1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

mercredi 16 mai 2007

2005: Về bức thư đóng góp ý kiến của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Về bức thư đóng góp ý kiến của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt


2005.09.29

Nguyễn An, phóng viên đài RFA

Gần đây, một văn kiện đựơc dư luận trong ngoài nước quan tâm tìm đọc là bản ‘Đóng góp ý kiến vào báo cáo tổng kết lý luận và thực tiễn hai mươi năm đổi mới’ của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trong văn kiện ấy, ông Kiệt đã nêu lên những vấn đề mà ông cho là căn bản phải thực hiện, để Việt Nam có thể nắm bắt đựơc những vận hội mới.

Ban Việt ngữ đài Á châu tự do đã thực hiện các cuộc trao đổi với một số nhân vật từng sinh hoạt lâu năm trong đảng Cộng sản, hiểu rõ nội tình cũng như những vấn đề của Đảng trong vai trò lãnh đạo đất nước.

Những kỳ trước, chúng tôi đã gửi đến quý thính giả ý kiến của cựu đại tá Bùi Tín, và nhà tranh đấu dân chủ Nguyễn Thanh Giang. Hôm nay, chúng tôi xin gửi đến quý vị ý kiến của ông Nguyễn Minh Cần. Ông Cần nguyên là một đảng viên cao cấp và kỳ cựu. Hiện ông đang sinh sống tại Nga. Trước hết, ông Cần nói lên cảm tưởng đầu tiên của ông về bản văn của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Nguyễn Minh Cần: Tôi thấy đây là một văn kiện, nói đúng hơn là một sự kiện đáng lưu ý trong đời sống chính trị của Việt Nam. Vì lần đầu tiên một nhân vật vào hàng cao cấp nhất của nước Việt Nam XHCN công khai nói, dù là nói sơ sơ thôi, qua nhiều điều mà cho đến nay nhiều người lãnh đạo đương quyền của đảng Cộng sản không dám công nhiên nói ra, hoặc có nói cũng chỉ là ấp úng, lúng túng như là ?? mà thôi. Cho nên đây là mặt tích cực của bản góp ý kiến của ông Kiệt.

Nhưng tất nhiên với cương vị của ông là một trong những nhân vật cầm đầu của đảng CS và nước CHXHCNVN. Cho nên cách nói của ông, mặc dù dùng những từ ngữ rất lớn lao, rất hoành tráng theo cái văn phong cổ truyền của những người lãnh đạo CSVN như "bức phá mạnh mẽ về tư duy" v.v... Nhưng ta thấy là ông vẫn rất dè dặt, vẫn đứng yên một chỗ mà không có một bức phá nào rõ rệt cả.

Nguyễn An: Thưa ông NMC, ông Kiệt cho là cần phải có những bứt phá mạnh dạn về tư duy để từ đó đưa đến những thay đổi cơ bản…

Nguyễn Minh Cần: Nhưng mà điều Ong nói ra như vậy thì theo tôi là đã mâu thuẫn với vấn đề mà ông đặt về chủ nghĩa Mác Lê Nin.

Nguyễn An: Về chủ nghĩa Mác Lê Nin thì ông Kiệt cho là phải xác định cho rõ nội hàm của chủ nghĩa ấy, chứ không thể nói chung chung. Là một người từng sinh hoạt lâu năm trong đảng Cộng sản Việt Nam, ông nghĩ sao về yêu cầu này?

Nguyễn Minh Cần: Nội hàm của khái niệm chủ nghĩa Mác Lê Nin, hay nói một cách dễ hiểu hơn là nội dung cơ bản của chủ nghĩa ấy thì chưa được xác định rõ ràng, nó đã nằm sờ sờ ra từ bao nhiêu năm rồi, trong văn bản, trong tác phẩm của các ông mà những người lãnh đạo Việt Nam thừơng được gọi là các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lê Nin. Tất cả những người làm chính trị đều biết nội dung ấy gồm bốn điểm, đựơc coi là bốn trụ cột. Đảng nào theo chủ nghĩa Mác Lê Nin thì phải theo bốn trụ cột đó.

Trụ cột thứ nhất là học thuyết đấu tranh giai cấp.

Thứ hai, đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân phải đi đến chuyên chính vô sản.

Thứ ba, là đảng Cộng sản phải độc quyền lãnh đạo, tuyệt đối không chia quyền ấy cho bất cứ ai. Trong từ ngữ chính trị học ngườI ta gọI là

Điều thứ tư, là chủ nghĩa tập trung dân chủ. Tôi xin nhắc lại, chủ nghĩa tập trung dân chủ chứ không phải chủ nghĩa dân chủ tập trung. Chủ nghĩa tập trung dân chủ, đó là nguyên tắc tổ chức của đảng và của hệ thống chính quyền do đảng độc tôn.

Những vấn đề đó là những vấn đề cơ bản, đó là nội hàm của chủ nghĩa Mác Lê Nin.

Với nội hàm như vậy thì ta thấy rằng hơn 80 năm nay rồi, áp dụng những điều đó trong thực tiễn ở các nước Xã Xội Chủ Nghĩa, từ nước XHCN đầu tiên là Liên Xô cho đến bây giờ là Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cuba v.v... và đang còn duy trì.

Các nước đó đã mang được kết quả thế nào? Hơn tám mươi năm qua, bao nhiêu đầu rơi máu chảy, đau thương tang tóc để cuối cùng ở các nước xã hội chủ nghĩa đó, đã xác lập nên một chế độ cực quyền toàn trị, độc ác không kém gì chế độ Phát xít. Điều này phải nói thẳng thắn như vậy cho nên cách nói của ông Kiệt vẫn kiên trì chủ nghĩa Mác Lê Nin, nhưng nói một cách mập mờ, là phải xác định nội hàm của những khái niệm đó.

Nguyễn An: Như vậy, thì có thể thay đổi các nội hàm này, hay ít nhất, thay đổi cách nhìn về những nội hàm ấy hay không?

Nguyễn Minh Cần: Không có thể nào thay đổi. Nếu thay đổi thì nó không còn là chủ nghĩa Mác Lênin nữa. Vì bây giờ bỏ quy luật đấu tranh giai cấp thì tất nhiên không còn Mác Lê Nin nữa. Ông Mác đã dựa trên quy luật đó để làm nên học thuyết của ông. Hay bào rằng không còn chuyên chính vô sản nữa thì điều đó trái với nguyên tắc mà chính ngay Mác và Lê Nin đã nói là nhất định phải thực hiện chuyên chính vô sản nếu bỏ cái đó đi là không còn Mác Lê Nin nữa.

Nguyễn An: Thưa ông Nguyễn Minh Cần, như thế, có vẻ như ông có cái nhìn tích cực hơn, mạnh dạn hơn và cách mạng hơn ông Kiệt nữa!

Nguyễn Minh Cần: Vấn đề đặt ra, theo tôi, muốn có một bức phá về mặt tư duy, thì phải dứt khoát là từ bỏ chủ nghĩa Mác Lênin. Đó mới là điều căn bản. Nói như vậy, là thế nào?

Từ bỏ chủ nghĩa Mác Lênin có cái nội dung cụ thể của nó. Nội dung ấy gồm sáu điểm.

Một là xoá bỏ điều bốn trong hiến pháp, tức là xoá bỏ cái quyền độc tôn thống trị của đảng trong xã hội.

Thứ hai là tách rời đảng ra khỏi chính quyền nhà nước.

Thứ ba là tổ chức đầu phiếu dân chủ và tự do.

Thứ tư là ban hành các quyền tự do dân chủ cho nhân dân,cho tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do tôn giáo.

Đồng thời, thứ năm là phải xoá bỏ ngay những đạo luật hay những quy định dưới luật chẳng hạn như nghị định 31CP mà do chính tay ông Kiệt ký, đi ngựơc lại với quyền tự do dân chủ của người dân chẳng hạn như nghị định 31CP do chính ông Kiệt ký trước đây và thứ sáu là xây dựng một xã hội dân sự tại Việt Nam.

Điểm thứ sáu là xây dựng một xã hội dân sự ở Việt Nam.

Đó là những điểm cơ bản đó là những điểm cụ thể để xoá bỏ chuyên chính vô sản, xóa bỏ chế độ cực quyền toàn trị ở trong nước để tiến tới một chế độ dân chủ đích thực, tạo điều kiện cho đất nước tiến lên mạnh mẽ và thoát khỏi nguy cơ tụt hậu.

Vấn đề đặt ra rõ ràng phải là như vậy nhưng vì sao ông Kiệt không dám đụng đến, vì sao ban lãnh đạo không dám đụng đến? vì đụng đến là đụng đến quyền lợi giai cấp của họ, đó là giai cấp thống trị, giai cấp quan liêu mà hiện nay đang thống trị đất nước. Chính vì vậy mà người ta phải nói quanh, nói mơ hồ, nói để mà nói.

Đó là điểm tôi muốn nói về chủ nghĩa Mác Lê Nin mà ông Kiệt nêu lên.

Nguyễn An: Xin cảm ơn ông Nguyễn Minh Cần.

Vừa rồi là cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ với ông Nguyễn Minh Cần, nguyên là một đảng viên cao cấp và kỳ cựu của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kỳ tới, ông Cần sẽ nói về vấn đề tả khuynh trong đảng, cũng là một nội dung quan trọng trong bản góp ý của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt.


RFA 2005/09/30 21:00
Ý kiến của ông Nguyễn Minh Cần vấn đề tả khuynh trong đảng CSVN


2005.09.30
Nguyễn An, phóng viên đài RFA

Gần đây, một văn kiện được dư luận trong ngoài nước quan tâm tìm đọc là bản ‘Đóng góp ý kiến vào báo cáo tổng kết lý luận và thực tiễn hai mươi năm đổi mới’ của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trong văn kiện ấy, ông Kiệt đã nêu lên những vấn đề mà ông cho là căn bản phải thực hiện, để Việt Nam có thể nắm bắt được những vận hội mới.

Tải xuống để nghe

Ban Việt ngữ đài Á châu tự do đã thực hiện các cuộc trao đổi với một số nhân vật từng sinh hoạt lâu năm trong đảng Cộng sản, hiểu rõ nội tình cũng như những vấn đề của Đảng trong vai trò lãnh đạo đất nước.

Kỳ trước, chúng tôi đã gửi đến quý thính giả ý kiến của ông Nguyễn Minh Cần về quan điểm của ông Kiệ, liên quan đến nội hàm của chủ nghĩa Mác Lê Nin. Kỳ này là ý kiến của ông về vấn đề ‘Tả Khuynh’. Ông Cần nguyên là một đảng viên cao cấp và kỳ cựu. Hiện ông đang sinh sống tại Nga. Mời quý thính giả nghe cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An và ông Nguyễn Minh Cần.

Khuynh hướng tả khuynh
Nguyễn An: Thưa ông Nguyễn Minh Cần, trong phần ‘Phương Pháp Tư Tưởng, ông Kiệt đã nêu lên vấn đề ‘Tả khuynh’ mà ông ta cho là một phương pháp tư duy. Ý ông thế nào?

Nguyễn Minh Cần: Khuynh hướng tả khuynh trong đảng Cộng Sản Việt Nam là rất rõ. Những điều mà ông Kiệt nêu lên vừa chưa đủ, lại vừa đã được các đảng viên nói rất nhiều và từ lâu rồi. Từ khi đảng nắm chính quyền thì khuynh hướng Tả khuynh lại càng mạnh mẽ, đặc biệt là trong cụôc cải cách ruộng đất, các cuộc cải tạo công thương nghiệp, nông nghiệp ở miền bắc, rồi ở miền nam nữa.

Tất cả những cái đó là biểu hiện tả khuynh cả, nhưng ông Kiệt cho rằng tả khunh là do phương pháp tư tưởng. Theo tôi thì không phải như vậy. Đó không phải là phương pháp tư tưởng. Mà đó chính là bản chất của chủ nghĩa Mác Lê Nin. Nó là như vậy đó. Là vì những người phạm tội tả khuynh, gây ra không biết bao nhiêu là đau thương cho nhân dân, thì hầu như không ai bị kỷ luật cả.

Nguyễn An: Ông vừa nói là trong lịch sử của đảng, không ai bị kỷ luật vì ‘tội’ tả khuynh cả…?

Nguyễn Minh Cần: Chỉ có trong cải cách ruộng đất thì có bị kỷ luật là bốn cái ông Trường Chinh, Lê Văn Lương, Hoàng quốc Việt và Hồ Việt Thắng. Nhưng thực ra, kỷ luật ấy chỉ là ‘giơ cao đánh khẽ’, có mục đích làm giảm bớt sự bất bình của quần chúng, đảng viên, chứ còn những người bị kỷ luật ấy vẫn nắm quyền lãnh đạo: người thì chủ tịch quốc hội, người thì là bí thư thành uỷ, người thì là uỷ ban kế hoạch nhà nước, người thì ở viện kiểm sát. Tất cả những chuyện đó chỉ là trò hề. Những người tả khuynh bao giờ cũng coi là họ có lập trường vững chắc.

Thực chất chủ nghĩa Mác Lênin
Nguyễn An: Thế người chống lại hành động như vậy thì sao?

Nguyễn Minh Cần: Thường là bị quy kết là chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại, là tư tưởng địa chủ, là tư tưởng tư sản. Không biết bao nhiêu trường hợp đã xẩy ra như vậy. Họ đều bị thi hành kỷ luật, bị trì chiết. Tất cả những điều đó thì mọi người đều biết cả, ngay chính ông Võ Văn Kiệt cũng biết.

Ông chính là một trong những người đã đàn áp Câu lạc bộ Những người kháng chiến cũ của ông Nguyễn Hộ, hay là việc ông ký nghị định 31 CP, để quản chế không biết bao nhiêu người trong đó có nhiều văn nghệ sĩ, trí thức phát biểu quan điểm của mình đối với tình hình đất nước, nào là Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Tiến, Hoàng Minh Chính … kể không hết. Rồi lại còn những người ngoài đảng nữa như Nguyễn Đan Quế, hay trong các tôn giáo.

Như vậy, tả khuynh không phải là phương pháp tư tưởng, mà là thực chất chủ nghĩa Mác Lênin đó.

Không thể thay đổi
Nguyễn An: Bây giờ ông Kiệt đề nghị phải thay đổi, đừng ‘Tả khuynh’ nữa vì mỗi lần theo ‘Tả khuynh’ là một lần thất bại. Là người từng sinh hoạt nhiều năm trong đảng Cộng Sản, ông nhận định thế nào?

Nguyễn Minh Cần: Chính cái tả khuynh đó là lập trường của Đảng. Cho nên, những ông tả khynh là những ông giữ lập trường. Những ông đó chỉ bị phê bình là ‘hơi quá đáng một tí thôi’, chứ còn về cơ bản thì lập trường là đúng, chứ không phải như những cái ông bị quy là chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại.

Nguyễn An: Như vậy, nói tóm lại là không thể thay đổi được?

Nguyễn Minh Cần: Nếu, nếu, nếu còn giữ cái chủ nghĩa Mác Lê Nin làm nền tảng tư tưởng của đảng, thì không tránh khỏi tả khuynh. Điều đó, theo tôi, gần như là một quy luật.

Nguyễn An: Xin cảm ơn ông Nguyễn Minh Cần

Toàn bộ phỏng vấn với cựu TT Võ văn Kiệt

Ðiểm qua “diện mạo” làng báo Việt Nam

Aucun commentaire: