1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

mardi 1 mai 2007

Thân Phận Nào Dành Cho Trí Thức Trong Thế Kỷ 21

Thân Phận Nào Dành Cho Trí Thức Trong Thế Kỷ 21

TRẦN THỊ HỒNG SƯƠNG . Việt Báo Thứ Ba, 4/24/2007, 12:02:00 AM


Bệnh viện lúc nào cũng có người phải tỉnh thức trọn đêm để chiến đấu chống lại tử thần, dành quyền sinh tồn cho con người. Bệnh viện cũng rất buồn về đêm dù không vắng vẻ. Trong thời chiến nơi đây chứng kiến cảnh con người bị rách nát thịt da, lòi ruột phơi xương vì đạn lửa chiến tranh. Đó là yếu tố thúc đẩy phải suy nghĩ về một cuộc sống bình yên, một nền hoà bình vĩnh cữu. Đầu tiên vẫn phải là chống chiến tranh! Chống nền kinh tế lấy kinh doanh vũ khí siêu lợi nhuận của các nước lớn...

Sự vô đạo đức của chánh phủ cũng thường được nhà cầm quyền các nước che dấu dưới mỹ danh bí mật quốc gia! Kinh doanh vũ khí là yếu tố làm cho thế giới không phẳng nhiều nhất bởi là ngành kinh doanh siêu lợi nhuận của nhà nước không khác ngành kinh doanh đen ma túy mãi dâm của Mafia. Các quốc gia đua nhau sở hữu vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân như là một đảm bảo an toàn. Các nhà bác học chống việc sản xuất bom H mạnh hơn bom nguyên tử A...

Một con người cứ lại phải bắt đầu từ sự vô minh của một bé sơ sinh! Nếu không được học kinh nghiệm lịch sử, thì sai lầm rất dễ lập lại. Sai lầm phổ biến nhất là dùng bạo lực giải quyết các bất đồng. Bạo lực hợp với bản năng còn dấu vết loài thú nơi con người, bạo lực đơn giản dễ tiếp thu và có hiệu quả trấn áp trước mắt. Tuy nhiên bạo lực để lại hậu quả phá hủy lâu dài và chỉ khơi thêm mâu thuẩn.

Không có nhiều lý do thuyết phục khi cho rằng có hai ba nền văn minh nhưng có nhiều cấp độ văn minh nhiều tư duy, lối sống hình thành từ một trình độ học vấn và nền văn hoá cao thấp khác nhau. Ngay trong một nước giới trí thức nghĩ khác hơn giới quân sự. Chánh trị quân sự an ninh độc tài, viện đủ lý do như đoàn kết, an toàn để đàn áp và tự cho mình không có trách nhiệm nuôi dưỡng dân chủ sáng tạo và có quyền đàn áp, có quyền buộc con người chấp nhận sự tàn bạo là hiển nhiên là... chân lý.

Nguyên nhân thật sự là độ chênh lệch cao thấp chứ không phải là đối kháng. Trong nhận thức của trí thức không có đối kháng mà chỉ có phân tích cho thấy gần hay xa chân lý, cũng giống như trong Phật giáo không có cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đưa đến Thập tự chinh. Từ đó dẫn đến các cách ứng xử xã hội khác nhau, nhưng phải khẳng định đừng mơ hồ là sự tuyệt hão và chân lý chỉ có một!

Nhưng Bệnh viện không phải chỉ là bất hạnh. Bệnh viện là nơi để lại dấu ấn về tình người về niềm hạnh phúc có được người thân bên cạnh chăm sóc, chứng kiến mạch sống mong manh được những tâm hồn đầy óc nhân văn, không quản nhọc nhằn, dành giật, trả lại cho người... Có dịp ngắm nhìn người mẹ vừa trãi qua đau đớn tột cùng, ôm đứa bé sơ sinh của mình như báu vật tuyệt hảo cười rơi lệ trong hạnh phúc... Có chứng kiến cảnh tình như vậy, con người mới biết quý sinh mệnh con người, mới biết mối quan hệ của người lính, đứa con bị bứt rời giao cho cỗ máy chiến tranh sẽ gây đau đớn thế nào cho người Mẹ. Không có người Mẹ nào chịu làm anh hùng để giao đứa con mình, núm ruột của mình cho thần chết đùa giởn trong chiến tranh! Bà Mẹ VN anh hùng đang được vinh danh không khác người vợ lính tử trận: "Chao ơi! thèm một nụ hôn quen!" mà nhà cầm quyền mang đến cho goá phụ đó điều khác hẳn: "Anh lên lon giửa hai hàng nến chong!"

Con người vui sống dưới ánh mặt trời nhưng thường lại gặt hái tư duy trong đêm tối qua phút suy tư buồn buồn. Những đêm phải tỉnh thức để trực trong bệnh viện đã khiến tôi chìm sâu vào suy nghĩ về... con người, về điều vô lý của phân chia giai cấp và tất nhiên nghĩ đến giá trị và số phận của trí thức.

* Cân bằng tâm hồn và thể xác

Câu chuyện ngày xưa kể rằng Socrates một nhà hiền triết uyên bác, một hôm, chặn đường hỏi người đẩy xe bán hàng rong rằng: "Ông nghĩ gì về cuộc sống!" Người bán hàng rong trả lời: "Tôi chỉ nghĩ làm sao để bán hết hàng có đồng lời nuôi sống gia đình!" Những cặp phạm trù triết học hàn lâm giống như bầu trời trăng sao gió mưa bão tố, được con người chấp nhận như một hiện hữu không mong thay đổi, không thắc mắc vì sao, thế nào. Trí thức không có được hạnh phúc đơn giản và lòng tin ngây thơ đó. Người ta bảo càng học càng biết nhiều càng khổ sở tinh thần là không sai. Nỗi khao khát làm chủ cuộc đời mình, làm chủ thiên nhiên, kiếm tìm chân lý dẫn đến một số phận trí thức thường bị quyền lực và chiến tranh chối bỏ, bị giới chánh quyền tham vọng không hoan nghênh! Con người phải ăn mới sống nên trong con người thường có cả hai, có một Socrates trong nghĩ suy và có cả anh bán hàng rong mưu sinh chật vật nữa! Từng lúc con người sẽ là ai đó trong hai bộ mặt nói trên! Hai con người đó có lúc không dễ tồn tại song hành trong nội tâm của trí thức. Người ta dùng sự an toàn của cả người thân trong vòng trách nhiệm của trí thức như cha mẹ vợ con để uy hiếp tinh thần trí thức buộc phải rời bỏ chân lý.

Trí thức khó thể tìm chổ đứng trong một xã hội kiểu "lấy bạo lực để chăn cừu". CS không hoan nghênh trí thức, trí thức không dễ bị thuyết phục, khi CS không xây dựng trên một thang giá trị được mọi đẳng cấp xã hội chấp nhận do đảm bảo công bằng, khi CS không làm được thêm của cải xã hội mà phải "cào bằng" lấy chổ này đắp vào chổ nọ, tạm sống!

* Nhân bản hoà đồng và hiềm khích

Một luồng tư tưởng hận thù hiềm khích được đưa vào tâm khảm thanh niên miền Bắc, hình thành một thế hệ có óc phá hoại cao hơn xây dựng...Tham nhũng phản ảnh hình ảnh một thế hệ con người, kết quả của nền giáo dục CS dựa trên chủ thuyết chia rẽ, bạo lực và bất công khi áp dụng phân chia giai cấp, bạo lực cách mạng và đặc quyền đặc lợi...

Chủ thuyết CS được sinh ra từ những con người trưởng thành trong nền một quốc gia bạo lực hiềm khích tôn giáo, trở thành triết gia chưa thoát ra nổi tư duy quân phiệt phát xít của Hitler. Adolf Hitler là một đứa trẻ hư một người đàn ông xấu và một lãnh tụ ác. Tổng thống Ấn Độ cổ vũ cho quan điểm: Thế giới thuộc về người hiền tài. Người hiền tài phải nắm vai trò lãnh đạo đất nước nếu không dễ rơi vào sai lầm như Hitler và XHCN Đức.

Chỉ nói về kết quả cũng có thể thấy rõ thất bại của chủ thuyết CS trên chất lượng con người được đào tạo trong môi trường CS. Người CS không sử dụng cái đầu mà lúc nào cũng sa vào gây hấn, đàn áp. Chất chứa chủ thuyết mà không có khả năng tiêu hoá chọn lọc đã hình thành một Nguyễn Tất Thành một Pol Pot, Lê Duẫn, Lê đức Thọ... cực kỳ nguy hiểm vì gây ra thảm sát, diệt chủng, nội chiến...

Cuộc sống, thiên nhiên cứ càng đào sâu càng thấy phức tạp mông lung... để đến gần hơn với một cảm thức bác học của người học cao hiểu sâu, nhận ra điều mình biết là giọt nước, điều mình không biết là cả đại đương... Các nhà bác học và trí thức luôn bị chân lý vừa bao vây thu hút không phải như ánh sáng như mật ngọt với thiêu thân, ruồi nhặng mà là dõi tìm kim cương ẩn trong đá. Chân lý bủa vây uy hiếp tinh thần trí thức như có một thôi thúc, tiếng gọi vô hình phải dấn thân vào vào bể học mênh mông! Những gì từ cuộc sống chỉ là hiện thực chưa hoàn hảo mang một dấu hỏi lớn chứ không thể gợi ra một tuân phục lớn.

Không có dấu hỏi nào được óc nông dân như đảng CSVN chấp nhận nên mới có vụ án nhân văn giai phẩm. Nạn nhân NVGP, dù vừa trãi qua Cải cách ruộng đất tàn khốc đã cho người Việt Nam ta thấy sức thu hút mạnh mẻ của chân lý.

Chấp nhận và tuân phục chỉ có thể có ở quân trường nên Hà Nội đã biến miền Bắc thành quân trường! Phải gieo rắc ngộ nhận và che dấu sự thật, dàn dựng một chân lý giả mới có thể điều khiển con người.

Albert Einstein trong một cuộc phỏng vấn ông đã nói về Hitler và nước Đức chuẩn bị gây chiến: "Tôi không thể hiểu được sự thụ động mà cả thế giới văn minh phản ứng trước cái dã man hiện đại!"

Thật ra không dễ để đối phó với sự dã man của chiến tranh! Để đáp lại chiến tranh phá hoại xâm chiếm chỉ có một con đường là chiến tranh tự vệ. Cuộc chiến nào cũng đòi phải chiến thắng nên con người rơi vào vòng xoáy chiến tranh sẽ hành xử như hai người máy. Chiến tranh làm cho đổ nát và hạ thấp con người thành con thú tranh vùng lãnh địa, tranh mồi. Con người còn tệ hơn quy luật rừng xanh là gây chiến tranh dựa vào sức mạnh ngoại thân là vũ khí. Vũ khí trong chiến tranh được nâng lên hàng giá trị. Nếu là cuộc nội chiến như VN càng khó để xử sao cho đúng. Chiến tranh là cuộc đọ sức của sự tàn bạo, liều chết và vũ khí sát thương. Chiến dịch chiến lược là thứ yếu, sự khôn ngoan ít khi được dùng đến.

Thời là sinh viên mới chớm biết suy nghĩ với lòng ngây thơ đầy cảm xúc tôi cho rằng là người dân Việt Nam trong Nam hay ngoài Bắc không ai muốn đất nước chia đôi, ai cũng đều mong tìm cách chấm dứt chiến tranh và muốn là cánh chim Câu trắng "từ Nam ra miền Bắc báo tin nối liền" chứ không phải là người lính giết nhau ở chiến trường... Điều này không sai, với cá nhân từng người bộ đội CS cũng có chung ao ước đó, nhưng thời sinh viên tôi chưa đủ óc chánh trị để nhận ra thân phận người dân bị điều khiển sử dụng ra sao cho các tham vọng chánh trị của giới cầm quyền.

Do chống chiến tranh, ngày 10-5-1933 tại Berlin, 20.000 quyển sách bị đốt, trong đó có sách của Albert Einstein. Đốt sách diễn ra đồng loạt tại 16 đại học khác. Hơn 1.600 giáo sư và cán bộ giảng dạy bị mất chức. Một cuộc di tản khổng lồ diễn ra, một cuộc chảy máu chất xám khủng khiếp trong lịch sử khoa học Đức.

Tất cả điều này hình thành thân phận trí thức trong nhản quan chánh trị của cả Cộng sản và cả không cộng sản. Trí thức có những đánh giá cảm nhận quá khác với CS và phản ứng bất lợi với tham vọng chiến tranh, bạo lực.

Giấc mơ hoà bình vĩnh cửu của Albert Einstein gồm các quốc gia có biên cương và cuộc sống riêng nhưng liên kết nhau rong hoà bình! Giấc mơ này không có gì khác với giấc mơ hoà bình của trí thức sinh viên giới chánh trị văn nghệ sĩ miền Nam của một xã hội tôn trọng tri thức. Giấc mơ không sai nhưng khó thành hiện thực vì lòng ích kỷ tham lam và không coi trọng sinh mệnh con người!

Sự phân ly của trí thức và chánh quyền mạnh mẻ trong xã hội CS vì độ chênh nhiều hơn. Trí thức cũng có cả độ chênh với dân chúng.

Với dân chúng, trí thức được đánh giá công bằng hơn được quý trọng, nhưng nếu có cơ hội chiếm vai trò lãnh đạo dễ dàng chỉ cần óc tuân phục sẽ không một ai chối từ.

Đáng mong ước chúc tụng nhất là may mắn làm Lọ Lem bước vào thế giới cao sang quyền quý bằng con đường may mắn như trúng số qua các cuộc hôn nhân như đôi đủa lệch!

Trước đây thời Mỹ sang VN làm chuyên gia, có Bác sĩ Mỹ cưới một y công (hộ lý) ít học nhưng trẻ xinh xắn làm vợ đàng hoàng. Đây không phải là chuyện thông thường ở VN còn phân biệt giàu nghèo. Dân Mỹ tạp chủng, Bác sĩ Mỹ không biết có gốc dân tộc nào nhưng không cao lớn, không xứng với vóc dáng gái Châu Âu nên chọn vợ Việt là có lý do thích đáng! Mọi người chúc mừng vì cô bé may mắn đổi đời như trúng số! Nếu không có cuộc hôn nhân dị tộc chênh lệch trình độ học vần quá xa này, cô bé chỉ là cô công nhân vệ sinh trong bệnh viện, nghèo khó chật vật suốt đời! Phụ nữ VN không có nhiều dịp tiếp cận người Mỹ và chuyện "me Tây" còn bị dư luận xã hội cho là xấu đã là nếp gắp của nhãn quan xã hội. Hai chục năm sau gặp lại không còn dấu vết gì quá khứ, cô đã là một mệnh phụ hạnh phúc ở Mỹ với hai đứa con lai Mỹ Việt thật xinh xắn.

* Thiên đường bình dân

Nếu đi sâu vào chi tiết cuộc sống thật sau 1975 không phải không có người tìm được nơi quyền lực mới chốn dung thân hài lòng. Có những cuộc hôn nhân với quan niệm mới mẻ mà giới nữ có trình độ giáo dục sơ trung với những người mới có chức vụ cao.

Sau 1975 giới làm chánh trị như Ủy Ban có bị quản lý lý lịch khắc khe hơn, nhưng các ngành công nghệ, giáo viên, y tá cán sự miền Nam, gia đình nghèo, rất vui vẻ khi lấy chồng Bác sĩ, Nha sĩ cách mạng, giám đốc phó giám đốc các công ty đang nắm quyền tiếp quản. Không thể nói là không có sự hài lòng phấn chấn trong giới sơ trung. Các người có thân nhân cách mạng lý lịch tốt được chọn lựa vào các chức vụ cũng khá yên thân, yên tâm.

Về an ninh nhóm thanh niên không liên quan gì với ngụy quân ngụy quyền được trao cho nhiệm vụ an ninh. Nhóm này ít học lại đa số rơi vào thành phần xấu yếu kém của xã hội củ, hình thành nhóm được gọi là "cách mạng 30" làm chỉ điểm làm đặc tình, lợi dụng trả ân oán cá nhân, góp phần cho thảm kịch của chánh sách tiếp quản!

Vấn đề khó thấy là những người này không tự sống được. Không thể nhà máy chỉ gồm có công nhân hò hét lao xao, không có kỷ sư tổ chức lao động. Con chó chạy ngang bảo con mèo cũng khen đúng, đã xảy ra khá phổ biến giửa các đảng viên cá nhân ích kỷ, tranh lấy sự hài lòng đề bạt. Ba mươi năm sau không ít trí thức XHCN được đào tạo vươn lên theo một cách như con ngựa che mắt, từ chế độ giáo dục tư tưởng đầy ngộ nhận của CS chấp nhận liên kết ăn chia với CS như một tổ chức bốc lột và mafia. Dù cuộc nội chiến 1954-1975 là không cần thiết, nhưng tham nhũng hình thành từ những con người mới này chứ không phải từ những người CS từng cầm súng! Vì vậy không ít người CS thấy ra vấn đề. Tuy nhiên còn rất lúng túng vì không có khả năng tìm ra con đường đi cho chính mình và cho trách nhiệm với đất nước.

Giống như miền Bắc trong CCRĐ, CS miền Nam có được một xã hội cấp thấp ủng hộ.

CSVN rất biết cách tồn tại đó là dựa vào số kém cỏi luôn chiếm đa số và cách ban phát đặc quyền cho kẻ không có khả năng sống độc lập không có sức cạnh tranh nhưng trung thành với đảng. Khi cuộc sống còn nghèo, miếng cơm manh áo còn uy hiếp cuộc sống con người ít nhiều mang tính trung thành như loài chó với người chủ nuôi sống mình.

Số trí thức và số giàu đến nay vẫn chưa bao giờ chiếm nổi đa số ở VN. CSVN thành công trong xã hội cấp thấp miền Bắc nhờ đảng viên từ lớp dân nghèo như Lọ Lem mang ước mơ vào trong đảng như Lọ Lem, một ngày nào đó, được làm hoàng phi trong hoàng cung mơ ước nhờ một sức mạnh siêu nhiên!

Nhưng chánh sách CS thất bại ở miền Nam khi nông dân nghèo miền Nam đã là chủ ruộng đồng sau chanh sách người cày có ruộng rất thành công của ông Diệm. Chánh phủ không cần chôn sống địa chủ mà dùng chánh sách truất hữu tức mua lại diện tích đất cho thuê cấp lại cho dân nghèo đang làm tá điền được làm chủ.

Sau 1975 khi CSVN tuyên bố đất đai là sở hữu nhà nước khiến nông dân đã lãng công và cả nước cùng đói. Chỉ sau hai ba năm áp dụng kinh tế VN đã là nước chia nhau vị trí xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới với Thái Lan. Tuy nhiên xuất khẩu gạo không mang đến lợi nhuận cao cho nông dân...

* Miền Nam và chủ nghĩa CS

Nếu nhìn lại quá trình hình thành đảng CSVN có nhiều thành phần Việt Minh chưa biết gì về chủ thuyết CS chưa từng sống trong chế độ CS miền Bắc. Có những câu chuyện cảm động khi cán bộ Việt Minh miền Nam được sai đi bắt thủ tiêu chính thầy học của mình bị quy là việt gian. Người Việt Minh đó đã bất chấp hiểm nguy ra tay cứu thầy.

Không thể không nói đến lòng cương trực kháng cự bất công, sai trái, đấu tranh nội bộ của đảng viên Cộng sản trong nội bộ đảng CS! Những người này lịch sử phải vinh danh không thể bỏ quên vì họ can trường dấn thân hơn cả các nhà đấu tranh dân chủ công khai hiện nay. Họ đã được thử thách qua từ chối đặc quyền chức vụ và ở họ chân lý đã thắng. Số phận của người trung thực hợp tác với Đảng khi đã bị Mafia cưỡng chiếm còn bi thảm gắp nhiều lần. Họ trở thành tối nguy hiểm vì là chứng nhân, đối đầu trực tiếp với hành động sai của những con người có tên có tuổi thật như Nguyễn Tất Thành, Lê Duẫn, Lê Đức Thọ... Một thắng một thua, kẻ thua bị loại trừ giam cầm thủ tiêu trong cơ chế độc tài toàn trị, chứ không phải cơ chế dung hoà như chế độ dân chủ tự do để có được an toàn chánh trị khi bất đồng quan điểm. Lịch sử đất nước phải tôn vinh những người Việt Minh tạm nối vòng tay lớn, đứng chung với CS để làm nên 9 năm kháng chiến chống Pháp và đấu tranh hết mình với sai lầm của CS.

Ông Diệm đã sử dụng lại VM là không sai... Chính VM trong chánh quyền ông Diệm, chống đối ông Diệm vì gia đình trị... cũng đúng, nhưng không biết gì về CS mà dự phần giúp là quá sai. Nhiều người sau 1975 nhìn tường tận CS là gì là ai mới thấy ra sai lầm này!

Các nhà đấu tranh dân chủ hiện nay ít nguy hiểm cho cá nhân giới cầm quyền hơn vì là người ngoài cuộc đấu tranh cho tương lai cho một cơ chế mở rộng như các nhà dân chủ chung chung.

Nếu các đảng viên này đừng bị uy hiếp tinh thần bởi một ngộ nhận toàn trị độc tài toàn trị là đoàn kết đại đoàn kết thì có lẻ sẽ làm giống như nhà văn di dân Cao Hành Kiện, người được giải Nobel với tác phẩm Linh sơn. Tác phẩm và giải Nobel khép lại một thế kỷ 20 có đặc thù là di dân tránh họa chiến tranh và họa cộng sản. Cao Hành Kiện tự tuyên bố ra khỏi đảng CS sau khi chứng kiến sự kiện Thiên An môn đảng CS Trung quốc Đặng tiểu Bình ra lệnh dùng xe tăng cán nát sinh viên và bỏ tù nhiều người khác. Cao Hành Kiện trở thành thành phần không được đảng CS Trung Quốc hoan nghênh, dù Đặng Tiểu Bình tác giả của sự kiện Thiên An môn cũng mất uy thế trong Đảng.

Có thể hình dung trong cơ chế dân chủ tự do được dẫn dắt bởi chân lý và tôn trọng quyền sống quyền mưu cầu hạnh phúc vật chất và tinh thần, con người túa đi nhiều ngã nhưng trong từng bước đi có thể thân tình, chân thật, trao đổi nhau những kinh nghiệm khi gặp khó khăn để ai cũng đến được mục tiêu an toàn. Sau đó vẻ ra một con đường cho thế hệ sau bước đi dễ dàng hơn.

Chế độ độc tài toàn trị dẫn đường bởi con cừu theo bản năng, tạo được một sức mạnh bầy đàn mông muội của những đầu óc trì độn như đàn cừu của Panurge và các con cừu khác lao theo con đầu đàn dù là...để cùng chết dưới vực sâu! Nếu an toàn không chết cũng chỉ là tạm thời và nhờ may mắn đến đi bất định không làm chủ không mang tính bền vững được.

Đàn cừu này thường được dẫn dắt bởi một thằng bé chăn cừu cũng trì độn, dùng bạo lực đòn roi điều khiển. Quá khứ CSVN Campuchia trong tay Nga Tàu giống như bị Panurge lừa để tự hủy hoại! Panurge có mâu thuẩn với chủ đàn cừu trên một chuyến tàu. Ông ta nén giận làm thân và mua cho được con cừu đầu đàn. Mua xong ông đẩy con cừu xuống biển, cả đàn lao theo và chết đuối... Đó là nội dung câu chuyện về sức mạnh bầy đàn mông muội. Mối quan hệ của VN, Campuchia với một Trung Quốc rất giống câu chuyện đàn cừu Panurge.

Chân lý và trí thức trái lại có sức mạnh đầu đàn nhưng đòi hỏi mọi người phải có khả năng để hội nhập. Dù có cơ hội ngang bằng cũng khó có năng lực ngang bằng để hội nhập.

* Giá trị của IQ và sức mạnh tri thức

Đây sẽ là tương lai không xa của trí thức. Tất nhiên IQ cao mới chỉ là có nền tảng còn phải gieo trồng và gieo trồng thứ cây trái gì trên đó. Nếu có một nhà nước biết cách tuyển chọn và đào tạo nhân tài không theo tiêu chí lý lịch thì người có IQ cao mới có cơ hội thành công. Nếu muốn có sáng tạo phải đầu tư đúng mức. Nước Mỹ thu hút và cung ứng điều kiện tốt nhất cho người tài làm nên sáng tạo. Số người lãnh giải Nobel ở Mỹ vẫn nhiều hơn tất cả quốc gia khác cộng lại! số người giỏi được tiếp nhận một cách ưu ái! Chất xám sẽ đổ về Mỹ làm cho thế giới ngoài nước Mỹ ao ước và không thiếu lòng ganh ghét...

Tư duy mới và thế giới liên thông đang mở ra cho trí thức một số phận tốt hơn. Tài năng đã có nơi trú ngụ ở các nước biết tri thức là sức mạnh.

Tài năng có thể xuất hiện ở bất cứ hang cùng ngỏ hẻm cũng có khi là chốn giàu sang có truyền thống khoa bảng, mang nhiều màu da sắc tộc khác nhau và có chung một yếu tố ưu việt là IQ cao. Số người này trước đây bị vùi dập trong chánh sách phân biệt giai cấp, phân biệt màu da sắc tộc, không tiếp cận được nền giáo dục và các điều kiện đào tạo nhân tài. Những người IQ cao này dần trở thành tầm thường thui chột với những sáng kiến vặt... trong cuộc sống chật vật khó nghèo.

Thất bại của nhà máy tạo thiên tài khiến cho con người chỉ có thể săn lùng thiên tài ở đâu đó trong trẻ nhỏ Trung Quốc, Ấn độ, VN... Phát hiện giá trị của IQ dần dần được chấp nhận và chứng minh mọi chủ nghĩa phân biệt giá trị con người từ khái niệm dân tộc ưu việt như Đức, từ giai cấp ưu việt như CS và phong kiến hay phân biệt chủng tộc màu da như Mỹ đều phải phá sản.

Chưa có giải thích vì sao có những người có IQ cao? Phật giáo tin sự hiện hữu của linh hồn và từng con người đều có khả năng một ngày nào đó ngàn năm vạn kiếp sau, khi thoát khỏi vô minh sẽ đều thành Phật. Tư tưởng cực quang minh và bình đẳng này mở ra cho con người một khung trời tự do và phấn đấu tự lực tự cường. Về những con người ưu tú có IQ cao Phật giáo cho là linh hồn sống qua nhiều kiếp ngày càng mẫn tiệp, tuy không nhớ từng vụ việc cụ thể nhưng một bài từng đã học qua trong nhiều tiền kiếp thì kiếp hiện sinh học lại lần hai lần ba sẽ tiếp thu nhanh hơn. Bậc hiền tài thường được tôn làm thánh sống!

Nhiều người Âu Mỹ khi nói đến tôn giáo cũng cho là Thiên Chúa uy hiếp tinh thần con người. Con người là linh hồn bị đọa, sinh ra đã là có tội, phải đi rửa tội. Ngày ngày phải dâng thành lễ vì là con chiên của Chúa. Chết sẽ được phán xét và đày xuống điạ ngục hay lên Thiên đường! Không có cuộc đời sau để chuộc lại sai lầm! Trong khi đó Phật giáo chống lại chuyện hình thức. Phật dạy: "Kìa, đệ tử hãy nhìn theo ngón tay ta mà thấy mặt trăng, nhưng ngón tay ta không phải là mặt trăng!"

* Trí thức và chánh trị

Quan điểm hình thành từ quan sát xã hội và các luồng kiến thức từ báo chí. Giới trí thức thường có khả năng luận giải thuyết phục cho quan điểm của mình về nhiều vấn đề khác nhau từ khủng bố đến phá thai, từ chống vũ khí nguyên tử đến không hút thuốc không ăn thịt chó! Đó chính là cuộc sống đa dạng...

Điều này chỉ có thể thực hiện khi được thường xuyên tắm mình trong nguồn thông tin đa phương. Nếu không có quyền được biết các thông tin thì những quyết định đánh giá của trí thức trong lãnh vực chánh trị không chuyên cũng rất sai lầm và gây ra tác hại. Trí thức trở thành các thư lại bàn giấy ù lỳ...sáng đi tối về hay thành những kẻ hành hình công dân khi dân cần đến! Các nhà nho VN xưa không học về khoa học chánh trị Âu Tây nên khi tham chánh lúc loạn ly thường luôn thất bại.

Trí thức tham chánh qua vai trò dân cử như đại biểu Hội đồng nhân dân hay đại biểu quốc hội. Gọi đại biểu vì do nhà nước mời ra làm, VN chưa có dân biểu đại diện dân. Nhưng để làm một dân biểu quốc hội giỏi, làm nhà chánh trị chuyên nghiệp còn phải được học đúng ngành chuyên môn là chuyên ngành ngành Khoa học chánh trị.

Làm chánh trị khác khoa học, các vấn đề bộc phát phải giải quyết không theo một lộ trình có thể tiên lượng và phải có phản ứng tức thời. Làm chánh trị chuyên nghiệp có mục tiêu rõ, nhưng không có mô hình có sẳn để theo.

Những người như ông Tổng thống Nga Putin thường đã nhầm lẫn mục tiêu chung phải hướng tới và giải pháp hiện hành tại cho từng quốc gia cho nên hay kêu la theo kiểu... chê và chống Mỹ. Đúng là không thể làm theo Mỹ, giống như VN phải ăn cơm canh chua cá kho chứ không nuốt trôi nổi bánh mì hamburger. Nhưng có cái ăn đầy đủ theo nhu cầu vẫn là mục tiêu chung. Dân chủ là mục tiêu không thể viện cớ nền chủ Mỹ không vận hành được ở Nga để triệt tiêu dân chủ.

Không phải Nga mà Mỹ cũng từng thất bại. Khi thất bại bà Hillary Clinton nhận ra mình còn ít kinh nghiệm chánh trường và quá nhiều hệ lụy khiến thay đổi phải là một qua trình dài chứ không phải là từ một phong trào.

Tôi từng biết và thậm chí có dự phần chút ít vào thất bại của Chương trình Cải cách Chăm sóc Sức khoẻ Quốc gia. Chương trình này thường được gọi là kế hoạch chăm sóc sức khoẻ Clinton hoặc "Hillary care". Do không dành đủ hậu thuẫn để được thông qua tại hai viện của Quốc hội mặc dù Đảng Dân chủ chiếm đa số tại hai nơi này nên đến tháng 9 năm1994, kế hoạch này phải bỏ dở. Trong cuốn hồi ký Living History, Clinton thừa nhận sự thiếu kinh nghiệm của mình đã góp phần vào sự thất bại, nhưng bà cũng cho rằng còn có những yếu tố khác đã tác động xấu làm chết đề án. Tôi cũng nghĩ đúng như vậy, không hể cứ đúng cứ tốt là có thể thành công!

Tôi làm việc ở Cần Thơ và Vị Thanh (tỉnh Hậu giang hiện nay) còn thuộc Cần Thơ, trong chương trình giúp đỡ của tổ chức Bánh mì cho thế giới (Bread for the World) của Đức nhằm đào tạo thạc sĩ y tế cộng đồng cho hệ thống "Chăm sóc sức khỏe ban đầu" (Master degree on Primary Health care). Một ngành học mới có mục đích thực hiện thành công mục tiêu Sức khỏe cho mọi người (Health for all) của Liên hiệp Quốc. Tôi đã dự khoá huấn luyện quốc tế ngắn hạn trích từ chương trình đào tạo Thạc sĩ, giới thiệu cho cán bộ đã nhiều năm công tác và đã hết tuổi học Thạc sĩ chánh quy.

Tôi cũng làm việc với Tổ chức Khoa học gia Mỹ hợp tác với VN của Mỹ (US Committee for Scientific Cooperation with Vietnam and Laos). Năm 1989 tôi sang Mỹ dưới sự bảo trợ của Bà chủ tịch hiệp hội này là Bà giáo sư bác sĩ Judith Ladinsky. Dịp này tôi được thăm một bệnh viện Mỹ. Tôi hướng dẩn Bà Donna Edna Shalala thăm bệnh viện ở Vị Thanh Cần Thơ. Từ 1993 Bà Shalala là thư ký của tổ chức y tế và dân sinh (secretary of the Department of Health and Human Services) của President Clinton. Bà Shalala có thời gian làm việc ở Iran và các nước nghèo nhất như Lào, Việt Nam... Như cả Châu âu nhận xét thức ăn thừa người Mỹ vất đi có thể nuôi cả Châu Âu. Còn y tế thì đang trong tình trạng phung phí. Khi so sánh quan sát, đều thấy như thế và các bà đã đặt cho tiếng Mỹ một từ chưa có trong tự điển là "overtreat" diễn tả tình trạng mà cơ thể có thể tự vượt qua không cần dùng nhiều thuốc đến vậy! Cũng có nhiều bệnh không cần dùng thuốc mà dùng các liệu pháp khác như tập thể dục điều chỉnh ăn uống... Hai bà rất ấn tượng khi tôi cho biết rằng: Một ca đụng xe ở Mỹ điều trị tốn hết 165.000 USD. Trong khi đó bệnh viện nơi tôi làm việc kinh phí chỉ có 200.000 USD, tức 2 tỷ đồng VN. Nếu cho là giá cả VN còn bao cấp thấp hơn Mỹ 10 lần có thể nhân thêm hệ số 10 lần, tức tương đương 2 triệu USD hay 20 tỷ VN. Với số tiền đó bệnh viện VN mổ 5.000 ca trung đại phẩu và khám 200.000 lượt, lương cho 300 nhân viên trrong một năm! Một ca đẻ chỉ đóng 50.000 đồng (5 USD) còn ở Mỹ 5.000 USD. Hiện nay khi giá khám bệnh ở Mỹ là 20-100USD thì ở VN chỉ có 2-3 USD!

Chi phí và vật dụng nuôi một đứa trẻ ở Mỹ được tính ra gắp 70 lần một đứa trẻ ở các nước đang phát triển. Ở Mỹ từ 2002 có chương trình "Không một dứa trẻ nào bị tụt hậu" (No child left be hind) trong khi bà Hillary Clinton đã viết một quyển sách lấy tựa đề theo câu châm ngôn "cần cả một làng để nuôi dạy một đứa trẻ" của đất nước Châu phi nghèo khó. Cố gắng cắt giảm bớt chi phí y tế của bà Hillary không thành công rất đáng tiếc vì vấp phải thói quen tâm lý không tiết kiệm của người Mỹ và đó là sự giàu có quyền lực kinh tế của ngành Dược vô cùng lớn ở Mỹ! Người Mỹ không có khái niệm tiết kiệm và lệ thuộc vào thuốc một cách sai lầm! Sai lầm này vẫn còn đó và khiến cho giá thuốc ở Mỹ và Canada chênh nhau do chánh sách y tế dù chất lượng thuốc có thể đã ngang nhau... Nhiều người Mỹ nghèo đã sang Canada mua thuốc. Nước Mỹ cũng có các cơ chế vận hành không theo nhu cầu chính xác mà theo tâm lý quá lệ thuộc vào vật chất... khiến cho hạnh phúc và an tâm phải mua bằng một giá quá đắt hơn cần thiết.

* Hạnh phúc và quyền lực

Âu Mỹ tự do nhưng không phải không có nếp gắp tinh thần xấu khó tự thấy. Để có thể tiếp cận các luồng tư duy các hội đoàn quốc tế thường tổ chức các hội thảo quốc tế về một vấn đề để tư vấn cho chánh phủ. Tôi tham dự một hội thảo ở Anh quốc về nâng cao quyền lực của phụ nữ trong xã hội qua cơ quan dân cử. Trong trao đổi tôi nêu ý tưởng của mình vì sao không có hội thảo về nâng cao hạnh phúc cho con người. Đâu là điểm dừng của nền văn minh tiêu dùng? Không có đôi giày tất nhiên là đau khổ nhưng có một đôi giày hay 20 chục đôi giày là hạnh phúc? Theo một nghiên cứu ở Anh thanh thiếu niên Anh không cảm thấy hạnh phúc hơn thanh thiếu niên thời chưa có được đôi giày đi tuyết chống lạnh để đi học!

Chúng ta đã có mô hình thuyết phục để phụ nữ có hạnh phúc. Nhưng vấn đề đương đại là điều chỉnh sao cho con người có hạnh phúc hơn. Hạnh phúc con người nhiều khi không mất nhiều tiền. Đó là gần hơn với thiên nhiên và làm việc ít hơn để còn có mối quan tâm về cuộc sống gia đình. Đàn ông VN, Nhật Bản thích có vợ không đi làm để chăm sóc gia đình nhưng chưa có luật pháp bảo vệ phụ nữ bị bỏ rơi, ly hôn và cả tâm lý biết ơn đúng mức các đóng góp tận tụy của phụ nữ trong gia đình. Phụ nữ sẵn lòng làm nền tảng cho một gia đình hạnh phúc thích sống không quyền lực nhưng được đắm mình trong tình yêu gia đình con cái, nhưng cần có một xã hội ràng buộc chặt chẻ trách nhiệm và một nền văn hoá biết đánh giá đúng mức phần công sức phụ nữ. Thật sự tôi không có khả năng sáng tạo nhưng cố công học hỏi và mong ứng dụng các phần tốt nhất hiện đại nhất cho đất nước...

Mỹ thành công trong việc tạo ra khung luật pháp, một nếp xã hội tạo ra cuộc sống hạnh phúc cho phụ nữ. Vì thế mà phụ nữ Mỹ ít tham chánh hơn, chưa có Tổng thống nữ ở Mỹ. Nắm quyền lực để mưu cầu hạnh phúc cho giới nữ không còn là điều cần thiết ở Mỹ. Phụ nữ ít bị thu hút bởi quyền lực nhưng có thôi thúc kiến tạo một môi trường sống hạnh phúc nhiều hơn.

Trí thức ở VN có lý tưởng, phong trào dân chủ cũng phải rất khó khăn mới cởi bỏ "ngộ nhận dân chủ là đối kháng thay vì nhìn nhận như một thúc đẩy" để đưa xã hội VN từng quen bừa bộn, tự vận hành phải vào quy tắc, kỷ cương. Nếu chưa có nền giáo dục tốt trên nền tảng tư duy nhân bản thì cuộc sống thanh bình của VN chưa bắt đầu...

Cần Thơ

Aucun commentaire: