1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

samedi 5 mai 2007

Cần thay đổi thể chế một đất nước hai chính quyền

Cần thay đổi thể chế

một đất nước hai chính quyền

Hoàng Hải Minh


Ta ghi nhận những gì có được sau 20 năm đổi mới? Đó mới chỉ là đổi mới của ta ngày hôm nay so với ta ngày hôm qua, của bước chạy trước và sau của một con rùa. Nếu lấy đó mà xưng hùng thì ta khác gì cái anh chàng AQ của người Tàu. Thực tế là dù có dùng mọi phương cách để lấp liếm, ru ngủ người dân thì mấy ai không biết Việt Nam vẫn là nước nghèo hèn trong số 13 nước nghèo hèn nhất của thế giới.

Nguyên nhân nào đưa đất nước đến tình trạng thảm thương hiện nay? Đã có nhiều người viết về đề tài này, song đến nay nó vẫn là đề tài nóng bỏng. Trong các nguyên nhân gây nên hậu qủa kể trên, có một nguyên nhân không thể phủ nhận là nước ta đã nghèo lại đang còng lưng gánh trên mình hai bộ máy cai trị khổng lồ song trùng chồng chéo lên nhau, rất không hiệu quả. Đó là bộ máy đảng và bộ máy chính quyền.

Lịch sử của ta chưa bao giờ tồn tại hệ thống cai trị bất lợi như hiện nay. Đất nước ta từ Đinh, Lê, Lý Trần..., tất cả các triều đại nối nhau trị nước, từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc đều chỉ có một bộ máy chính quyền. Dưới thôn chỉ có lý trưởng, xã có chánh tổng, huyện có tri huyện, phủ có tri phủ, tỉnh có tổng đốc, trung ương có các bộ: bộ lại, bộ hộ, bộ công, bộ hình.... Đứng đầu mỗi bộ là thượng thư (bộ trưởng bây giờ). Thâu tóm các bộ là vua. Nói chung, có thể nhìn nhận rằng, bộ máy cai trị này, tuy có một vài thời điểm hoạt động kém hiệu quả (gặp phải hôn quân, bạo chúa) rất gọn nhẹ và có hiệu quả trong việc trị nước.

Sau cách mạng tháng 8, nhà nước cộng sản ra đời đã thiết lập một chế độ cai trị đất nước hết sức cồng kềnh. Đó là hai bộ máy cai trị song trùng gồm bộ máy đảng cộng sản và bộ máy chính quyền (Chính quyền đảng và chính quyền truyền thống).

Bởi vậy từ địa phương đến trung ương, hễ chính quyền truyền thống có ban bệ nào là chính quyền đảng có ban bệ đó. Bên cạnh ông cụm trưởng cụm dân cư có đồng chí bí thư chi bộ khu dân cư, cạnh ông chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân phường/xã là đồng chí bí thư đảng uỷ phường/xã; Bên ông chủ tịch nước có đồng chí tổng bí thư đảng, ông thủ tướng có đồng chí trưởng ban tổ chức trung ương... Từ cấp phường xã đến trung ương, chính quyền có trụ sở làm việc thì đảng cũng có trụ sở làm việc. Trụ sở của chính quyền to thì trụ sở của đảng cũng to. Nội thất bên chính quyền có gì, bên đảng cũng có cái đó. Hai bộ máy nhưng làm chung một công việc là trị nước ; bởi vậy mà nó thừa một.

Thừa một, bởi toàn bộ quyền hành đều nằm trong tay “chính quyền đảng” : Đảng thiết lập chủ trương, chính sách, đảng giành quyền bố trí nhân sự, bãi miễn nhân sự cho chính quyền. Chính quyền truyền thống chỉ biết tuân lệnh... Đến nỗi cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng phải nói rằng hơn 30 năm làm thủ tướng ông chưa bao giờ được cách chức một thứ trưởng. Đảng chỉ đạo lập pháp, tư pháp, hành pháp (Đảng chỉ tay, chính phủ ra tay, quốc hội giơ tay, Mặt Trận Tổ Quốc vỗ tay, nhân dân ...trắng tay).

Cho nên trên thực tế tiền đóng thuế của nhân dân, tiền bán tài nguyên khoáng sản của đất nước phải trích ra để nuôi cả hai bộ máy, đều cồng kềnh như nhau mà chỉ làm một công việc (Đấy là chưa kể nuôi một bộ máy công an lấy tiêu chí bảo vệ đảng trọng hơn bảo vệ luật pháp.).

Ta thử làm một phép tính đơn giản : “Chính quyền đảng”, từ cơ sở đến trung ương có khoảng 10 vạn người. Mỗi tháng ngân sách phải trả lương, chi phí điện thoại, xăng dầu, xe cộ, đi công tác nghỉ mát, đi du lịch trong nước, ngoài nước cho một người bình quân là 2.000.000đ. Vậy 10 vạn người là 200 tỷ/tháng ; 2.400 tỷ/ năm. Nếu chỉ có một bộ máy thì hàng năm ngân sách toàn dân tiết kiệm được 2.400 tỷ để đầu tư vào y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo.... Nếu được vậy ắt hẳn chỉ dăm bảy năm bộ mặt kinh tế, xã hội đất nước ta đã khác. Có một câu hỏi khôi hài mà rất nghiêm túc : muốn cho chủ nghĩa tư bản suy yếu nhanh thì nên làm thế nào? Câu trả lời là bê ngay bộ máy hành chính của chủ nghĩa cộng sản sang đó.

Để bộ máy lãnh đạo đất nước được gọn nhẹ, đỡ tốn kém ngân sách quốc gia đảng Cộng sản Việt Nam nên nghĩ đến phương án triệt tiêu 1 trong 2 bộ máy đang hiện hữu vô ích. Bởi vì:

Bộ máy chính quyền từ cơ sở đến trung ương đều do người của đảng Cộng sản lãnh đạo. Vậy thì đích thị người của đảng và tổ chức đảng nắm chắc bộ máy chính quyền rồi còn gì ? Tại sao không cơ cấu Tổng bí thư kiêm luôn Chủ tịch nước, Trưởng ban Tổ chức trung ương đảng là Thủ tướng Chính phủ; Ủy viên bộ chính trị, uỷ viên trung ương nắm giữ các chức bộ trưởng, chủ tịch tỉnh, thành phố... Một bộ máy duy nhất điều hành vô cùng gọn nhẹ, linh hoạt, bớt cho ngân sách một khoản đáng kể... Những thành viên kia khi họp đảng là thành viên của bộ máy đảng, khi họp chính quyền là của bộ máy chính quyền. Đảng đấy mà cũng chính quyền đấy. Tại sao phải duy trì một bộ máy thứ 2 để làm đúng chức năng của bộ máy thứ nhất ?

Người đóng thuế rồi sẽ không thể chấp nhận nuôi mãi hai bộ máy cai trị song trùng như hiện nay vì họ sẽ nhận ra nó phi lý và hoàn toàn ngược với cách thức tổ chức bộ máy lãnh đạo của đa số các nước văn minh trên thế giới. Họ sẽ nhận thức được nguyên nhân vì sao đã hoà bình hơn 30 năm mà đất nước của họ vẫn nghèo đói vào bậc nhất nhì thế giới. Tại sao ngân khố bị lãng phí.Tại sao bộ máy cai trị ngày càng tha hoá, suy đồi, người dân vẫn phải ra nước ngoài đi ở, bán sức lao động, làm đĩ điếm; thầy thuốc, thầy giáo, trí thức, văn nghệ sỹ một đất nước văn hiến 4.000 năm giờ phải coi “lương tâm không bằng lương thực”.

Đã đến lúc họ biết


Hải Phòng 7-11-2006

Aucun commentaire: