1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

mercredi 2 mai 2007

Điều 88 Luật Hình sự Việt Nam có phù hợp với Hiến pháp hay không?

Điều 88 Luật Hình sự Việt Nam có phù hợp với Hiến pháp hay không?
2007.05.02
Lê Dân, phóng viên đài RFA

Gần đây và sắp tới, có những vụ án mà công dân Việt Nam bị xét xử chiếu theo điều 88 của Luật Hình sự, quy định về tội tuyên truyền chống phá Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa.
Bấm vào đây để nghe cuộc trao đổi này
Tải xuống để nghe
Do tính chất quan trọng của công cụ mà Nhà nước Việt Nam sử dụng để tước quyền công dân và sự tự do của một số người, chúng tôi tìm hiểu thêm về tính hữu lý của điều khoản này qua cuộc trao đổi với chuyên gia pháp luật Lê Đình Thông, hiện đang giảng dạy luật tại đại học Paris-Nanterre bên Pháp.

Bài do Lê Dân thực hiện. Và chúng tôi xin nói thêm là nhận định của giáo sư không nhất thiết phản ảnh quan điểm của đài Á châu Tự do.

Mâu thuẫn với Điều 53 của Hiến pháp

Lê Dân: Thưa giáo sư, gần đây có những vụ án mà bị cáo là những người mạnh dạn nêu lên, nói ra, những điều không phù hợp với những gì Nhà nước muốn người dân biết. Điển hình như vụ linh mục Nguyễn văn Lý, và sắp tới là phiên xử các luật sư Nguyễn văn Đài, Lê thị Công Nhân, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy.....

Công cụ của Nhà nước viện dẫn để kết án những người từng được quốc tế ca ngợi là dũng cảm đó, là điều 88 trong Luật Hình sự Việt Nam. Theo giáo sư, nếu xét theo những tiêu chí, quy phạm pháp luật của nhiều nước trên thế giới thì điều 88 đó có hữu lý và minh bạch không?

Gs Lê Đình Thông: Điều 88 không hợp lý. Bởi vì theo quy định của nó thì những ai phát tán thông tin chỉ trích chính quyền, phổ biến những thông tin xuyên tạc làm hoang mang dư luận, hoặc là làm ra hoặc tán phát những tài liệu có nội dung chống lại Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa thì đều bị phạt tù.

Bởi vậy tôi mới nói điều 88 ví như đôi còng số 8, nó đi ngược lại với điều 53 của Hiến pháp Việt Nam, cho phép người dân được quyền phát biểu về những vấn đề chung của đất nước. Mặt khác, điều 69 của Hiến pháp còn cởi trói xích xiềng, cho phép người dân được quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, rồi tự do hội họp, lập hội, biểu tình.

Điều 146 của Hiến pháp Việt Nam quy định rõ ràng là các văn bản lập pháp, như trường hợp luật Hình sự Việt Nam và các văn bản lập quy đều phải phù hợp với Hiến pháp. Vậy mà, tôi xin nhấn mạnh là, điều 88 của luật Hình sự rõ ràng là trái ngược với điều 146 của Hiến pháp.

Tôi xin nói thêm, Hiến pháp trong bất cứ một quốc gia nào, cũng là luật tối thượng. Tôi xin nói thêm, là Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị đã được Liên Hiệp Quốc chấp nhận vào năm 1966, có hiệu lực từ năm 1976 và đã được 144 nước trên thế giới phê chuẩn. Tôi xin nhấn mạnh là trong danh sách các nước phê chuẩn có nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2 khoản 3 của Công ước đã quy định những nước đã tham gia, như trường hợp Việt Nam, phải bảo đảm cho những ai bị phạt tù chỉ vì họ hành xử những quyền tự do được hiệp ước công nhận, thì những người đó có quyền kiện ngược lại chính quyền.

Nói một cách cụ thể, thì theo Công ước Quốc tế về Những quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã phê chuẩn, thì Việt Nam có nghĩa vụ phải tuân thủ hiệp ước này, thì linh mục Nguyễn văn Lý có quyền khởi tố để phản đối những bản án của Tòa án Nhân dân Thừa Thiên-Huế. Điều 88 còn hòan toàn trái ngược với điều 69 của Hiến pháp Việt Nam....

Công cụ để ‘bịt miệng’ dân chúng

Lê Dân: Thưa giáo sư Lê Đình Thông, trên thế giới có những nước nào khi ban hành luật, họ chỉ quy định chung chung, mơ hồ, để rồi sau đó nhà cầm quyền ban hành thông tư, nghị định hướng dẫn thi hành luật tùy theo nhu cầu của họ tùy theo từng thời điểm hay không?

Gs Lê Đình Thông: Xét về kỹ thuật pháp lý thì những quy định pháp luật về một tội danh cần có một văn bản áp dụng, quy định rõ những yếu tố cấu thành tội trạng, tiếng Pháp gọi là éléments constitutifs.

Tại những nước tự do, dân chủ, đã phê chuẩn hiệp ước về những quyền dân sự và chính trị, thì việc quy định đó rất là quan trọng, nên cần phải có những yếu tố cụ thể để việc xét xử được công minh.

Cũng tại các nước tự do, dân chủ, tôi xin nói rõ là tội tán phát thông tin sai lạc, được coi là tội phạm tài chính, trừng phạt những người biết trước các thông tin liên quan đến chứng khoán để thủ lợi cho mình, thuật từ pháp luật gọi là délis bénéfíes.

Còn tại Việt Nam, nhà nước dùng tội tán phát thông tin để bịt miệng những người bất đồng chính kiến. Nhà nước hành động như vậy là đã đi ngược lại sự tiến hóa của lịch sử...

Lê Dân: Thưa giáo sư, chúng tôi xin hỏi là tại nước Pháp, nơi ông sinh sống và giảng dạy luật, có điều luật nào tương tự như điều 88 luật Hình sự Việt Nam hay không?

Gs Lê Đình Thông: Nếu điều 88 được áp dụng trên nước Pháp thì không phải chỉ có 1 linh mục Nguyễn văn Lý vào tù, mà sẽ có tới 99,06% người Pháp sẽ phải vào tù tội chỉ vì họ dám nói lên sự thật....

Luật hình sự đi ngựơc với Hiến pháp

Lê Dân: Con số 99,06% mà giáo sư vừa nhắc tới có phải là số cử tri Pháp trong kỳ bầu cử vừa qua đã không bỏ phiếu nào cho các ứng viên của đảng Cộng sản phải không ? Quay lại Việt Nam, giáo sư đã nói rằng điều 88 của luật Hình sự đi ngược lại tinh thần một số điều trong Hiến pháp, cụ thể ra sao?

Gs Lê Đình Thông: Tôi xin phân tích điều 88 với các quy định khác trong luật Việt Nam. Điều 126 của Hiến pháp Việt Nam đã quy định là các Tòa án Nhân dân, viện Kiểm sát Nhân dân... có nhiệm vụ bảo vệ đời sống tự do, bảo vệ danh dự và nhân phẩm của người dân. Bản án linh mục Nguyễn văn Lý và những vụ án sắp được xét xử chứng tỏ là hệ thống tư pháp Việt Nam đã không thực hiện đúng những nhiệm vụ vừa kể.
Lê Dân: Vậy thì theo tiêu chuẩn quốc tế, các bản án loại đó có hiệu lực pháp lý, có công bằng và minh bạch cho những cá nhân bị cáo buộc hay không, thưa Giáo sư?

Gs Lê Đình Thông: Muốn làm sáng tỏ chỉ có cách là đối thoại, chúng ta đều biết như vậy. Phải tôn trọng hai nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự được điều 14 của hiệp ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị công nhận.

Hai nguyên tắc đó là công bình và công khai. Tòa án nhân dân đã không tôn trọng nguyên tắc hỏi đáp, oralité, trong xét xử.

Bởi vì khi công an bịt miệng linh mục Lý, khi chứng kiến, các thẩm phán xét xử vẫn giữ thái độ yên lặng, không có một ý kiến nào, chứng tỏ rằng tòa án Nhân dân Thừa Thiên đã không tôn trọng điều 126 và những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự. Vì vậy bản án của linh mục Lý hoàn toàn vô hiệu, nullité.

Lê Dân: Xin cám ơn giáo sư Luật Lê Đình Thông của đại học Paris-Naterre, Pháp quốc. Chúng tôi xin thỉnh ý giáo sư thêm về những việc khác vào dịp thuận lợi.

Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Báo độc lập Tự Do Ngôn Luận sau một năm phát hành
Bà Hồ Thị Bích Khương bị bắt giữ hôm 25-4 vừa qua
Bàn về vụ án Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân sắp đem ra xử
Đàn áp có hệ thống
Luật sư và gia đình chỉ được tiếp xúc hồ sơ vụ án Luật sư Nguyễn Văn Đài và Công Nhân 8 ngày trước phiên xử
Ân Xá Quốc Tế kêu gọi Việt Nam trả tự do cho tù chính trị
Cập nhật những thông tin về trường hợp Luật sư Nguyễn Văn Đài
Phỏng vấn Hồng Y Phạm Minh Mẫn về phiên toà xử Linh mục Nguyễn Văn Lý
LM Lưu Minh Hoàng: sau vụ xử Linh mục Lý, không thể nào giữ im lặng mãi được
Các chính trị gia Mỹ yêu cầu Hà Nội trả tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »
Tải và cài đặt Audio Player »
Ăng-ten chống phá sóng »
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia

Aucun commentaire: