16 Tháng 5 2007 - Cập nhật 09h53 GMT
Vài lời của người đọc và nghe
Trần Xuân An
Gửi ý kiến đến BBC từ Sài Gòn
Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt ở Sài Gòn hôm 17.04.2007
Sau khi nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn của BBC với cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt tôi có các ý kiến sau:
Nên chăng có một bộ sử giai đoạn 1930–1945–1954–1975–1989 và các tác phẩm văn học, nghệ thuật phản ánh giai đoạn lịch sử ấy, theo tinh thần cuộc trả lời phỏng vấn của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt?
Như đã tôi đã viết, các nhà văn (nói chung, đúng hơn là các nhà văn học) có bản lĩnh, từ xưa đến nay, tự biết mình phải viết gì, không nhất thiết làm hèn mình đi, như phải dựa dẫm vào ý kiến các nhà lãnh đạo chính trị đương quyền hay đã hưu trí.
Tuy nhiên, ở nước ta, chúng ta cần tham khảo để có thể xuất bản chính thức với dạng sách in giấy và khỏi bị gây phiền nhiễu bằng những cách thức công khai và thủ đoạn không quang minh chính đại của công an.
Thiết tưởng cũng cần nói rõ hơn: Cần phải có văn bản có giá trị pháp lí; chứ lời phát biểu có tính chất “dân vận”, “trí vận”, “đối ngoại”, “xã giao”, “nói vậy nhưng không phải làm vậy”, “hoà giải không phải vì dân tộc, đất nước mà chỉ vì mục đích củng cố chính quyền vững mạnh hơn, tranh thủ cảm tình của thế giới, vô hiệu hoá các phần tử chống đối trong và ngoài nước”, cũng chỉ dành cho quần chúng ngây thơ mà thôi!
Mặt khác, một khi viên chức các cấp chính quyền, toà án có văn bản chủ trương, nghị quyết với nội dung như thế, họ sẽ “yên tâm công tác”.
Nếu có những thế lực đen tối nào (không phải công an chìm, cán bộ có bản chất chuyên chính) gây phiền nhiễu, khủng bố, thì các viên chức thuộc các cấp chính quyền, toà án mới dám bảo vệ công dân – tác giả, mà bản thân họ không sợ bị “mất ghế”.
Nói tóm lại: Phải thấy tận mắt những bộ sử, nhũng tác phẩm văn chương, học thuật, các giáo trình, giáo án, sách giáo khoa theo tinh thần như vậy, và sách phải đi vào đời sống thực sự, chứ lời phát biểu, trả lời phỏng vấn cũng chưa thuyết phục được ai.
Tôi chợt nhớ một câu của Nguyễn Trãi tâu lên hoàng đế nhà Hậu Lê: “Làm sao cho tận thôn cùng xóm vắng, không còn tiếng hờn giận, oán sầu, ấy là gốc của nhạc”. Không có gì chí lí và sâu sắc hơn.
Phản ánh đúng sự thật lịch sử (gồm cả tâm tư các bộ phận nhân dân trong quá trình lịch sử), công bằng trong phân tích, nhận định hiện thực – lịch sử (ai có tội phải ghi tội, ai có công phai ghi công), đó là căn bản của văn học nghệ thuật và sử học cũng như các ngành khoa học xã hội, nhân văn khác.
Nhân dân chỉ hờn giận, oán sầu khi văn chương, khoa học xã hội bị viết lệch, bị cắt xén, bị xuyên tạc phía này, tô hồng phía kia…
Hi vọng những Nguyễn Trãi thời nay có lẽ không bị tru di tam tộc.
Trần Xuân An
15-5 HB7 (2007)
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Quý vị có ý kiến gì xin chia sẻ với Diễn đàn BBC ở địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk.
- Toàn bộ phỏng vấn với cựu TT Võ văn Kiệt
- Xã hội dân sự tự do dân chủ, ứng cử bầu cử tự do
• NHẬN XÉT VỀ BÀI“VẬN HỘI LỚN CỦA DÂN TỘC, CƠ HỘI LỚN ĐẢNG TỰ ĐỔI MỚI MÌNH”Phỏng vấn Võ văn Kiệt đăng trong TẠP CHÍ CỘNG SẢN số tháng 2/07
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire