1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

vendredi 11 mai 2007

Trọng dụng và trọng đãi

Trọng dụng và trọng đãi
(LÊN MẠNG Thứ năm 18, Tháng Giêng 2007)


Trần Đức Tường:
(VNN)

Năm nào cũng thế, cứ vào dịp cuối năm dương lịch, CSVN mới nhắc nhớ đến cộng đồng Người Việt sinh sống ở nước ngoài. Có thể vào dịp này các bộ phận tài chính làm tổng kết số tiền đồng bào hải ngoại gửi về trong nước. Năm nay, nhiều hơn năm ngoái. Được đến 4 tỷ 8 trăm triệu đô la. Cũng có thể đây là dịp thu hút một số lượng không nhỏ đồng bào ta ở hải ngoại mang theo tiền bạc về quê ăn Tết với gia đình. Cùng một nguồn tin, báo điện tử VietNamNet ước lượng có "khoảng 400.000 Việt kiều về quê trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Hợi 2007", trong lúc Thông Tấn Xã Việt Nam lại loan báo: "Theo Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài, dự kiến Tết nguyên đán năm nay, sẽ có khoảng 150.000 Việt kiều về quê ăn Tết". Cứ cho là có khoảng vài trăm ngàn người lớn, nếu mỗi người mang về khoảng 3 ngàn đô la thì cũng thành con số bốn, năm trăm triệu Mỹ kim rồi. Vì thế CSVN đang ráo riết chuẩn bị nghênh đón. Ngoài các công ty lữ hành, du lịch, khách sạn nhộn nhịp đã đành, cả công an hải quan các phi trường cũng dự tính thiết lập những cửa đặc biệt dành cho Việt Kiều làm thủ tục nhập cảnh.

Dĩ nhiên là CSVN rất phấn khởi vì lượng kiều hối mỗi năm mỗi gia tăng theo tỷ lệ thuận với sự thành công của cộng đồng Người Việt Hải Ngoại. Món tiền lớn ngang với tiền tài trợ quốc tế ODA từ trời rớt xuống, không kèm theo bất cứ một điều kiện nào. Thực chất, ngay từ những năm sau ngày 30/4/1975, CSVN đã vơ vét được hàng chục triệu cây vàng khi những người Việt Nam muốn vượt biên bằng con đường bán chính thức. Cứ tính có khoảng 2 triệu người vượt biên, mỗi đầu người chúng thu 5 cây, có phải là một chục triệu cây vàng không nào? Những người ra đi năm đó, nay tiếp tục gửi tiền về nhiều hơn lúc đi rất nhiều. Làm sao mà Nguyễn Minh Triết không nhấn mạnh rằng: "chính sách của Đảng, Nhà nước luôn mở rộng vòng tay với kiều bào...". Đúng là CSVN luôn mở rộng vòng tay để ôm lấy đô la đồng bào hải ngoại gửi về. Nhưng CSVN không chỉ muốn moi móc tiền bạc của "kiều bào". Họ còn muốn thứ khác nữa.

Vì mới được gia nhập WTO, CSVN đã đứng trước những cái hụt hẫng, bất cập của mình, đồng thời cũng nhìn thấy ở cộng đồng Người Việt hải ngoại khả năng có thể bù lấp được những bất cập, hụt hẫng của họ. Đó là tiềm năng chất xám của cộng đồng Hải Ngoại. Từ nhiều năm nay, báo chí trong nước đã phanh phui nhiều vụ bê bối trong ngành giáo dục, đào tạo như mua bằng cấp, bằng giả mạo, thi hộ, thi kèm, mua điểm trong các kỳ thi mà vụ điển hình gần nhất là vụ 38 viên chức ngành giáo dục tỉnh Bạc Liêu ăn hối lộ cho 1,835 học sinh từ trượt thành đỗ bằng tốt nghiệp trung học. Nhưng tệ hại hơn cả là tình trạng chất lượng yếu kém của các trường đại học tại Việt Nam. Mới đây, chính Bộ Trưởng Giáo Dục-Đào Tạo Nguyễn Thiện Nhân và nhiều quan chức CSVN đã phải có nhiều cuộc đối thoại, giao lưu trực tuyến với sinh viên và đồng bào để nói về những vấn đề của ngành giáo dục. Vấn đề đầu tiên là vấn đề các giáo sư Đại Học lớn tuổi, không nắm được những kỹ thuật tiên tiến, yếu kém về sinh ngữ. Ông Nguyễn Thiện Nhân đã thú nhận: "Hiện nay, các trường ĐH Việt Nam rất thiếu người dạy có trình độ giáo sư (GS), tiến sĩ (TS). Bình quân, trong 100 giảng viên Đại Học, chỉ có khoảng 13 TS, 5 Phó GS, GS". Báo điện tử VietNamNet cho biết, 80% giáo sư đại học ở độ tuổi trên 60. Cũng theo tờ báo này thì "Qua khảo sát 360 GS và 1.100 PGS, còn tới 30,3% GS, 28,5% PGS không dùng máy vi tính. Và chỉ có 41,7% GS; 53,3% PGS sử dụng internet". Về tiêu chuẩn thấp kém của giáo sư đại học Việt Nam, ông Đỗ Trần Cát, Tổng Thư ký Hội đồng Nhà nước về Chức danh Giáo sư cho rằng: "...hiện nay, nói chung văn hoá còn thấp, kinh tế thấp, trình độ sinh viên đòi hỏi cũng ở mức thấp... Và yêu cầu đối với GS, PGS không thể vượt quá khả năng của họ, nếu chúng ta cũng yêu cầu như nước ngoài thì sẽ không có GS và PGS. Mà nếu không có đội ngũ này sẽ không đào tạo được Đại Học".

CSVN biết rõ hiện nay cộng đồng Người Việt Hải Ngoại có một đội ngũ chuyên gia trí thức khoảng 300.000 người có trình độ đại học và sau đại học. Nhiều người là bậc thầy của các chuyên gia nước ngoài đang tới Việt Nam cộng tác với chế độ. Nhưng cho đến nay, dù rằng CSVN đã tung ra Nghị Quyết 36, họ vẫn không thu hút được doanh nhân và trí thức chuyên gia hải ngoại. Lý do rất đơn giản là vì CSVN đã không biết trọng dụng họ. CSVN bề mặt thì tỏ ra niềm nở đón tiếp, ra vẻ ưu đãi, trọng đãi; nhưng cái tâm của họ không thật. Khi đi vào thực tế, họ rất kỳ thị và ganh ghét những người tài giỏi hơn họ. Với tính tự kiêu của chủ nghĩa anh hùng và mặc cảm tự ti vì ngu dốt, họ lo ngại sẽ mất chỗ đứng, sẽ mất thế lãnh đạo. Thực chất thì hiện nay CSVN cũng không có khả năng sử dụng chất xám hải ngoại vì họ không có tiền và nhất là không có trí tuệ. Tuy nhiên, có một lãnh vực ít có mâu thuẫn quyền lợi mà trí thức hải ngoại có thể đóng góp được là tham gia đào tạo sinh viên Việt Nam trong các trường đại học. Điều này giải quyết được vấn đề tiến sĩ giấy, tiến sĩ đạo văn, tiến sĩ rởm..., vấn đề giáo sư già và dở. Nó cũng tránh cho việc phải đào tạo 20.000 tiến sĩ trong vòng 10 năm mà không biết tiến sĩ trình độ nào?

Aucun commentaire: