1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

mardi 24 avril 2007

Y Như Bán Nô Lệ ?

Y Như Bán Nô Lệ ?
24.04.2007 | Đề mục: Trần Khải | |
Trần Khải .

Thời nô lệ đã qua lâu rồi. Nhưng rải rác vẫn còn một số hiện tượng làm chúng ta không tránh khỏi suy nghĩ về cách đối xử giữ người với người. Và ngậm ngùi khi nghĩ tới hoàn cảnh nào đã dẫn tới các hiện tượng như thế.

Một thời chúng ta nghĩ rằng nàng Kiều là chuyện cá biệt, là một hiện tượng văn học khi nhà thơ Nguyễn Du cảm xúc và điển hình hóa một nhân vật, một chuyện đời thiếu nữ và đã dịch lại, sáng tác thêm để cho thành một tác phẩm văn học.

Mới vài tháng trứơc, chúng ta còn nghe chuyện một vài trung tâm môi giới hôn nhân tại Mã Lai và Singapore cho phép các chú rể ngoại nơi naỳ được phép sống thử một tuần lễ với thiếu nữ Việt Nam để xem có quyết định đăng ký kết hôn hay là sẽ trả nàng về lại quê nhà VN vì chưa hợp ý.

Vậy rồi tới chuyện hôm nay là, gần 70 cô gaí từ Miền Tây lên Sài Gòn, thoát y, ưỡn ẹo khoe nhan sắc để hy vọng được 2 chú rể Hàn Quốc chọn về làm vợ.

Có phải cô dâu Việt Nam đang được các chú rể Hàn Quốc tìm mua với kiểu cách hệt như tìm mua nô lệ thời xưa? Đó là vấn đề để chúng ta có thể suy nghĩ, chiêm nghiệm thêm về những kiếp người đang rơi vào hoàn cảnh chỉ còn cách bung ra, lên Saì Gòn, bán thân làm vợ cho người lạ mặt.

Thực sự, tìm chồng qua môi giới vẫn không có gì sai trái về mặt đaọ đức. Nhưng còn chuyện thoát y tập thể 70 cô để 2 anh Hàn Quốc xem xét, chấm điểm và lựa chọn thì hẳn nhiên là có gì rất là bệnh hoạn.

“Hàng chục cô gái thoát y để được lấy chồng ngoại…”

Đó là tựa đề một bản tin của phóng viên N. Hải trên báo mạng VnExpress hôm Thứ Hai 23-4-2007. Bản tin viết trích đoạn như sau:

“Gần 70 cô gái lần lượt cởi bỏ y phục dưới con mắt săm soi của hai người đàn ông Hàn Quốc với hy vọng được chọn làm vợ. Đường dây môi giới lấy chồng nước ngoài trái phép này vừa bị Công an TP HCM triệt phá trưa nay.

Tại căn nhà số 209B đường Vĩnh Viễn, quận 10, hàng chục cô gái chen chúc đứng chờ đến lượt “trình diễn”. Theo yêu cầu của 2 người đàn ông và một phụ nữ Hàn Quốc, các cô gái phải cởi bỏ quần áo, để họ xem xét dị tật, sẹo cũng như khả năng sinh nở trước khi đưa ra quyết định tuyển chọn cuối cùng.

Theo cơ quan điều tra, đường dây môi giới trái phép này do Thi Vĩnh Khương, 42 tuổi, Tân Phú, TP HCM, cầm đầu. 3 ngày trước, Khương thuê căn nhà này với giá 500 nghìn đồng/ngày để tổ chức cho nhiều lượt khách “xem hàng”…” (hết trích)

Vậy rồi chuyện buôn nô lệ thời xưa ra sao?

Trong tác phẩm “Twelve Travelers, Twenty Horses” (Mười Hai Lữ Khách, Hai Mươi Ngựa) xuất bản năm 2003 của Harriette Gillem Robinet — bản thân bà có ông ngoại là nô lệ da đen của Tướng Robert Lee, và bà là một nhà văn nữ da đen chuyên viết truyện lịch sử với các nhân vật da đen gốc Phi Châu — nơi Chương I có kể chuyện buôn nô lệ hồi tháng 9-1860 tại Kentucky, trích dịch như sau:

“…Cuối cùng vào buổi sáng trong ngày buôn nô lệ, họ gỡ xiềng của tôi ra. Họ bắt tôi đứng trần truồng trong khi họ tưới xô nước lạnh rửa thân thể tôi. Với một tảng mỡ heo bằng bàn tay, họ chà xát thân tôi cho tới khi sáng rực lên. Rồi tôi tự mặc áo quần vào…(…)

Người đàn ông da trắng bước tới và lui trước mặt chúng tôi. Ông có lẽ đang lưạ chọn nô lệ, nhưng ông trông có vẻ như mắc cỡ để khám xét [thân thể] chúng tôi. Những người mua thường nhéo vào cánh tay và bắp chân chúng tôi để xem cơ bắp….(…)

Stovepipe Hat trông có vẻ ngượng về chuyện đi mua nô lệ. Nhưng như thế còn tốt hơn là người đàn ông da trắng gần đó buộc một phụ nữ cao tuổi phaỉ chạy quanh một vòng tròn, rồi cạy miệng phụ nữ này để gõ nhẹ vào răng bà…” (hết trích dịch)

Điều chúng ta chú ý nơi đây rằng, trong khi “Gần 70 cô gái lần lượt cởi bỏ y phục dưới con mắt săm soi của hai người đàn ông Hàn Quốc với hy vọng được chọn làm vợ….” (theo bản tin VnExpress) thì buôn nô lệ hồi năm 1860 tại Kentucky cho phép nô lệ mặc áo quần đầy đủ ra khoe hàng, chỉ khi tắm sửa soạn mới ở truồng thôi. Thậm chí, có người chủ đi tìm mua nô lệ vẫn còn biết ngượng, vì tự thấy chưa đối xử phảỉ phép với những con người cũng biết vui buồn đau đớn như mình. Tuy là vẫn có những người thô bạo, trứơc khi mua là phảỉ nhéo tay, nhéo chân, bắt hả miệng để xem răng…

Nhưng chuyện bắt các cô ở truồng tập thể để xem hàng trước khi chọn mua vợ thì chưa từng nghe trong lịch sử loaì người.

Đúng là vẫn có những nơi có chuyện các cô phaỉ thoát y tập thể, có chuyện các cô phải ưỡn ẹo khoe hàng tập thể … Đúng như thế, nhưng đó là chuyện xảy ra ở các xóm đèn đỏ.

Sao lại xảy ra khi tìm vợ như thế? Mà sao lại xảy ra ngay tại Sài Gòn như thế? Có phải là một số đàn ông Hàn Quốc trong khi tìm vợ đã cố ý làm nhục quốc thể của nước nhược tiểu Việt Nam? Hay chỉ là chuyện tìm vợ quá cẩn trọng và đi quá đà? Hay thực sự, có phải tự người Việt mình với nhau, trong khi cạnh tranh môi giới bán hàng, đã ép buộc các cô phaỉ chiêu mãi như thế?

Dù thế nào đi nữa, chính quyền địa phương phải có lỗi, có một phần trách nhiệm.

Đơn giản, cho dù 2 ông Hàn Quốc kia có là đạị dâm tặc đi nữa, khi sang Mỹ, Anh, Úc, Pháp… mà chọn vợ, chắc chắn là không dám tham dự một cuộc thi hoa hậu cởi truồng như thế. Chỉ vì 2 ông Hàn Quốc biết rất rõ rằng, luật pháp tại Việt Nam dễ dàng linh động, và là nơi người ta dám làm chuyện phi pháp.

Ykien

Aucun commentaire: