1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

mercredi 16 mai 2007

Bầu Hay Không Bầu?

Bầu Hay Không Bầu?

TRƯƠNG VIỆT HOÀNG . Việt Báo Thứ Tư, 5/16/2007, 12:02:00 AM
Mấy tháng nay xuất hiện nhiều bài viết kêu gọi đồng bào trong nước hãy tẩy chay cuộc bầu cử Quốc Hội bù nhìn của Hà Nội vào ngày 20-05 sắp tới.

Không biết mấy vị viết lời kêu gọi nầy nghĩ gì về cái được gọi là "bầu cử" và "Quốc Hội" của tà quyền CSVN kể từ khi chúng cướp được chính quyền rồi cai trị bằng bạo lực, bằng khủng bố cho đến hôm nay. Kêu gọi tẩy chay bầu cử lần này có khác gì công nhận "kết qủa bầu cử" của những lần không "tẩy chay" trong qúa khứ?

Nói tới chuyện "bầu cử" hay "quốc hội" dưới bất kỳ chế độ Cộng Sản nào trên thế giới trước kia, đặc biệt là Cộng Sản VN, là nói về chuyện tiếu lâm với cả sự châm biếm trong lúc trà dư tửu hậu. Bầu cử ở bất cứ cơ quan nào, bất kỳ thời đại nào trong chế độ CS đều là một trò mị dân, trò tuyên truyền nặng phần trình diễn cho có vẻ ta đây cũng biết chơi trò chơi "dân chủ". Một điều mà bất cứ đứa trẻ con bán vé số nào đang ở Việt Nam cũng biết chắc là Trung Ương Đảng đã quyết định mấy tháng trước những ai sẽ là đại biểu Quốc Hội Khóa XII nầy. Hơn 90% "đại biểu" là đảng viên CS. Mà đất nước - nhân dân VN được "đảng CSVN anh minh" lãnh đạo thì cái quốc hội đầy nhong nhóc đảng viên CS kia chỉ biết gật, biết vỗ tay theo lệnh đảng thôi, vì trong Đảng Quy có ghi "tuyệt đối chấp hành chỉ thị của Đảng".

Hãy nhìn lại vài sự kiện xãy ra cho cái "quốc hội" dưới chế độ CS Hà Nội:

1. Quốc Hội năm 1946 được CS Hà Nội bây giờ ca ngợi là dân chủ nhất, kết hợp được nhiều đảng phái và "nhiều tầng lớp nhân dân", "là do sự khéo léo, tài giỏi, khôn ngoan của Bác, do sự anh minh của đảng", là do…(trích bài phỏng vấn của Dương Trung Quốc và Cù Huy Hà Vũ với báo trong nước).

Thế nhưng, theo tài liệu của Đảng CS " vì muốn tạo sự đoàn kết dân tộc, nên trước khi bầu cử quốc hội, bác Hồ giao cho các đảng phái khác 70 ghế trong quốc hội, khỏi phải thông qua bầu cử". Đấy, cái "quốc hội" được coi là "dân chủ nhất" là thế đó, trở thành đại biểu ngon lành mà chẳng cần một lá phiếu nào của cử tri. "Bác Hồ" ngon thật, hào sảng thật, Bác "cho" 70 ghế ngon ơ, khỏi bầu bán cho thêm phiền phức, hồi họp.

Cần nói thêm là "bác" lúc đó vừa là Chủ Tịch Đảng, Chủ Tịch Nước và cũng là ứng cử viên dân biểu quốc hội, đơn vị Hà Giang hay Bắc Giang gì đó. Không cần có óc tưởng tượng phong phúng chúng ta cũng thấy được cái quốc hội được coi là "dân chủ nhất" ấy nó quái dị ra làm sao: một anh cũng chỉ là ứng cử viên như mấy trăm người khác mà lại có quyền "cho" 70 ứng cử viên khác đắc cử, khỏi bầu!

2. Năm 2005, ở "diễn đàn quốc hội", Phan Văn Khải (vừa là thủ tướng vừa là thành viên quốc hội) bị một "dân biểu" ngứa miệng hỏi một câu về vài điều tiêu cực xãy ra trong guồng máy nhà nước, thì Phan Văn Khải nổi nóng, hung hăng đập bàn quát " chỉ được bàn tới, cấm bàn lui", làm anh nọ tiu nghĩu ngồi xuống và mấy anh khác tịt ngòi luôn.

3. Năm 2006, cũng trong "diễn đàn quốc hội", một "dân biểu" ở đơn vị Vũng Tàu không biết sao hôm đó nổi hứng bất tử, anh dũng đứng lên hỏi một ông bộ trưởng bộ về chuyện sai phạm trong quy hoạch đất đai, nhà cửa ở Hà Nội, thì bị ngài bộ trưởng xì- nặc: " Anh là dân biểu của đơn vị Vũng Tàu mà sao lại hỏi chuyện ở Hà Nội". Nghe có lý và biết mình "chưa nắm rõ nguyên tắc" nên anh dân biểu Vũng Tàu vội vàng xin lỗi và ngồi xấu hổ ngồi xuống.

4. Để chuẩn bị cho bầu cử Quốc Hội khóa XII lần nầy, bộ máy tuyên truyền của đảng CSVN chạy hết ga, hơn 600 tờ báo, radio, TV ngày đêm om sòm kêu gọi, khuyến khích người ngoài đảng (được cho phép có mặt 10% trong quốc hội) tự nguyện nạp đơn ứng cử. Chỉ là mời cho có lệ, nặng phần trình diễn - tuyên truyền, "mời lơi" theo kiểu người Bắc, vì "mâm cổ quốc hội" chỉ dành thực khách là đảng viên Công Sản, nhưng trong số 81 triệu người Việt Nam vẫn có mấy trăm người ngây thơ tưởng thật; là bây giờ Cộng Sản chắc văn minh rồi, không còn rừng rú như ngày xưa, nên hí hửng nạp đơn ứng cử vào quốc hội.

Kết qủa: từng người, từng người tự nguyện làm đơn rút lui vì "hoàn cảnh, công việc gia đình không cho phép", hay "bận công việc cơ quan, công việc làm ăn..." Lúc nạp đơn thì "hồ hởi phấn khởi" bao nhiêu thì lúc rút đơn lại "xìu" bấy nhiêu.

Nếu không có những người có can đảm dám nói ra sự thật thì chúng ta đâu biết đằng sau chuyện lũ lượt rút lui vì " bận công việc gia đình" của những người ngây thơ nầy là cả một sự khủng bố kinh hoàng của công an đối với bản thân và gia đình họ.

Hãy nghe ứng cử viên tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, con của thi sĩ kiêm thứ trưởng bộ Văn Hóa Cù Huy Cận, trả lời đài BBC:

-Tôi có nghe nói tới chuyện đấu tố trước kia nhưng không hiểu rỏ lắm, bây giờ tôi mới hiểu việc đấu tố nó khủng khiếp như thế nào. Họ mời tôi lên tổ họp với cử tri trong đơn vị tranh cử của tôi. Công an chìm, công an nỗi đứng đầy phòng. Tôi không biết mặt những người mà họ gọi là "cử tri trong khu phố " đang hiện diện trong phòng; họ là những người ở những khu phố khác, ở phường khác, quận khác được công an cho xe chở tới.

Nhiều người lạ mặt thay nhau đấu tố tôi; họ thay nhau tung hứng rất nhịp nhàng như diễn viên sân khấu thuộc làu kịch bản. Ho lên án tôi là quan liêu, sống xa rời và không quan tâm đến đời sống cử tri trong khu phố; họ hỏi mục đích của tôi khi ra ứng cử quốc hội là gì ? Thế lực nào đứng sau lưng tôi. Tôi xin được phát biểu nhưng anh công an chủ tọa không cho. Họ chỉ mượn cớ tạo điều kiện cho tôi gặp cử tri nhưng thật ra là tổ chức cuộc đấu tố. Bị chửi bới, lên án, miệt thị bởi những người của công an suốt buổi mà không cho nói một tiếng nào rồi họ kết luận tôi không được cử tri nơi cư ngụ đồng ý cho ra ứng cử.

Trường hợp của ứng cử viên Đỗ Việt Khoa, người "tố cáo hiện tượng tiêu cực trong thi cử" ở Hà Tây, trả lời đài BBC như sau:

- Ở nơi tôi cư ngụ có tới 75% cử tri ủng hộ tôi ra ứng cử vào quốc hội nhưng đơn vị cơ quan nơi tôi dạy thì 0%. Trong ngày họp cử tri trong đơn vị tôi đang dạy, ông hiệu trưởng nói vài lời rồi tuyên bố " tôi không ủng hộ thầy Khoa ra ứng cử quốc hội. Ai đồng ý với tôi thì đưa tay lên". Ông hiệu trưởng đưa tay lên cao rồi đứng đó nhìn mọi người một cách nghiêm khắt. Từng người, từng bạn đồng nghiệp rụt rè đưa tay theo, cuối cùng tất cả đều đưa tay đồng ý với ông hiệu trưởng. Nếu có ai ủng hộ tôi thì cũng không dám làm trái ý với ông hiệu trưởng, vì nếu trái ý sẽ bị ông trù dập, trả thù, gây khó khăn liền. Thành thử tôi có số cử tri ủng hộ là 0%, không được ra ứng cử nữa.

Trường hợp khác được báo chí toan tin tuần trước (quên tên). Ông nọ mới hỏi ý kiến ông Chủ Tịch phường về việc ra ứng cử vào quốc hội, thì khuya hôm đó một đám công an ập vào nhà khám xét hộ khẩu. Ngày sau cha me, anh em bị mời lên công an phường hạch hỏi là thế lực nào đứng phía sau, và bắt gia đình làm áp lực buộc ông nọ phải bỏ ý nghĩ ra ứng cử. Bản thân ông thì bị công an gọi đi làm việc liên tục, bị đụng xe, bị bọn côn đồ gây sự và đánh đập, bị sở làm đuổi việc.

Cho dù không có một cử tri nào trong nước đi bầu cử quốc hội vào ngày 20-05 tới đây, nhưng vào ngày 21-05 sắp tới, một ngày sau, báo chí trong nước sẽ đồng loạt loan tin như sau:

-" Mặc dù bị các thế lực thù địch, bọn phản động lưu vong ở nước ngoài, bọn phản động trong nước kêu gọi nhân dân tẩy chay và tìm mọi cách phá hoại lần bầu cử quốc hội khóa XII nầy, nhưng với sự tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của đảng, hướng đi đúng của đất nước, và vai trò quan trọng của quốc hội nên cử tri cả nước đã nô nức đi bầu đại biểu của họ vào quốc hội. Kết qủa sơ khởi cho thấy có tới 99.99% cử tri trên toàn quốc đã tham gia bỏ phiếu chọn đại biểu quốc hội khóa XII. Đây là một thành công lớn cho Việt Nam, thể hiện trọn vẹn tính dân chủ trong chiều hướng đổi mới và hội nhập của đất nước. Thành viên quốc hội khóa XII đáp ứng được lòng tin cũng như sự mong đợi của cử tri; ngang tầm thời đại.”

Vậy thôi. Có đi bầu hay không đi bầu, có tẩy chay không tẩy chay thì kết qủa cũng chỉ vậy thôi. Có khán gỉa hay không có khán gỉa không phải là việc quan trọng, mà nhiệm vụ chính của đào-kép trong gánh hát Ba Đình là leo lên sân khấu diễn vỡ tuồng "bầu cử quốc hội khóa XII" để chụp vài tấm hình đăng trên các báo của nhà nước. Các ông lớn như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng... chắc chắn sẽ được tối thiểu 90% cử tri tín nhiệm, và 4 năm tới cái được gọi là "Quốc Hội Khóa XII" vẫn họp, vẫn đồng ý nhất trí, vẫn thông qua các "nghị quyết" của chính phủ, giống như 11 cái quốc hội của CSVN trong qúa khứ.

Kêu gọi tẩy chay bầu cử Quốc Hội Khóa XII là chúng ta vô tình coi trọng cái quốc hội mà thành viên "chỉ được bàn tới, cấm bàn lui", hay của những ông nghị gật " ở đơn vị Vũng Tàu mà sao lại hỏi chuyện xảy ra ở Hà Nội".

Bầu hay không bầu? Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã có câu trả lời:

Kệ cha bác

Tôi đi làm việc khác.

---

NGUYEN PHU TRONG, Chu Tich Quoc Hoi Cong San ra chi thi ve bau cu ngay 20-5-2007: " Phai co' lanh dda.o nhung lanh ddao the nao dde nguoi ta khong no'i minh ddi.nh huong het roi. Phai tra'nh go` e'p ve thoi gian, ddinh huong, de gay nen buc xu'c trong nhan dan, tra'nh dde^? dan hieu rang bau cu chi la` ddo'ng ki.ch".

Aucun commentaire: