cộng Hòa; là buôn bán tị nạn vào thời kỳ cuối 1970 và đầu 1980 nhằm cướp bóc vàng bạc, tài sản của họ, khiến hàng triệu người phải chạy trốn khỏi chế độ tàn bạo của Công sản và làm cho khoảng 300,000 người chết trên biển cả… Vậy, theo Kiệt thì cái quá khứ đau buồn đó nên xóa đi và khép lại để bắt đầu một giai đoạn mói, cùng với Đảng xây dựng một xã hội giầu mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh.


Động lực hòa giải là gì?
Đó là giúp cho ổn định về chính trị để Đảng xây dựng đất nước. Những âm mưu diễn tiến hòa bình do đế quốc và “tay sai” đế quốc thực hiện, như thế làm mất ổn định và gây ra khó khăn, cản bước tiến của Đảng trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, vì có cản trở này mà hơn 30 năm qua ( tại Miền nam) Đảng chưa đạt được mục tiêu là dân giầu nước mạnh xã hội công bằng và văn minh, dù đã được quốc tế viện trợ gần 40 tỉ Mỹ Kim, hơn 20 tỉ MK do tị nạn gửi về, và chừng 50 tỉ MK ngoại quốc đầu tư. Đảng cần khoảng 140 tỉ MK nữa mới được. Ổn định có nghĩa là đừng chống lại Đảng và mặt khác là kêu gọi tị nạn hợp tác bằng cách mang tiền của và chất xám về giúp Đảng để hoàn thành mục tiêu của xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1986, Đảng đã ý thức rằng người Việt ở hải ngoại có một tiềm năng lớn nghĩa là có nhiều tiền. Năm ngoái hơn 2 triệu người Việt hải ngoại gửi về Việt nam khoảng 4 tỉ Mỹ Kim. Đảng đã thiết lập Cơ Quan phụ trách người Việt ở nước ngoài với nhiều chương trình, hoạt động thu hút họ về giúp Đảng nhiều hơn nữa. Võ văn Kiệt nói rằng chỉ có một ít người cực đoan chống đối, làm hại cho đất nước. Càng ngày càng có nhiều người về tham gia vào lãnh vực này hay lãnh vực khác về kinh tế, văn hóa, rồi kỹ thuật, đóng góp rất lớn cho kinh tế Việt nam.


Khép lại quá khứ như vậy là để anh em bên ngoài có tiếng nói xây dựng. Mỗi người đều có trách nhiệm của mình; dân tộc là của chung, không phải là của riêng người cầm quyền hiện giờ.


Tuy nhiên, trong lãnh vực chính trị, Kiệt nhấn mạnh rằng cần phải có ổn định, cần tập hợp được sức mạnh của dân tộc, phải đại đoàn kết, như vậy có nghĩa là dưới sự lãnh đạo của Đảng. Kiệt nói rõ rằng không cần có đa đảng mới có thể giầu mạnh, khi đề cao Đảng Cộng sản hoạt động vì dân tộc, vì đoàn kết của dân tộc; Đảng dựa vào dân và phục vụ nhân dân. “Nếu Đảng làm đầy đủ mục tiêu dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh thì Đảng CSVN tín cậy được, không nhất thiết phải đa đảng mới xây dựng được đất nước của mình. Một Đảng mà làm đầy đủ hết mấy điều này, tôi nghĩ là được.” Kiệt còn nói trắng ra rằng vì dân tộc, đảng đã có công với đất nước. Vì có công đó, “thì 3 triệu Đảng viên phải có chỗ đứng trong xã hội.”


Kiệt nhắc tới 19 lần chữ ‘dân tộc’ khi trả lời vài câu hỏi ngắn, và cũng như Hồ chí minh đã dùng chiêu bài dân tộc để lôi cuốn mọi người vào chiến đấu cho mục tiêu của Đảng.

Để biện minh là cần để cho “quá khứ qua đi”, Kiệt so sánh việc Mỹ và VC “khép lại quá khứ” Để làm gì:? “để hợp tác với nhau, cùng phát triển.”


Vậy nếu Mỹ không khép lại quá khứ, thì Mỹ sẽ không phát triển được và bị tụt hậu hay sao? Ngoài ra, tôi không biết kiến thức của Kiệt ở mức nào khi so sánh Mỹ và VC với hai bộ phận người Việt (hải ngoại và chính quyền VC) trong trường hợp này?
Không biết rằng Mỹ khép lại quá khứ hay VC khép lại quá khứ? Người ta biết rằng truớc khi được ký Thỏa Hiệp Thương Mại bình thường vào năm 2001 và nhất là trước khi Mỹ cho VC vào Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế, VC phải nhẫn nhục, đeo đẳng trong 12 năm Mỹ mới cho vào Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới ấy. VC đã phải chạy đua với thời gian: cam kết giải tán dần các lãnh vực quốc doanh mà Đảng độc quyền, giải tán các đại công ti mà Đảng làm chủ. Năm 2005 và 2006, Quốc hội VC phải sửa đổi hay làm ra hàng trăm đạo luật theo đòi hỏi của Mỹ. Các đòi hỏi đó làm cho thương thuyết gia VC phải kêu trời rằng “quá mức” và “quá khó khăn, bắt ép nhiều quá.” Cụ thể thì vì tuân theo các đòi hỏi của Mỹ, cán cân mậu dịch của VC vào năm 2005 được lợi hơn 5 tỉ MK. Nếu nói ngược lại, thì Mỹ thua hơn 5 tỉ. Như vậy là Mỹ hợp tác với VC để được cùng phát triển với VC hay ngược lại?

Kiệt còn nói quá trình đấu tranh của người Cộng sản là vì đất nước, dân tộc trên hết, không vì “bạn bè”. Vậy câu hỏi là tại sao Đảng Cộng sản: nhượng đất cho ngoại bang qua các hiệp ước trên bộ với 5 dãy núi tại huyện Yên Minh và Vị Xuyên, Hà Giang , và 2 dãy núi tại huyện Tràng Định và khu vực Bình Độ 400 thuộc huyện Cao Lộc, Lạng sơn? Không vì bạn bè thì tại sao Đảng CS đã hiến dâng cho Ngoại Bang 11, 000 cây số vuông trong Vịnh Bắc Việt, cho ngoại bang vào khai thác tài nguyên trong Vịnh, chưa kể đến việc ngoại bang vào trong nội lãnh hải bắn giết ngư dân Việt nam? Tại sao Đảng cho ngoại bang cùng khai thác dầu khí trên Biển Đông và đây là một hình thức nhượng ½ lãnh hải cho ngoại bang? Như vậy có phải là vì dân tộc hay vì bạn bè trong hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Sòng phẳng:


Kiệt nhấn mạnh tới điều kiện “sòng phẳng” khi “gặp nhau” để làm yên lòng người Việt hải ngoại., “không nên cố chấp, vì như thế là làm hại cho đất nước, dân tộc không lớn mạnh lên được”. Thế nào là sòng phẳng và Ai sòng phẳng với ai? Sòng phẳng là ngay thẳng, không lừa dối, ngồi ngang hàng đối thoại tìm ra giải pháp mà hai bên thấy công bằng. Trường hợp này, tị nạn đi về đầu tư phải tuân theo qui định kể cả các tráo trở của VC. Họ không ở vị trí có thể lừa chính quyền VC được, vì tị nạn không có quyền lực gì để mà thương thảo, để nói dối hay lừa gạt. Tị nạn chỉ có một quyền duy nhất là “mang tiền của hay chất xám về đầu tư ”, một điều mà VC rất cần, và vì thế VC mới nêu vấn đề hòa giải. Vậy, VC phải tỏ ra sòng phẳng vì nắm quyền hành trong tay hay nói khác đi ‘nắm con dao đằng chuôi, tị nạn cầm đằng lưỡi.’


Có lẽ cũng nói về vấn đề sòng phẳng, vậy câu hỏi là trong Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Kỳ IV vừa qua, Đảng Cộng Sản vẫn kiên quyết tiến lên xã hội chủ nghĩa, vẫn kiên quyết giữ nguyên quyền hành độc đảng và không thay đổi thể chế và vẫn giữ lề lối nguyên sinh hoạt của mình.Và câu hỏi là vẫn giữ nguyên trạng thì Đảng có toàn quyền như đã cướp tiền của tị nạn Trịnh vĩnh Bình ở Hòa Lan. Khi nước này bênh vực công dân của họ trong vụ kiện CHXHCNVN đòi bồi thường thiệt hại vì vụ ăn cướp này và đã thắng kiện. Câu hỏi là Nhà Nước CHXHCNVN đả trả số tiền lên đến hàng trăm triệu MK cho Trịnh vĩnh Bình chưa? Phải trả tiền cho nạn nhân mới là sòng phẳng!


Khi làm Thủ tướng ký nghị định CP/31 cho phép các cơ quan chính quyền địa phương bắt giam người vô tội vạ và giam tù người mà Đảng không thích trong một thời gian dài. Nay, Kiệt bị hất ra khỏi chính quyền thì kêu gọi hòa giải, nghĩa là không có quyền hành gì mà đòi hòa giải và hòa giải bằng cách nào? Bao nhiêu người bị bắt giam vì Nghị định này. Quốc tế phẫn nộ vì óc thủ cựu, bảo thủ muốn giữ độc quyền cai trị cho Đảng mà ban hành nghị định đó.


Rồi Đảng kêu gọi khép lai quá khứ, nghĩa là Đảng kêu gọi tị nạn làm như vậy, còn Đảng thì được miễn hay sao? Đất nước là của chung và tị nạn được quyền góp ý, đươc có tiếng nói xây dựng như Kiệt nói. Vậy làm sao góp ý hay “ có tiếng nói” được, khi Đảng cố chấp và còn biết bao nhiêu người còn bị tù và bị quản chế vì sự góp ý của mình. Ngoài ra, Đảng còn mang cả nhà nước CHXHCNVN đòi Mã Lai, Nam Dương phá hủy các đài kỷ niệm của tị nạn, dù các đài ấy nằm tại các đảo hoang vu của các quốc gia này. Con người “văn minh” không làm như Đảng CSVN làm. Vậy, Đảng không sòng phẳng hòa giải với cả nhưng vật vô tri như các đài kỷ niêm này thì làm sao hòa giải với người Việt hải ngoại?


Vừa mới đây, Đảng cũng không sòng phẳng để hòa giải với các người đã chết như xóa bỏ nghĩa trang quân đội VNCH ở Biên Hòa. Nghĩa trang ấy là vết tích của chiến tranh, do Việt nam Cộng Hòa xây để an táng những người đã bỏ mình cho chính nghĩa của dân tộc. Như vậy Đảng vẫn nhớ, vẫn còn “căm thù” những người Miền Nam khi còn sống đã chống Đảng dù nay họ đã nằm xuống. Đảng đã không quên những người ấy, dù họ nằm yên nghỉ dưới các nấm mồ, dù họ không có cách gì chống lại Đảng được. Mà thật là vô cùng nhẫn tâm khi Đảng cho dẹp nghĩa trang đó với danh nghĩa “dân sự hóa” để xây dựng một khu du lịch hay thiết lập một khu kinh tế kiếm lời!

Khi mời gọi tị nạn về hợp tác, Kiệt nhấn mạnh rằng “đất nước là của chung, không phải là của chính quyền hiện hữu, và đây là cơ hội cho “người hải ngoại có tiếng nói xây dựng.”


Vậy có 2 điều được nêu ra::


1. Tại sao kêu gọi người Việt hải ngoại ngồi nói chuyện (có vẻ như ngang bằng với chính quyền VC), cho người hải ngoại “có tiếng nói để xây dựng” trong khi đó người trong nước thì không, và còn bị đàn áp. ? Đó là các nhà tu kêu gọi Đảng là cho tự do hành đạo; các nhà báo nói với Đảng cho tự do ngôn luận, tự do báo chi; các người yêu tự do dân chủ kêu gọi có dân chủ; có người gửi đơn đến Đảng xin lập hội; còn dân oan nằm ngủ la liệt, có khi hàng năm ở vường hoa Mai xuân Thưởng nói với Đảng về tài sản đất đai của họ bị cướp đoạt trái phép hoặc đòi hỏi bồi thường đúng mức, nghĩa là công bằng xã hội; công nhân thì nói về áp bức và bóc lột của chủ nhân ngoại quốc, có sư đồng lõa của Đảng… Tất cả đều có tiếng nói xây dựng theo những gì mà Đảng tuyên bố công khai và mục đích là để tiến tới xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.Và tất cả đều bị đàn áp một cách thẳng tay, dù không có ai gây ra xáo trộn. Họ có làm gì gây bất ổn đâu.

2. Để hòa giải với người Việt hải ngoại, Đảng phải hòa giải với nhân dân trong nuớc trước đã. Tại sao không hòa giải với các Hòa thượng Huyền Quang, Quảng Độ, Hội trửơng Hòa Hảo Lê quang Liêm , các chức sắc Hòa Hỏa, Cao Đài, các Linh mục Nguyễn văn Lý, Nguyễn hữu Giải, Phan văn Lợi và các thành viên khối 8406, các mục sư Tin Lành, với Bác sĩ Nguyễn đan Quế, với hiệp hội đoàn kết công nông, Ls Lê thị Công Nhân., Ls Nguyễn văn Đài, nhà báo Nguyễn vũ Bình, luật gia Lê chí Quang, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, với hội Dân Oan, với BS Phạm hồng Sơn, nhà báo Nguyễn vũ Bình v.v. Cũng phải hòa giải với các người mà Cộng sản tịch thu ruộng đất và đất đai của họ một cách bất công, v.v.?

Tóm lại về thực chất thì hòa giải của Kiệt là kêu gọi người Việt hải ngoại mang tiền của về giúp VC, dù Kiệt nhân danh dân tộc, vì dân tộc, nên xóa bỏ hận thù, hãy để quá khứ qua đi để hòa giải với nhau. Như thế là thực hiện đại đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng trong mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa y như Hồ chí Minh đã đánh lừa cả dân tộc về vấn đề này. Những gì mà Kiệt nêu ra chỉ là lừa bịp những người hoặc là nhẹ dạ hoặc là ngu tối, y như trước kia đã có biết bao nhiêu người bị Hồ chí Minh nêu những chiêu bài dân tốc đó để đánh lừa.

HÒA GIÀI CỦA CỘNG ĐẦNG ÂU CHÂU VỚI NGHỊ QUYẾT 1096


Bây giời tôi nói tới biện pháp hòa giải của Cộng Đồng Âu Châu qua NQ 1096 mà các quốc gia cựu cộng sản Âu Châu đã và đang áp dụng.


Ngoài việc NQ 1096 đòi hỏi phải cải tổ toàn thể hệ thống để hủy diệt các di sản của tội ác do Cộng sản để lại, các quốc gia cựu cộng sản hay cựu độc tài phải thực thi một số công tac như sau:


-Tại Đông Ấu, người ta đã và đang truy tố các thủ phạm là Cộng sản đã phạm các tội ác như giết người và cướp tài sản của dân làm tài sản riêng của mình. Truy tố các thủ phạm phải đi đôi với phục hoạt đối vơi những người mà chính quyền Cộng sản đã kết án về những tội mà các xã hội văn minh không coi là hình sự; và phục hoạt cả cho những người bị kết án bất công và bồi thường thiệt hại và phục hồi nhân phẩm những người đó.


-Một biện pháp khác mà Ba Lan, Đức quốc, Lỗ Mã Ni …đang làm là mở các hồ sơ mật của những người trước kia đã làm mật vụ cho Cộng sản. Họ đã moi ra các giám mục, linh mục, các bác sĩ, nhà văn, giáo sư, luật sư v.v. và phơi bày tên của những người này cho công chúng biết. Vài tuần lễ mới đây, trường hợp Hồng Y Stanislaw Weilgus phải từ chức Tổng Giám Mục Giáo phận Cracow vì đã làm điểm chỉ viên cho Đảng Cộng sản từ thập niên 1960. Tại Đức, quốc gia này đã thu thập được một danh sách dài của những người làm mật vụ cho Cộng sản: Đến nay đã có 91,000 mật vụ viên được nêu tên và và 300,000 điểm chỉ viên cho Cộng sản Đông Đức.Phơi bày các hồ sơ ấy là đoạn tuyết với quá khứ hay nói khác đi là “để quá khứ qua đi”, khép lại quá khứ như ngôn từ của Kiệt và như thế tiến tới hòa giải thực sự.

-Trả lại tài sản của tư nhân, kể cả của tôn giáo mà cán bộ CS đã cướp của dân hay đã tịch thu bất công trước đây hay bị truất hữu, quốc hữu hóa dưới thời cộng sản trên nguyên tắc phải được giao hoàn nguyên vẹn cho chân chính sở hữu chủ nếu có thể được. Nếu không phải bồi thường cho công bằng.

-Tại Tây Ban Nha, người ta cho phá hủy tất cả những biểu tượng trưng bày tại các nơi công cộng như các tượng lãnh tụ Franco được dựng tại các nơi công cộng như công viên do chính quyền Sapatero thiên tả ở xứ này đã làm như vậy cách đây mấy tháng, dù chế độ Fanco không phải là độc tài toàn trị như độc tài Công sản.
Lý do cắt nghỉa cho việc này là các cay đắng và hận thù đó còn âm ỷ mãi mãi và như vậy làm sao hòa giải trong óc người dân, trong trí óc nạn nhân hay các thân nhân, mỗi khi ra đường họ trông thấy các biểu tượng đó?


Tôi nói rằng đây là giải pháp mà các quốc gia cựu cộng sản tại Âu Châu đang thực hiện để thực hiện hòa giải thực sự trong xã hội của họ. Chính Quốc Hội Âu Châu qua nghị quyết 1096 đã đòi hỏi và các quốc gia cựu cộng sản Đông Âu đang áp dụng giải pháp ấy.

Việt nam cũng sẽ đáp ứng lời kêu gọi chiếu theo điều 14 của Nghị quyết 1481. Điều 14 kêu gọi sưu tầm các tôi ác của vài chế độ hiện còn theo chủ nghĩa độc tài toàn trị như CHXHCNVN, để rồi tiến tới thực hiện hòa giải dân tộc trong nội bộ các quốc gia này bằng cách hủy diệt tất cả di sản tội ác do Công sản gây ra như qui định trong NQ 1096. Rồi đây tại Việt nam các biểu tượng như tượng Lênin đặt tại vườn hoa Canh Nông, Hà nội; lăng Hồ chí Minh tại Ba Đình.cũng phải phá hủy. Làm sao hòa giải được khi mà các nạn nhân còn sống hay con cháu họ nhìn thấy các biểu tượng hận thù đó đứng sờ sờ trước mắt ? Linh hồn các nạn nhân gồm hơn 2 triệu người đã chết bằng nhiều hình thức do VC gây ra đâu có siêu thoát được. Con cháu của những nạn nhân đã chết dĩ nhiên còn ngậm ngùi cay đắng về hành vi tội ác có tính cách man rợ của chế độ toàn trị này gây ra trong suốt thời kỳ mà Đảng cộng sản Việt nam đấu tranh và cầm quyền. Các biểu tượng của tội ác hàng ngày gợi trong óc họ khi phải chứng kiến và nay khêu gợi lại các cảnh những người vô sản giết người khi nắm chímh quyền và cướp đoạt tài sản của họ, chia cho các đảng viên; và các người cách mạng vô sản này lại nhân danh dân tộc, vì dân tộc như Võ văn Kiệt rao giảng.. Họ trở nên giầu có mọt cách bất chính. Có đứa như Đỗ Mười, một vô sản thuần túy, lấy tiền đâu ra mà lại bỏ ra 1 triệu dollars cho quĩ giáo dục. Có đứa lấy hơn 7 triệu MK, công quĩ là tiền viện trợ, đi đánh bạc, nhưng bị thua. Con cháu của chúng lấy máy bay đi Hồng Kông đánh bạc, ăn chơi đàng điếm, mỗi tối thua hay chi tiêu hàng trăm ngàn MK. Vậy cần có biện pháp thích đáng áp dụng đối với họ để mang lại công bằng xã hội mà chính người cộng sản to mồm kêu gọi.

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam cũng sẽ phải trải qua tiến trình này. Ngày đó không còn bao xa

(vnExo)

___
- * đoàn kết, hòa giải hòa hợp kiểu cs ??
- Van de hoa giai hoa hop dan toc (Vu Tri)
- Lay tu bi diet han thu ?! (VV K 2006)
- Ba nhà báo Việt Weekly gặp nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt ...
- Dân chủ tại Việt Nam qua cuộc nói chu yện của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ... DỐC THƯỢNG

- Võ Văn Kiệt: Không có công cuộc đổi mới nào đòi hỏi Đảng phải hy sinh vai trò của mình lãnh đạo đất nước.!
http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=1329

Trả lời về ngụy luận, giả dối của cựu TT V V Kiệt, bản chất cs độc tài đạo đức giả, vô trách nhiệm được phô bày :
- http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/02/18/Vietnamese_president_calls_for_national_unity_for_development/
- Đỗ Hoàng Điềm trả lời Võ Văn Kiệt ... Ô QUAN HẠ °Ảnh: ETCETERA
- Thư Tòa Soạn
- Glasnost “Đổi Mới” Và Kẻ Nội Thù ... ĐÔNG DUY (2) (3) (4) (5) (6) (7)
Glasnost “Đổi Mới” Và Kẻ Nội Thù (9) (10) (11)
- Những tiết lộ có thể thấy được qua cuộc phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt ... DỐC THƯỢNG °Ảnh: VŨ HOÀNG LÂN
- Nhung y kien lien quan den cuu TT V V Kiet

- LÀM CÁCH NÀO ĐỂ ĐI ĐẾN SỰ HÒA-GIẢI ?. gs NNH
- Xếp lại quá khứ? (II)
- Xếp lại quá khứ? (I)

- Hoà giải hay hoá giải (I) !!
- Ấn Bản (Viet Weekly)