1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

mercredi 18 avril 2007

Việt Nam ra nghị định về đình công: Ðền 3 tháng lương nếu đình công “bất hợp pháp”

Việt Nam ra nghị định về đình công: Ðền 3 tháng lương nếu đình công “bất hợp pháp”
Tuesday, April 17, 2007


HÀ NỘI 17-04 (TH) - Công nhân đình công trong các vụ tranh chấp lao động ở Việt Nam bị buộc phải bồi thường chủ chủ sử dụng đến 3 tháng tiền lương nếu bị coi là “bất hợp pháp.”

Bản tin báo điện tử VnExpress ngày Thứ Ba, 17 Tháng Tư, 2007, cho hay như vậy về một nghị định do Bộ Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội Cộng Sản Việt Nam soạn thảo và chuẩn bị đưa ra thi hành.

“Bộ Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội đang hoàn tất dự thảo nghị định quy định trách nhiệm, mức độ và phương thức bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân tham gia đình công, trong trường hợp cuộc đình công bị tòa án tuyên bố bất hợp pháp.” VNExpress viết. “Theo dự thảo, thiệt hại do đình công bất hợp pháp gây ra gồm: tài sản bị thiệt hại do việc ngừng sản xuất, kinh doanh vì lý do đình công; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại; các thiệt hại phát sinh từ việc không đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với những thỏa thuận đã được giao kết với bên thứ ba. Mức tiền bồi thường không vượt quá tổng tiền lương 3 tháng của lao động tham gia đình công.”

Số tiền phải bồi thường “được khấu trừ dần vào lương, với mức khấu trừ tối đa không quá 30% tiền lương một tháng”. Tờ báo trên viết.

Vẫn theo nguồn tin này, “Bộ Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội cũng đang hoàn tất dự thảo nghị định quy định doanh nghiệp không được đình công. Ðó là doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích; doanh nghiệp thiết yếu cho nền kinh tế và doanh nghiệp phục vụ an ninh, quốc phòng.”

Bản tin VNExpress nói “khi xảy ra tranh chấp lao động tập thể, đại diện lao động hoặc chủ sử dụng gửi đơn đề nghị đến hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết. Nếu hội đồng trọng tài hòa giải không thành, đại diện lao động hoặc chủ sử dụng có quyền đề nghị tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.”

“Hai dự thảo này nhằm hướng dẫn thực hiện luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao Ðộng, được Quốc Hội thông qua vào cuối năm 2006 và có hiệu lực từ ngày 1 Tháng Giêng, 2007.”

Tuy luật lao động Việt Nam không cấm công nhân đình công, nhưng lại qua một thủ tục rắc rối do phải có sự “lãnh đạo” của “công đoàn”. Không những vậy, sau khi “ban chấp hành công đoàn lâm thời ra quyết định đình công bằng văn bản, khi có trên 50% tập thể lao động được hỏi ý kiến đồng ý.”

Từ năm 1995 đến nay, có hơn 1,100 cuộc đình công của công nhân tại Việt Nam mà hầu hết đều bị coi là “bất hợp pháp.”

Ngày 8 Tháng Giêng, 2006, khi có hàng trăm ngàn công nhân đình công ở các khu kỹ nghệ Sài Gòn, Bình Dương, Biên Hòa, bà Cù thị Hậu, chủ tịch Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam (tổ chức ngoại vi của đảng Cộng Sản Việt Nam) nhìn nhận rằng “công đoàn cơ sở rất yếu kém” trong khi “luật lao động còn chưa phù hợp với thực tiễn.”

Tuy nhìn nhận như vậy nhưng khi biểu quyết thông qua ngày 26 Tháng Mười Một, 2006, “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lao Ðộng” và luật này có hiệu lực từ ngày 1 Tháng Bảy, 2007, thì cuộc đình công chỉ coi là “hợp pháp” nếu “đình công là sự ngừng làm việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể” theo điều 172.

Rồi điều 172a nói rõ ra rằng “Ðình công phải do ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn lâm thời tổ chức và lãnh đạo”. Còn nếu xí nghiệp nào chưa có tổ chức công đoàn (do đảng Cộng Sản Việt Nam cài đặt) thì “việc tổ chức và lãnh đạo đình công phải do đại diện tập thể lao động cử và việc cử này đã được thông báo với công đoàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc tương đương.” Nói khác, công nhân hoặc chịu sự điều động ra lệnh trực tiếp hay gián tiếp từ hệ thống công đoàn do đảng Cộng Sản Việt Nam cắt đặt, điều động cho phép đình công hay không, hoặc bị coi là “bất hợp pháp.”

Nhiều đại biểu Quốc Hội đã đả kích Bộ Luật Lao Ðộng (ra đời từ năm 2001) và cả luật sửa đổi cuối năm ngoái vì không bảo vệ quyền lợi cho công nhân.

Ngày 17 Tháng Ba, 2006, báo Lao Ðộng đăng tải bản tin về một cuộc hội thảo ở Sài Gòn về dự thảo luật sử đổi luật lao động (đã thông qua như nói trên). Hơn 50 đại biểu gồm cả một số chuyên viên ngoại quốc và đại diện Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam tham dự.

Lê Thanh Khương, trưởng ban pháp luật của Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng, cho rằng cái “luật sử đổi...” là “lạc đề” vì “nó không liên quan gì đến hơn 1,000 cuộc đình công” và nó “chỉ là công cụ để khống chế các cuộc đình công.”

Tất cả các tham dự viên trong cuộc hội thảo này đã đề nghị không nên thông qua dự luật sửa đổi nói trên nhưng nó vẫn được thông qua và ban hành.

Báo chí trong nước rất nhiều lần tường thuật các cuộc đình công xảy ra vì công nhân bị bóc lột sức lao động trong khi sự đối xử thì tàn bạo. Công nhân bị giới hạn cả chuyện vệ sinh cá nhân, nghỉ có phép hay đau ốm cũng bị trừ lương.

Hiện trong mấy ngày nay, đang có cuộc đình công của công nhân mộ nhà máy chế biến hải sản ở công ty quốc doanh thuộc tỉnh Cà Mau.

Báo Người Lao Ðộng ngày 13 Tháng Tư, 2007, nói rằng chỉ trong Tháng Ba 2007, cả nước xảy ra 35 cuộc đình công (2 công ty thuộc các xí nghiệp trong nước) vì “người sử dụng lao động trả lương thấp, nợ lương, chậm trả lương, định mức lao động quá cao, tăng ca quá nhiều.” Không những vậy có vụ đình công còn xuất phát từ “người sử dụng lao động xúc phạm nhân phẩm người lao động.”

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=58548&z=2

Aucun commentaire: