1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

jeudi 3 mai 2007

30 tháng Tư: nhìn từ một góc độ khác

30 tháng Tư: nhìn từ một góc độ khác


Lê Văn


Lại 30 tháng Tư…

Chuyện 30 tháng Tư của tôi hơi khác những chuyện mọi người thường nghe, vì là chuyện ở nước ngoài! Tôi cũng chưa kể bao giờ, vì không có cơ hội, mà cũng chẳng nghĩ có ai muốn nghe (“Cha nội ở ngoại quốc sướng thấy bà nội, đâu có phải chạy trối chết như anh em tụi tôi...!!!”). Dầu sao đây cũng là một “premier” – buổi trình diễn đầu tiên – dàng riêng cho độc giả Đàn Chim Việt.

Tây Đức – Đêm 29/4/1975 – Nghe phong phanh có trực tiếp truyền hình từ Sài Gòn đêm hôm nay, tức là sáng ngày 30 tháng Tư ở Viêt Nam (giờ Đức sau Việt Nam – miền Nam – 5 tiếng). Tôi tin mấy ông ký giả Đức “đánh hơi” giỏi nên quyết định thức đêm để theo dõi.

Điều dự đoán đã xảy ra ... 5-6 giờ sáng chương trình thời sự đặc biệt trên TV chấm dứt. Ở Việt Nam đã là 10-11 giờ sáng ngày 30 tháng Tư, 1975. Bây giờ mọi người có thể đi ngủ (lu) bù. Chắc chắn còn lâu lắm mới có một chương trình turyền hình trực tiếp từ Việt Nam trở lại!

Sáng 30/4/1975 – Trong lòng hoàn toàn trống rỗng, trong túi còn ít tiền, tôi không muốn leo lên phòng đi ngủ – phòng TV cho cư xá nằm ở dưới hầm. Quyết định ra phố ngồi uống cà phê, hy vọng qua được một buổi sáng. Bấy giờ là mùa xuân, 6 giờ trời đã sáng trưng. Ngày 30 tháng Tư năm 1975 là một ngày nắng tuyệt đẹp, sau những ngày Đông dài lạnh lẽo, khắc nghiệt.


Cafe ngoài đường (Heidelberg, Đức)
Nguồn: community.iexplore.com
--------------------------------------------------------------------------------

Tôi chọn bàn kê sát vỉa hè để nhìn thiên hạ đi qua đi lại. Ngồi chưa yên thì một tên sinh viên Việt quen đi qua. Dáng điệu có vẻ hơ hãi. Thấy tôi ngồi thư thái, nó có vẻ ngạc nhiên. Tôi hỏi thăm: Đi đâu mà tất tưởi vậy? Nó trả lời, thành thực, nét mặt đau khổ: “Lên hội Hồng Thập Tự, xem có cách nào về Việt Nam”. Tôi có biết là nó toan tính về để lo cho “nhỏ” bồ đi. Nó chắc chắn không phải là đứa duy nhất có dự tính như thế. Đến nước cùng, hình như ai cũng có nhiều ý kiến táo bạo, bất chấp khó khăn, vô vọng như như thế nào. Đang do dự, không biết có nên nói cho nó biết Sài Gòn đã mất vài giờ rồi, thì nó đã biến mất trong đám đông những người bản xứ đang lục tục đến sở làm

...

Trưa 30/4/1975 – Ngồi chầy ở quán cà-phê cũng không được, tôi lội bộ trở về cư xá. Vào giờ này thì trẻ già lớn bé, người Đức hay Việt thì cũng phải biết tin Sài Gòn thất thủ rồi. Vừa vào trong nhà gặp một thằng Đức cao nghều, râu quai nón, nhưng mặt mũi còn non choẹt, tay ôm một cuộn vải to, vừa chạy lên cầu thang vừa la: chiến thằng ... hòa bình ... Tôi chạy theo xem nó làm trò gì. Lên tới sân thượng nó bung mớ vải ra, đó là lá cờ xanh đỏ ở giữa có ngôi sao vàng. Cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, người Đức còn gọi là cờ Việt cộng. Nó định treo lên nóc cư xá để tỏ tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam. Để tỏ ra là người văn minh không kém, tôi hỏi han nó vài câu và cám ơn nó đã là người bạn của một dân tộc đau khổ ...

Nhìn xuống phía dưói sân, tôi bất chợt thấy một tên bạn gốc Huế, đang đứng chết trân nhìn lên. Hết nhìn ngọn cờ xa lạ bay phất phới, hắn ta lại nhìn tôi. có vẻ không hiểu chuyện gì ... Rồi đột nhiên hắn ngoẳng mặt, đi như chạy. Không hiểu sao tôi nghĩ hắn chạy đi vì bắt đầu khóc. Ít lâu sau gặp lại, hỏi thăm thì hóa ra lúc đó hắn khóc thật. Không phải vì sung sướng!


Trả lời bạn Đông A

Bạn Đông A hỏi, sau 32 năm người Đức nghĩ gì về Việt Nam, có còn quan niệm 30 tháng 4 là ngày “chiến thăng và hoà bình” cho dân tộc Việt Nam nữa không? Suy nghĩ của người Đức "bây giờ" về Việt Nam nói chung thi tôi thì tôi không dám nói, nhưng về quan điểm “chiến thắng – hòa bình” thì sau 30 tháng Tư 1975 không lâu thì biến mất hẳn.

Nhờ vào thông tin dồi dào, và thói quen suy tư độc lập người Đức, hay người Tây Phưong nói chung, không “ngu lâu”. Ngay cả những người Đức trẻ, tương đối ngốc nghếch, dễ bị lừa cũng mau chóng nhìn ra sự thật... Còn những người Đức lớn tuổi, bản thân cũng đã có “kinh nghiệm cộng sản” thì không dễ bị loé mắt.

Nói tóm lại, chừng một năm sau là dư luận nói chung thay đổi chiều khoảng 180 độ rồi. Không ít nhờ vào hình ảnh những người di tản. “Thuyền nhân” thì lúc đó cũng đã có nhưng tuy chưa nhiều.


Xê ra cho nhà nước làm việc …

Khoảng một năm sau, thủ tướng Hà Nội, Phạm Văn Đồng, đi Âu Châu để “đòi” tiền mà, trước khi Hiệp định Ba Lê (Paris – DCV)được ký, nhiều quốc gia Tây Âu đã hứa cho miền Bắc để tái thiết nếu Hà Nội chấm dứt gây hấn, mấy năm về trước. (Chắc mọi người còn nhớ là không có nước nào cho phài đoàn Hà Nội một xu, ngoại trừ một vài nước Bắc Âu như Thụy Điển hứa tặng ít viện trợ nhân đạo, nhưng không đáng kể). Sau lần đó, Giang Thanh – quả phụ Mao – nhạo báng Hà Nội là chỉ giỏi ngửa tay đi xin… Thế “môi hở răng lạnh” gữa Hà Nội và Bắc Kinh đang vào thời kì thức nhối, sẽ còn lên đên tột đỉnh vài năm sau, 1979.

Lãnh đạo đối lâp Đức lúc đó là Franz Joseph Strauss, nổi tiếng là bạo mồm đã tuyên bố thẳng thừng tại Bundestag – Quốc hội Đức – là số tiền đó thà để lo cho người tỵ nạn cộng sản hơn là cho bọn “lừa đảo”. Và chính phủ Đức đã áp dụng điều này làm chính sách chung đối với Việt Nam nhiều năm sau đó.


Kinh nghiệm chính trị chỉ đến từ lịch sử…

Với hai kinh nghiệm đau thương, còn rớm máu, về các thứ chủ nghĩa – chủ nghĩa Quốc Xã Hitler và chủ nghĩa cộng sản – đã làm tan hoang cả quốc gia và chém đôi lãnh thổ và dân tộc, người Đức không giáo điều nữa. Những người lãnh đạo Tây Đức chú trọng vào khía cạnh nhân đạo của mọi vấn đề, đồng thời uyển chuyển về mặt ngoại giao. Vì thế, dù là hoàn toàn lệ thuộc vào khối NATO, do người Mỹ điều khiển, chính quyền Tây Đức vẫn có một chính sách ngoại giao riêng, đặt quyền lợi quốc gia và dân tộc trên hết. Nhờ thế mà họ đã thống nhất được đất nước, mà không đổ một giọt máu. Cái khôn ngoan của người giữ trách nhiệm cả một nước trong tay là ở chỗ đó.


Vấn đề Việt Nam không bao giờ dứt – 15 năm sau!

Để làm rõ nhận định trên về trách nhiệm của lãnh đạo quốc gia, tôi xin đơn cử một chuyện có thật, liên quan đến người Việt ở Đức.


Đại học Dusseldorf
Nguồn: mattw.de
--------------------------------------------------------------------------------

Năm 1990, 15 năm sau 1975, bức tường Bá Linh (Berlin – DCV) vừa sụp đổ, nước Đức đang trên đường thống nhất. Nhưng “vấn đề Việt Nam” lại quay trở lại với nước Đức, vì trên 60,000 người Việt còn ở Đông Đức. Không ai trong số đó chịu về nước, cho dù hợp đồng lao động còn hiệu lực hay đã chấm dứt, hoặc xí nghiệp mà họ công tác đã đóng cửa. Họ tìm cách ở lại bằng cách này hay cách khác, kể cả và thường thường là xin “tị nạn chính trị”. Tất cả đều được trợ cấp thất nghiệp. Cứ tính chung chung mỗi đầu người là 500 đức mã (1) một tháng, thì tiền trợ cấp sinh sống cho thành phần này không thôi cũng ít nhất là 30 triệu mỗi tháng hay 360 triệu đức mã mỗi năm. Số tiền khá lớn, mà chẳng giải quyết đuợc vấn đề gì cả. Đuổi họ về cũng khó, vì ở Đức làm gì cũng cần phải qua cửa ải luật pháp. Đa số xin tị nạn để đưọc ở lại, nên cho dù đa số bị bác, mỗi “ca” cũng kéo dài ít nhất 3 năm. Trong thời gian chở đợi quyến định của tòa án, dĩ nhiên chính phủ Đức vẫn phải trợ cấp theo luật định, chưa kể tốn kém gây ra bởi việc kiện tụng.

Chính phủ Đức đã nghĩ ra một giải pháp khá hoàn hảo, có lợi cho nhà nước đôi bên, và nhất là cho 60.000 người Việt lao động ở Đông Đức trước. Kế hoạch này gôm có việc dạy nghề “chính quy” cho tất cả 60.000 công nhân Việt ở Đông Đức cũ (thường không có nghề nghiệp chuyên môn). Mỗi khoá huấn nghệ là ba năm. Sau khi tốt nghiệp phải về nước, nhưng sẽ nhận một số tiền làm vốn, có thể bắt đầu một cuộc đời mới ở quê hương, vừa bảo đảm đời sống cho mình, vừa có lợi cho quốc gia.

Một phái đoàn do thứ trưởng bộ Viện trợ phát triển (Ministerium fuer Entwicklungshilfe) cầm đầu lên đường sang Hà Nội để thương thuyết về kế hoạch đó. Tôi nhớ lúc đó là tháng 12 năm 1990. Nhưng kết quả là Hà Nội từ chối thẳng thừng và phái đoàn Đức đã về tay không. Nói chung, trước sau thái độ của chính quyền Hà Nội là không nhận “trách nhiệm” (!) về những người Việt lao động vốn đi từ miền Bắc, do chính nhà nước gửi đi lao động nước ngoài, đã từng nộp tiền “mãi lộ” và tiếp tục đóng thuế ngày nào còn đi làm và lãnh lương...

Lý do nào, suy nghĩ gì mà Hà Nội đã từ chối kế hoạch đó, không ai biết, nhưng có thể nghĩ ra. Một đàng thì họ chẳng thấy được lợi lộc gì cho cá nhân họ, vì chắc chắn một phái đoàn quốc gia Đức sẽ không bao giờ quị lụy, đút lói gì cho quan chức Hà Nội. Đàng khác, nhà nước Việt Nam có thể nhìn ra việc 60.000 thanh niên được huấn luyện ở Tây Đức về, có tay nghề cao và vốn liếng trong tay (tôi nhớ là số tiền chính phủ Đức hứa tặng cho các công nhân Việt ở Đông Đức về nước làm vốn lên đến 10,000 đức mã mỗi người) rất dễ trở thành một lực lượng chuyển đổi chế độ. Một thứ “ngựa thành Troya” (Troy, Troie) ngay trong lòng chế độ!


Mèo vẫn hoàn mèo…

Chỉ một câu chuyện tầm thường đó đã cho thấy sự khác biệt giữa một nhà nước độc đoán, lạc hậu như ở Việt Nam hiện nay, và một chế độ dân chủ tân tiến như ở Đức. Nó đủ giải thích được toàn bộ vấn đề tại sao một bên tiến bộ, giàu sang, hạnh phúc và ta thì vẫn lẹt đẹt, nghèo đói như vậy.

Giỏi dang như chính phủ Đức mà còn gặp bao nhiêu thử thách, khó khăn. Còn nhà nước ta lại ích lỷ, giáo điều, độc đoán, chỉ nghĩ đến cái lợi của môt nhóm người vốn đã giàu có vô hạn, nhưng vẫn còn muốn vơ vét thêm nữa cho đầu túi tham vô hạn thì tương lai của Việt Nam sẽ như thế nào?


Hiểm họa diệt vong

Hiểm họa mất nước về Trung Cộng là một điều có thật. Và đang xảy ra. Ngay bây giờ chúng ta có thể nhìn thấy vô vàn những dấu hiệu của sự lệ thuộc vào “Bắc Triều”, không thể chối cãi.

Trưóc hết là chuyện mất đất, mất biển mà chúng ta đã kêu gào thảm thiết nhiều năm nay, và Hà Nội vẫn chối biến! Kinh tế nói chung, thì hơn nửa số hàng nhập cảng đang đến từ Trung Quốc. Hàng xuất khẩu thì ta không cạnh tranh nổi với Trung Quốc. Cho nên, có gia nhập WTO thì cũng thế thôi, vì không cạnh tranh nổi với TQ hay các nước Đông Nam Á. Những hàng mà ta xuất cảng mạnh là những thứ "độc quyền" tự nhiên, như thóc gạo, cà-phê v.v... Và nhất là dầu thô, thứ mà cả thế giới lúc nào cần, ngày càng hiềm, nhưng một ngày nó cũng sẽ hết.

Tóm lại, TQ không cần phải xâm chiếm Việt Nam, mà chỉ cần biến Việt Nam thành một thứ Châu Phi, hoàn toàn lệ thuộc vào họ về kinh tế là đủ rồi. Trung Quốc sẽ – và đang – là chủ, người Viêt là nô lệ, hang năm chiều cống món ngon vật lạ, nhất là gái đẹp. Một ngàn năm nô lệ dễ gì quên được?


Giải pháp nào cho tương lai?

Chúng ta có một giải pháp nào không? Dĩ nhiên là có, nếu người dân Việt còn muốn giữ đất nước cho mình, hay cho đến khi nào mà ta mất nước hẳn (10, 20 năm nữa?).

Giải pháp nào đi nữa đều phải dựa trên căn bản dân chủ. Thứ nhất, người dân phải nắm chủ quyền thật sự. Thứ hai, là người Việt trong và ngoài nước phải nắm tay nhau cùng biến đổi tình huống hiện nay. Người Việt ngoài nước có sẵn kiến thức, hiểu biết chuyên môn cao, và cũng có ít nhiều vốn liếng. (Tổng sản lượng của hơn ba triệu người Việt hải ngoại tương đương với tổng sản lượng của quốc gia Việt Nam là điều có thật!). Trong nước có nhân lực và ý chí phấn đấu vẫn còn. Nếu thực hiện được điều này chuyện này thì chỉ cần 5, 10 năm là chuyển đổi được tình thế, thoát khỏi nguy cơ diệt vong, và 20, 30 năm đất nưóc sẽ trở thành một quốc gia vững chãi, dân tộc hạnh phúc, người Việt lại có quyền tự hào về đất nước, dân tộc mình.


Tai sao … không?

Giản dị như thế, nhưng rất khó xảy ra, bởi những “vật cản” mà ai cũng biết. Cái khó là vật cản đó nằm bên trong chính chúng ta.

Cộng đồng người Việt hải ngoại vẫn chưa chịu nhìn về tương lai cho cả nước. Vẫn còn những vấn nạn nhì nhằng, cục bộ, hướng nội và hướng vế quá khứ. Chăm lo cho bản thân gia đình, nhiều lắm là cộng đồng nơi mình đang ở, hơn là tổng thể tương lai của Việt Nam. Cuộc tranh cãi về “Tấn Bo, Tấn Beo” vừa rồi ở Úc cho thấy khả năng suy nghĩ và tầm nhìn cần thiết vẫn chưa có. Ở trong nước, xã hội đã biến thành một quán nhậu khổng lồ. Ai khôn thì mở quán nhậu, chẳng mất chốc là giàu có, tậu nhà tậu xe hơi, dư thừa hơn nữa thì đi du lịch Thái Lan, hay tận Paris, Cali …

Dĩ nhiên, nói thì dễ, làm mới khó… các cán bộ ưu tú của các toà đại sứ nhà nước cộng sản Việt nam vẫn dạy chúng ta mỗi ngày trên các trang mạng, cụ thể là trên Đàn Chim Việt – Online. Các bác đó nói đúng mới chết! Nhưng khó không phải vì không có phương tiện, hay thiếu khả năng, mà vì… chưa muốn làm (“… chưa muốn làm vì chưa thích làm…”, như ngài giám đốc hãng Hàng Không Việt Nam có lần mô tả…).

Hãy lấy một thí dụ cụ thể. Cô Lê Thị Công Nhân đang bị bắt giam, chờ ngày xét xử, mà kết quả ai cũng biết trước là… tù ít nhất 5 năm, nhiều là 8 năm. Ra tù cô sẽ trên 30 tuổi, có khi gần 40, kể là đã già! Trước khi bị bắt cô đã có lời kêu gọi đồng bào hải ngoại hãy làm cái gì để chặn đúng làn sóng đàn áp đang diễn ra trong nước. Cụ thể, cộng đồng hải ngoại có thể tạm ngưng về thăm Việt Nam trong một thời gian vô hạn định. Giản dị có thế. Ai có nhu cầu giải tri, có thể tạm thời đi một nơi nào đó, vừa đổi khung cảnh vừa mở mang tầm nhìn. Ai nhớ thân nhân thì có Internet, có thể trò chuyện mỗi ngày, gửi hình về v.v...


4 tỉ USD năm 2006
Nguồn: vneconomy.com.vn
--------------------------------------------------------------------------------

Thử tưởng tượng một tháng, và chỉ một tháng thôi, không có “Việt Kiều” về “thăm nhà”, chính quyền Hà Nội sẽ “lên ruột” như thế nào? Hàng họ của người dân sẽ ế ẩm, các quan nhậu cũng mất hào hứng… Từ đó, áp lực từ người dân lên chính phủ sẽ dâng cao từng ngày. Chẳng mấy chốc Lê Thi Công Nhân, Nguyễn Văn Đài.. và cả linh mục Lý sẽ đưọc trả tự do… Bảo đảm có kết quả, chắc chắn hơn vận động Quốc Hội Hoa Kỳ!


Tương lai trong tay ta…

Một câu châm ngôn mà có lẽ ai cũng biết. Mà còn biết nó đúng đến một trăm phần trăm, nhưng nếu có ai áp dụng thì cũng chỉ giới hạn, cho cá nhân mình. Tong khi ý nghĩa của nó thật ra vượt khỏi tầm mức cá nhân, đến cả bình diện quốc gia: không ai có thể làm gì cho đất nước mình ngoài chính mình. Muốn là làm được. Và có trăm ngàn cách để làm. Ngược lại, chờ đợi thời cơ, “lãnh tụ anh minh”, Quang Trung giáng thế, Nguyễn Trãi đầu thai… chúng ta vẫn có thể chờ đến Tết… Công-gô.

Hay nói một cách thân tình hơn: chờ đến ngày 30 tháng Tư năm sau.

Trong ý nghĩa đó, tôi xin hẹn gặp lại mọi người ngày này năm sau, cũng trên diễn đàn Đàn Chim Việt mến yêu. Chúng ta sẽ cùng nhau “ăn mừng” ngày 30 tháng Tư năm sau đó.

© DCVOnline

--------------------------------------------------------------------------------
DCVOnline: (1) Deutsche Mark – DEM, DM – tiền chính thức của West Germany; đến năm DM dùng 1990 chung cho CHLBĐ thống nhất. DEM lưu hành đến 28 tháng 2, 2002 nhưng ngân hàng Deutsche Bundesbank bảo đảm sẽ đổi DEM sang Euro khi còn yêu cầu.

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3334

Aucun commentaire: