1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

samedi 5 mai 2007

'VN không có chế độ tranh cử'

Ông Võ văn Kiệt kêu gọi “Hoà Giải”
Ông Phó chủ tịch quốc hội VN trả lời cựu thủ tướng Võ văn Kiệt về lời kêu gọi “Hoà Giải”

Ông Võ Văn Kiệt nói vê “Hoà Giải” thật ngọt ngào sau 32 năm đảng CSVN nắm trọn quyền lực. Ông Võ văn Kiệt có lúc là người có nhiều quyền lực, có lúc dường như bị đẩy ra khỏi quyền lực. Có nhiều việc ,nhiều vấn đề đã không được Ông đề cập đến. Trên tất cả , Ông không hề nói đến điều 4 hiến pháp, một điều “ăn cướp có võ trang”. Dân Nam kỳ gọi thái độ này là thái độ “ chơi cha thiên hạ”. Ông Kiệt là người Nam Kỳ, Ông hiểu hơn ai hết, Ông đang “chơi cha thiên hạ” thì giá trị những lời ngọt ngào cuả Ông có phải là những lời đáng tin cậy hay không?

----


'VN không có chế độ tranh cử'

02 Tháng 5 2007 - Cập nhật 09h07 GMT

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/05/070502_na_elex_webchat.shtml

Ông Võ văn Kiệt kêu gọi “Hoà Giải”


Buổi đối thoại diễn ra vào sáng thứ Tư 2/5

Ba tuần trước kỳ bầu cử Quốc hội khóa XII, tổ chức vào ngày 20/5, phó chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn Yểu có cuộc đối thoại trực tuyến với bạn đọc của báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cuộc đối thoại diễn ra vào đầu giờ sáng thứ Tư 2/5, kéo dài khoảng hai tiếng đồng hồ.

Trả lời câu hỏi: "Thực tế hiện nay Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất hay là Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng?", ông Nguyễn Văn Yểu nói cần phân biệt hai vấn đề.

"Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam với đại diện cao nhất là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, theo điều 4 Hiến pháp 1992 là lãnh đạo Nhà nước và xã hội."

"Đảng lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, nhưng Đảng không làm thay nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước."

Theo ông Nguyễn Văn Yểu, trong hệ thống Nhà nước, Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nhân dân sẽ thực hiện 3 chức năng cơ bản là lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng nhất.

"Quốc hội không quy định số đại biểu ngoài Đảng là 10%, mà quy định ít nhất là 10%. Như vậy có nghĩa là số đại biểu ngoài Đảng có thể nhiều hơn số 10%."

Quá trình bầu chọn

Có ý kiến thắc mắc: "Ở Việt Nam cử tri thậm chí không biết mặt người được ứng cử là ai, họ đã, đang và sẽ làm được gì cho dân, cho nước".

Ông Nguyễn Văn Yểu trả lời: "Ở các nước khác có chế độ tranh cử, ở Việt Nam không có tranh cử mà là vận động bầu cử và theo quy định".

"Bầu cử khác với tranh cử, ứng cử viên không ai tranh ai, khi thực hiện vận động thì không làm phương hại đến lợi ích chung của các cơ quan, đơn vị khác. Có thể nói tốt về các đại biểu khác hoặc các cơ quan khác nhưng ứng cử viên không được nói gì phương hại đến ứng cử viên khác."


Đảng lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, nhưng Đảng không làm thay nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước.



Phó Chủ tịch QH Nguyễn Văn Yểu

"Họ có thể đề ra chương trình hành động hoặc hứa hẹn trước nhân dân, trước cử tri để vận động bầu cử."

Theo quy định của Luật Bầu cử Việt Nam, chậm nhất 25 ngày trước ngày bầu cử, Hội đồng bầu cử Trung ương phải công bố toàn bộ danh sách ứng cử viên.

Danh sách ứng cử viên Quốc hội XII đã được công bố hôm 24/4, đúng quy định.

Ông Nguyễn Văn Yểu nói "hiện nay đang là giai đoạn tuyên truyền, giới thiệu về các ứng cử viên".

"Các địa phương hiện nay cũng đang và sẽ tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri của ứng cử viên đối với cử tri ở đơn vị bầu cử. Trong cuộc tiếp xúc cử tri đó, các ứng cử viên sẽ trình bày chương trình hoạt động của mình."

Tuy nhiên như vậy, giai đoạn tuyên truyền giới thiệu với các công việc như tiếp xúc cử tri, trình bày chương trình hoạt động và vận động bầu cử chỉ được thực hiện trong thời gian chưa đầy một tháng.

Việt kiều không thể ứng cử

Trả lời câu hỏi của một người sống ở nước ngoài, có quốc tịch nước ngoài nhưng đồng thời vẫn giữ quốc tịch Việt Nam; về việc tự ứng cử, ông Yểu nói:

"Đã nhập quốc tịch nước ngoài, đồng thời vẫn còn quốc tịch Việt Nam, thì trường hợp này không đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ và mọi quyền như là công dân chỉ có một quốc tịch."

"Trong trường hợp này thì không thể có điều kiện để làm nghĩa vụ quân sự, và cũng không có điều kiện để tự ứng cử đại biểu Quốc hội."


Đã nhập quốc tịch nước ngoài, thì không đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ và mọi quyền như là công dân chỉ có một quốc tịch Việt Nam.



Một vấn đề khác mà nhiều người quan tâm, là con số người tự ứng cử qua ba vòng hiệp thương giảm đi nhiều. Ông Nguyễn Văn Uyển bình luận rằng ông "thấy việc này cũng bình thường".

"Nguyên nhân đã rất rõ ràng, chủ yếu trên cơ sở sự tín nhiệm của cử tri và tự cân nhắc của người tự ứng cử."

Ông nói, cũng có trường hợp là đảng viên "do phải tập trung vào công việc đang làm, nên cấp ủy có ý kiến chỉ đạo là không nên ứng cử, mà đã là đảng viên thì phải chấp hành theo ý kiến chỉ đạo của cấp ủy."

"Khi Đảng đồng ý, chấp nhận thì mới thực hiện quyền tự ứng cử."

Theo ông, "không riêng gì ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới, cả các nước phương Tây theo chế độ đa đảng, thì nhất thiết đảng viên của họ phải được sự đồng ý của đảng mới được tự ra ứng cử."

====================================================

Hoàng Oanh
"Đảng lãnh đạo nhà nước, quốc hội, nhưng đảng không làm thay nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước". Quả thật không hiểu nổi khi cho rằng "quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân"nhưng trên cả nhân dân lại là đảng?

Nói thật , đại đa số nếu không nói là tất cả các ĐBQH đều là người của đảng, cho nên QH thực ra chỉ hợp thức hoá ý chí của đảng mà thôi. Đảng nên chỉ định luôn ĐBQH cho đỡ tốn tiền thuế của dân để tổ chức, tuyên truyền bầu cử. Ai cũng biết, hàng hoá không có cạnh tranh chỉ là hàng hoá tồi, bầu cử mà không có cạnh tranh thì...!.

Mai, Florida
Phải hiểu như thế nầy cho dễ: Quốc Hội chỉ có bổn phận đệ đạt nguyện vọng lên Bộ Chính Trị. Chỉ đơn giản như vậy mà phải bỏ ra 350 tỉ tiền thuế của dân với nhân sự, thời gian, quảng cáo... thì uổng quá! Dành nhân vật lực nầy để giúp cho người nghèo ở nông thôn thì thực tế hơn.

Hai Nguyen, Vũng Tàu
Từ 18 tuổi cho đến nay là 29 tuổi, tôi chưa một lần đi bỏ phiếu vì cảm thấy bỏ phiếu ở Việt Nam thật là vớ vẩn, mọi sự sắp xếp và định đoạt trong cuộc bầu cử gần như đã được mấy ông chính quyền xem xét giúp rồi.

Trần Quang Hà, Vinh
Tôi cũng đồng ý quan điểm rằng: bầu cử chỉ là hình thức, đã là chủ tịch hay bí thư tỉnh hoặc thành phố cấp trung ương thì đương nhiên là đại biểu Quốc hội. Tỷ lệ hay số phiếu bao nhiêu dân không hề biết. Không bầu thì cũng là đại biểu Quốc hội rồi.

An Thanh, Đà Nẵng
Bầu cử ở VN có nhiều điểm đặt biệt: Chính quyền địa phương cố gắng thúc giục người dân đi bầu để chứng tỏ địa phương mình nhân dân đã thực hiện quyền dân chủ 100%, để lấy thành tích với cấp trên. Ứng cử viên được Đảng đề ra là 5 người, cử tri chỉ có quyền gạt bỏ một người. Cho đến bao giờ mới chấm dứt cái kiểu dân chủ hình thức như thế.

Phuong Nam Nhat, Bắc Âu
Tất cả các câu trả lời cho các câu hỏi mang tính cơ bản về quyền hành của QH cũng như cung cách bầu bán đều mang tính lừa bịp. Ai cũng biết rõ ràng, ĐCS là cơ quan tối cao ở VN hiện nay. Nó trên hết tất cả. Nếu so sánh, nó hơn cả vua ở các nước theo thể chế Quân chủ lập hiến.

Ông Yếu thành thật khi nói VN không có chế độ tranh cử. Nhưng ông không thành thật khi nói VN có "vận động bầu cử". Vận động là không bắt buộc, nhưng không đi bầu thì mệt lắm đấy. Tóm lại, Hội Nghị Diên Hồng có thể kể là quốc hội đầu tiên được biết đến trong lịch sử VN, đã xảy ra hàng trăm năm trước, xem ra, còn có thực chất hơn QHVN ở thế kỷ 21!

Dinh Van, Hà Nội
Cảm nhận cá nhân của tôi là ông Yểu trả lời vòng vo, ông có vẻ không quan tâm tới việc trả lời 1 cách thấu đáo mà chỉ trả lời cho đủ số lượng. Ông Yểu đã khẳng định (điều mà ai cũng biết) là ở VN không có tranh cử, chỉ có bầu cử.

Tôi tự hỏi "tranh cử" thì có gì là xấu nếu người tranh cử "tranh nhau" tiếp thị những cái hay của mình để cử tri có thể thoải mái lựa chọn. Nếu cứ tiếp tục cơ chế "bầu cử hữu nghị" như thế này thì người dân VN sẽ mãi mãi chỉ được xơi thứ chính trị - bánh vẽ theo kiểu phân phối thời bao cấp.

Nam, Hà Nội
Mặc dù mới đây có nhiều thông tin về cải cách trong cách thức bầu cử nhưng tôi tin chắc chắn cách mà quốc hội hành động sẽ không khác là mấy. Việt Nam luôn đưa ra rằng nước mình là dân chủ, trong quốc hội - cơ quan có quyền lực tối cao của nhà nước- theo cách họ gọi như vậy có đủ mọi thành phần, nhưng họ cũng chỉ là bù nhìn mà thôi, mọi việc mà không có sự chỉ đạo của Đảng đố ai dám đưa ra ý kiến hay bỏ phiếu.

Thử có ông quốc hội nào đứng lên đòi cải cách chính trị xem? Thế nào cũng bị đi cải tạo, vậy khi quốc hội không thể làm được những việc như thế thì có đáng để tồn tại hay không? Có đáng để cho mỗi năm dân chi hàng trăm tỉ đồng để họp hành ăn uống cho các vị không?

Ẩn danh
Đảng không làm thay nhiệm vụ của nhà nước chỉ là ngụy biện. Các thành viên cao cấp của chánh phủ đều là Đảng viên Cộng Sản, vậy thì Đảng đã hiện diện một cách mạnh mẽ trong bộ máy nhà nước. "Lãnh đạo chứ không làm thay" chỉ là một cách chơi chữ.

http://www.doi-thoai.com/baimoi0507_017.html
'VN không có chế độ tranh cử'
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/05/070502_na_elex_webchat.shtml

Aucun commentaire: