1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

lundi 14 mai 2007

Tản mạn về bầu cử Quốc Hội

Tản mạn về bầu cử Quốc Hội


Xuân Phong

Đến 20 tháng 5 năm 2007 này, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII. Đến hôm nay, chỉ giới báo chí và truyền thông có đưa tin và tuyên tryền cho bầu cử; còn hầu hết dân chúng từ thành thị đến nông thôn đều thờ ơ, chỉ mải chuyện làm ăn, chuyện lễ hội đền này, phủ nọ, chùa kia... họ cho chuyện Quốc Hội là chuyện của các quan....

1. Làm đại biểu quốc hội nhàn thật

Để trở thành đại biểu Quốc Hội đâu cần đăng đàn diễn thuyết, đâu cần trình bày chương trình hành động. Tất cả đã có Đảng lo. Điều quan trọng là phải lọt vào cặp mắt xanh của Đảng, tất nhiên vào thời kinh tế thị trường này phải biết ''chi đẹp''

Bà Ngô Bá Thành, đại biểu quốc hội khoá X, kỳ bầu cử Quốc Hội khoá XI đã 71 tuổi, vẫn tiếp tục ứng cử, cử tri lo bà không đủ sức khoẻ để làm đại biểu Quốc Hội bà phân trần: ''Làm nhiệm vụ đại biểu quốc hội thì có nặng nề gì đâu, chỉ cần lâu lâu mới lên tiếng, dựa trên quan điểm quần chúng, ý chí và nguyện vọng của cử tri, phù hợp với pháp luật, bảo vệ quyền lợi lợi ích hợp pháp của nhân dân, thì cán cán công lý sẽ ngả về phía ''chính nghĩa tất thắng''. Huống hồ chết trong khi làm đại biểu Quốc Hội thì có gì là lạ. Năm nào mà đại biểu Quốc Hội chả mặc niệm tiễn đưa vài đồng nghiệp ra đi...''

Bà Ngô Bá Thành là luật sư, phó chủ tịch Hội luật sư Việt Nam, đại biểu Quốc Hội chuyên trách mà còn phát biểu như thế thì chúng ta không ngạc nhiên khi được biết trong nhiệm kỳ Quốc Hội khoá XI này có đến 200 vị đại biểu Quốc Hội trong suốt nhiệm kỳ không phát biểu lần nào (!?)

Trong kỳ họp cuối của Quốc Hội khoá XI, phiên họp sáng ngày 23- 3- 2007, giáo sư Nguyễn Lân Dũng phàn nàn: ''Phiên họp sáng nay vắng 80 người, nhiều đại biểu đã ghi tên tham gia các ủy ban nhưng cả khoá hầu như không ai họp lần nào. Số đại biểu dự đầy đủ nhưng không phát biểu, số đại biểu này chủ yếu trong ngành quân đội, công an, lãnh đạo''. Ông Nguyễn Ngọc Trân, phó chủ nhiệm ủy ban đối ngoại của Quốc Hội bổ sung: ''Điều này dẫn tới một thực trạng là sự dĩ hòa vi quý. Đó là tính chiến đấu của các đại biểu trong tranh luận chưa cao, có tình trạng cài răng lược với nhau, phát biểu ở đây thì chỗ khác lại hãm lại. Hiện tượng này dẫn tới chỗ đại biểu không dám phát biểu, bởi hễ phát biểu là dụng chạm, hễ đụng chạm thì như vậy có vấn đề quyền lợi trong này...''

Bởi điều 4 Hiến Pháp xác định vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng đã làm triệt tiêu tính tích cực, chủ động của các đại biểu Quốc Hội. Quốc Hội đâu còn là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Hơn 90% đại biểu Quốc Hội là Đảng viên Đảng Cộng Sản, thì Quốc Hội trở thành Đảng hội rồi! Với 19 điều cấm kỵ của Đảng viên, với nguyên tắc “tập trung dân chủ'' - buộc đảng viên chỉ được nói theo Nghị quyết - thì không một đại biểu Quốc Hội nào dám phát biểu những điều tâm huyết, những bức xúc của nhân dân nếu những điều đó đụng chạm đến đường lối chính sách của Đảng, hoặc đụng chạm đến vai trò lãnh đạo cao cấp của Đảng. '' Dĩ hoà vi quý'' là phương châm xử thế của các đại biểu Quốc Hội. Phương châm này còn có một cách gọi dân dã là ''ngậm miệng ăn tiền''. Làm đại biểu Quốc Hội nhàn thật!!!

2. Dân không là cái ''đinh'' gì

Ít nhất trên 90% cử tri đi bỏ phiếu không hề biết tài đức của người mình sẽ lựa chọn. Khẩu hiệu: ''Sáng suốt lựa chọn...'' phải dành cho Đảng, nếu Đảng sáng suốt thì dân được nhờ, nếu Đảng gà mờ thì dân khổ; mà thời buổi này thì Đảng dễ gà mờ lắm. Chúng ta nhớ lại Ban Nhân sự Đại hội Đảng X đã ghi tên vào Trung ương 4 vị: Đào Đình Bình, Bùi Tiến Dũng, Cao Ngọc Oánh. Nếu vụ cá cược bóng đá không bị vỡ lở, dẫn đến phanh phui ra vụ PU18 chắc chắn 4 vị trên là uỷ viên trung ương đảng rồi. Nhân sự Đảng mà còn thế, cho nên nhân sự Quốc Hội thì... miễn bàn.

Trong các hội nghị lấy ý kiến tín nhiệm của các cử tri. Các ứng cử viên được các tổ chức của Đảng, chính phủ. Mặt trận giới thiệu, việc biểu quyết tín nhiệm được thực hiện bằng hình thức giơ tay. Hầu hết đạt kết quả 100% cử tri tín nhiệm, còn các ứng cử viên tự do, được thực hiện bẳng bỏ phiếu kín. Tại Hà Nội có tới 35 người tự ứng cử đạt từ 0 đến 35% phiếu tín nhiệm. Tiến sỹ luật học Cù Huy Vũ, một trí thức rất tâm huyết, nhiệt tình đã tự ứng cử Quốc Hội khoá này, trong một buổi lấy tín nhiệm cử tri tại cơ quan kéo dài tới 3 giờ, anh trình bày chương trình hành động, trả lời chất vấn, lúc bỏ phiếu anh chỉ đạt 32,5% số phiếu tín nhiệm nên ông bị loại bỏ vì chưa quá bán. Trước đó vào tối ngày 26 tháng 03 Uỷ ban Mặt Trận Tổ Quốc phường Quan Thánh - Hà Nội, chỉ hơn một giờ đã tổ chức xong việc lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú với 3 ứng cử viên đại biểu Quốc Hội khoá XII là ông: Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Lê Hồng Anh. Bằng hình thức giơ tay biểu quyết, cả ba ông đều đạt 100% phiếu tín nhiệm.

''Trò chơi dân chủ'' trong bầu cử đã nhanh chóng được bộc lộ. Sau việc xin rút tên khỏi danh sách tự ứng cử của ông Đặng Hùng Võ, giáo sư tiến sỹ khoa học, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường là anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới vì Đảng không đồng ý cho ông ứng cử! Nhiều ứng cử viên sáng giá của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng xin rút tên khỏi danh sách tự ứng cử. Đến ngày 4-4-2007 đã có 47 người tại 12 tỉnh làm đơn xin rút khỏi danh sách tự ứng cử (Thành phố Hồ Chí Minh : 23 người, Hà Nội 7 người ...)

Chắc chắn đến 15 tháng 4 này, Uỷ ban Trưng ương Mặt Trận Tổ Quốc các tỉnh mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và Uỷ ban mặt Trận Tổ Quốc các tỉnh, thành phố sẽ hoàn thành tổ chức hiệp thương lần thứ ba. Loại bỏ bớt những người tự ứng cử, chốt các danh sách các ứng cử viên để phân bổ về các đơn vị bầu cử trong cả nước mà ở đó danh sách ''quân đỏ, quân xanh'' sẽ được tính toán bố trí để ''trận đánh'' bầu cử quốc hội khoá XII hoàn thành thắn lợi theo đúng sự chỉ đạo của Hội đồng Bầu cử Trung Ương!

Dân không là gì, nhưng dân cũng rất nhàn. Chỉ thương ông Đặng Văn Khoa (''hội đồng'' Khoa) ở Thành phố Hồ Chí Minh phải trăn trở quá nhiều để làm đơn xin tự ứng cử, rồi lại phải trăn trở nhiều hơn, khi lại làm đơn xin rút khỏi danh sách tự ứng cử mà sút đi mấy ký !

3- Các địa phương thi đua thực hiện công tác bầu cử.

Việc lên được danh sách các ứng cử viên, phân bổ cho các đơn vị bầu cử ở các tỉnh, thành phố coi như thắng lợi đến 70%. Việc tổ chức bầu cử chỉ còn là thủ tục quen thuộc mà hội đồng bầu cử các địa phương phải gánh vác. Các địa phương sẽ trình diễn hết ''thập bát ban võ nghệ'' và ''bảy mươi hai phép biến hoá'' để cuộc bầu cử được thực hiện đúng ''yêu cầu'' và ''chỉ tiêu'' mà Trung ương giao.

Trừ việc tuyên truyền, cổ động, trang trí, khánh tiết, vận động cử tri đi bầu cử, đảm bảo an ninh tuyệt đối trong bầu cử... đến kết quả mỹ mãn với các ứng cử viên được Đảng, Chính phủ, Mặt trận giới thiệu tỷ lệ trúng cử phải cao. Các nguyên tắc bầu cử : ''phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín'' được phô trương và đọc nhiều lần trong các phòng bỏ phiếu để cho... vui thôi! Người ta sẽ chụp ảnh đưa tin về tổ chức bầu cử, mang hòm phiếu đến tận giường nằm của cụ M để cụ bỏ phiếu, vì cụ già ốm không đến phòng bầu cử được. Nhưng người ta cũng vui vẻ tiếp nhận cho bà E bầu hộ cho cả gia đình và cho gia đình hàng xóm. Người ta làm ngơ để bà tổ trưởng bầu hộ cho 15 cử tri trong tổ của bà vì họ bận chạy chợ . Đến 16 giờ, có tổ bầu cử còn thiếu 1/3 số cử tri chưa đi bầu, thì chỉ một giờ sau mọi việc đã được giải quyết êm đềm, hộ tịch viên và các tổ trưởng nhanh chóng ''bầu giúp''.

Phần lớn số phiếu không hợp lệ (không gạch, gạch không đủ gạch chéo, biểu hiện tẩy chay), sau khi kiểm phiếu được nhanh chóng thay bằng số phiếu hợp lệ đã gạch theo chỉ đạo ( phải để lại một số phiếu không hợp lệ để lập biên bản cho có vẻ trung thực) . Chẳng ai phàn nàn về việc này, vì ban bầu cử toàn là "người của mình cả!"

Kết quả thật là mỹ mãn, các vị lãnh đạo được tín nhiệm với số bầu rất cao; có mấy chục ứng cử viên ngoài Đảng trúng cử; có cả ứng cử viên tự do trúng cử; một số ứng viên được mặt trận giới thiệu nhưng tỷ lệ phiếu bầu thấp không trúng được bầu cử đã diễn ra đúng luật, dân chủ. Hoan hô!!! Hoan hô!!!. Cũng chẳng chịu kém thành tích - So với ngành giáo dục để học sinh lớp 6 chưa đọc thông viết thạo, không biết làm tính nhân, chia - mà còn nhận giấy khen là học sinh tiên tiến! Các vị đại biểu Quốc Hội, trong các kỳ họp Quốc Hội kéo dài hàng tháng- là một dịp để về thủ đô vui vẻ. Các vị có thể đeo kính mát (đánh lừa bọn truyền hình) để ngủ gật trong hội trường vì hồi đêm "vui vẻ" quá khuya!

4 - Bất quá là trò hề của gánh hát rong.

Trong bài nói chuyện tại trường đại học Ai-Ho-Wa ngày 24-9-1984 ông Bách Dương, tác giả cuốn ''Người Trung Quốc Xấu Xí'' giải Nobel văn học đã nói: ''Các vị đều rất rõ, ý nghĩa của tuyển cử là phải có Đảng đối lập. Cuộc bầu cử mà không có Đảng đối lập, bất quá là trò hề của gánh hát rong..''

Vâng! chỉ là trò hề của gánh hát rong, chứ chưa được là trò hề trong rạp hát, vì nó quá lộ liễu, quá trơ trẽn.

Tôi hoàn toàn thông cảm và tán thành sự rút lui của các vị tự ứng cử được dư luận cho là sáng giá và rất là tiếc. Bởi nếu các vị không rút lui, thì có thể một số vị trúng cử. Nhưng lòng tự trọng không cho phép các vị ở lại, khi nhận ra rằng Đảng đã không thực lòng mong muốn có một Quốc Hội đổi mới. Khi được biết chính ông Nông Đức Mạnh, tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam cảnh cáo: « Chúng ta không cho phép

- Tản mạn về Bầu Cử Quốc Hội) trò chơi dân chủ lọt vào quốc hội mới »' Bởi trong môi truờng ''Quốc hội- Đảng trị'' đó không phải là chỗ cho những người tài đức chân chính phát huy được hết năng lực cống hiến của mình.

Bỗng nhiên tôi tâm đắc với nhận xét của ông Vụ trưởng vụ Trung Quốc thuộc uỷ ban khoa học Xã hội mới về thực trạng thể chế "Dân chủ" Trung Quốc (mà cũng muốn nói thực trạng Việt Nam).

''Đảng chỉ tay, Nhà nước ra tay, Quốc Hội giơ tay, mặt trận vỗ tay, nhân dân trắng tay''.

Hy vọng Quốc hội khoá XII sẽ là Quốc Hội cuối cùng của thể chế '' Đảng cử Dân bầu''.



Hải Phòng, ngày 5 tháng 4 năm 2007

Xuân Phong

Quanh chuyện bầu cử hề 20/5/07

Aucun commentaire: