Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Đăng Hưng: Đại học Việt Nam còn rất nhiều điều phài làm
2007.04.26
Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
Trong hàng chục năm đổi mới nền giáo dục Việt Nam ngày càng không tỏ ra phù hợp với trào lưu giáo dục của thế giới, hiện tượng đó gây lo ngại cho nhiều người, nhiều giới.
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống để nghe
Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Đăng Hưng. Photo courtesy www.ltas-rup.ulg.ac.be
Một trong những bất cập hiện nay là đào tạo đội ngũ giảng dạy trong các đại học. Mặc Lâm phỏng vấn Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Đăng Hưng về vấn đề này, mời quý vị theo dõi.
Đào tạo một tầng lớp giảng viên đại học có đủ phẩm chất và năng lực là việc làm hết sức khó khăn cho những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Trong tình thế hết sức cấp bách hiện nay, bộ giáo dục và đào tạo nhận thấy rõ tầm quan trọng chiến lược của việc đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ cho nhu cầu vài năm tới và chính Bộ Trưởng Nguyễn Thiện Nhân đưa ra dự án trong đó sẽ đào tạo 20.000 tiến sĩ trong vòng 4 năm từ nay tới năm 2010 và dự án này vừa được Thủ Tướng Chính Phủ thông qua.
Một trong vài người hiếm hoi từ nước ngoài trở về Việt Nam giúp đào tạo Thạc Sĩ và Tiến sĩ là Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Đăng Hưng. Từ năm 1995, Giáo Sư Hưng xin được tài trợ từ Châu Âu và sáng lập Trung tâm Cao học Việt Mặc Lâm: Bỉ tại trường Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Ông tổ chức những chương trình đào tạo với khoảng 8 giáo sư từ Bỉ về Việt Nam giảng dạy cho 35 học viên mỗi năm. Những sinh viên giỏi được qua Bỉ làm luận văn Thạc sỹ. Những người còn lại sẽ được hướng dẫn từ xa và khi hoàn tất luận án sẽ được trường Đại học Liège cấp bằng tốt nghiệp.
Từ 1995 đến năm 2000, Giáo Sư Hưng đã mở được 9 khoá ở TP.HCM và 5 khóa ở Hà Nội với tổng số 400 sinh viên, trong đó có 240 người đã được cấp bằng ở nước ngoài. Cuối mỗi khóa có 2 sinh viên ưu tú được sang Bỉ, Canada, Pháp làm luận án Tiến sỹ, đến nay đã có 20 người hoàn tất luận án này.
Việt Nam có ý đồ rất lớn để đào tạo các thầy có học vị thạc sĩ và tiến sĩ vì các giới chức này rất thiếu ở bậc đại học, mà nếu có thì những giáo chức được đào tạo tại Việt Nam, một số khác từ Đông Âu hay Liên Sô cũ nó không phù hợp với tiến triển hiện nay.
Giáo sư Hưng
Chúng tôi có cuộc phỏng vấn với Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Đăng Hưng và khi được hỏi "là người có nhiều đóng góp trong lĩnh vực đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ cho Việt Nam, giáo sư có những kinh nghiệm gì về lãnh vực đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ của đại học Việt Nam từ trước đến nay, Giáo sư Hưng cho biết:
Giáo sư Hưng: Việt Nam có ý đồ rất lớn để đào tạo các thầy có học vị thạc sĩ và tiến sĩ vì các giới chức này rất thiếu ở bậc đại học, mà nếu có thì những giáo chức được đào tạo tại Việt Nam, một số khác từ Đông Âu hay Liên Sô cũ nó không phù hợp với tiến triển hiện nay.
Tôi muốn giúp để Việt Nam đi nhanh và tôi đã đào tạo tại Việt Nam gần 350 thạc sĩ và gần 20 tiến sĩ. Đây là đào tạo chất lượng quốc tế có nghĩa là chương trình du học tại chỗ, có nghĩa là thay vì các em phải ra nước ngoài học thì các em ở tại Việt Nam các giáo sư ở các trường đại học châu Âu hay ở Bỉ được chúng tôi tài trợ gửi về Việt Nam đào tạo. Mỗi năm chúng tôi gửi về 6 giáo sư từ Âu Châu.
Cácgiáo sư dạy tại Việt Nam gửi bài qua Châu Âu chấm điểm. Chất lượng và điều kiện học tập cũng tương đương với Âu Châu. Chúng tôi làm đã 12 năm cái chương trình này. Phải nói rằng đây là chương trình cao cấp nên chúng tôi chọn những học sinh giỏi vào học, vì nếu thoải mái đầu vào thì rất cứng đầu ra có nghĩa là ở Sàigòn có khoảng 35 em ghi danh thì mỗi năm khoảng 15 em tốt nghiệp.
Mặc Lâm:Thưa giáo sư, riêng về tài liệu để nghiên cứu cũng như ngoại ngữ thì chương trình này giải quyết thế nào cho các nghiên cứu sinh?
Giáo sư Hưng: Chương trình dạy bằng tiếng Anh, và trường đại học chúng tôi đang giảng dạy là trường tiếng Pháp nhưng khi về Việt Nam các sinh viên biết tiếng Pháp rất ít nên chúng tôi quyết định chọn tiếng Anh để dạy.
Mặc Lâm:Cũng liên quan đến việc đào tạo Tiến Sĩ thì mới đây Bộ trưởng Giáo Dục là ông Nguyễn Thiện Nhân có dự án đào tạo 20,000 Tiến Sĩ từ đây đến hết năm 2010. Xin giáo sư cho biết dự án này có khả thi so với tình hình hiện tại hay không?
Theo thiển ý của tôi thì đây là dự án không khả thi lắm. Tôi thích có 2,000 tiến sĩ đủ chất lượng thay vì có 20,000 tiến sĩ không có chất lượng. Nếu tiếp tục đào tạo tiến sĩ theo chất lượng hiện nay tại Việt Nam thì tôi nghĩ rằng cái hướng này không giải quyết được vấn đề.
Giáo sư Hưng
Giáo sư Hưng: Theo thiển ý của tôi thì đây là dự án không khả thi lắm. Tôi thích có 2,000 tiến sĩ đủ chất lượng thay vì có 20,000 tiến sĩ không có chất lượng. Nếu tiếp tục đào tạo tiến sĩ theo chất lượng hiện nay tại Việt Nam thì tôi nghĩ rằng cái hướng này không giải quyết được vấn đề.
Mặc Lâm:Theo kinh nghiệm của Giáo Sư sau một thời gian giảng dạy tại Việt Nam thì việc gì cần phải chú trọng nhất trong giai đoạn này đối với nền giáo dục nước nhà?
Giáo sư Hưng: Tôi nghĩ có rất nhiều điều phải làm. Đại học Việt Nam xuống cấp đã từ mấy thập kỷ, do đó nó xếp hạng rất thấp so với khu vực cho nên cái điều trước mắt là phải chấn chỉnh và cải tiến cái nền đại học Việt Nam, đặc biệt là có cách xử lý mạnh mẽ hơn nữa về nhiều mặt, nhiều vấn đề.
Mặc Lâm:Xin cám ơn Giáo Sư dành cho cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Những bài liên quan
Ba mươi năm kinh tế học
Việt Nam với những thử thách trong vấn đề nhân sự có kỹ thuật cao
Đại học Westminster công bố nhiều học bổng dành cho sinh viên nước ngoài
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: chất lượng ngành giáo dục còn nhiều nỗi lo lắng
Việt Nam sẽ sát nhập 2 kỳ thi tốt nghiệp trung học và tuyển sinh đại học
Cần phải xử lý nghiêm khắc hơn thầy giáo cưỡng ép tình dục nữ sinh
Giáo dục học đường tại Việt Nam ngày càng xuống cấp
Trường đại học An Giang ký thoả ước kết hợp với trường đại học West Virginia
Các trường đại học cần phải đáp ứng nhu cầu của địa phương
Huế thành lập Trường Đại Học Mỹ Thuật
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »
Tải và cài đặt Audio Player »
Ăng-ten chống phá sóng »
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire