Thư gởi. .. của Ông Lê Hồng Hà
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2007
Bạn Tùng thân mến,
Bạn muốn hỏi tôi có ý kiến gì về công tác lý luận hiện nay qua Hội nghị của Hội đồng lý luận TW họp trong 2 ngày 24 và 25/3 vừa rồi ư? Bạn đang cần suy nghĩ để góp ý với lãnh đạo ư ?
Vì quá nể bạn, nên tôi phải mất công đi tìm đọc các tài liệu của Hội nghị (bài của ô. Nông Đức Mạnh và ô. Tô Huy Rứa). Đọc xong, tôi rất buồn vì thấy cách đặt vấn đề, quy định hướng nghiên cứu, và tổ chức lực lượng nghiên cứu đều sai, và khó mà trông mong có kết quả gì trong những năm tới.
Tôi cũng định không viết thư trả lời bạn, vì sợ ý kiến của tôi sẽ dội một gáo nước lạnh cho bạn, vì tôi thấy bạn vẫn muốn giữ vị thế giáo sự Mác-xít-lêninnít của mình. Nhưng vì tình bạn, và vì sự nghiệp tư duy lý luận của dân tộc, tôi thấy nên phát biểu với bạn 1 cách trung thực để bạn tham khảo và đề nghị giữ nguyên tình bạn thân thương:
I. Theo cách quan sát của tôi trông đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta suốt trong mấy chục năm qua cho tới nay, đã và đang diễn ra hai khu vực hoạt động lý luận:
1/ Khu vực I của các nhà lý luận Mác xít-lêninnít chính thống (ở đây chỉ mời những nhà lý luận có đồng quan điểm với chủ tịch Hội đồng lý luận đương chức). Còn với những cán bộ, đảng viên dù là lão thành, dù kinh qua các cương vị lãnh đạo cao trước kia, nhưng quan điểm không giống ông chủ tịch, cũng bị gạt ra ngoài.
2/ Khu vực II (tôi tạm gọi là phi chính thống) của các trí thức trong nước (trong đó có không ít đảng viên ĐCS) nhưng không thuộc về nhóm lý luận gia của khu vực I và không ít các trí thức ở ngoài nước.
Hiện nay tôi chưa đủ điều kiện để lập danh sách các trí thức Việt Nam ở ngoài nước, nên chỉ tạm nêu lên 1 danh sách rất không đầy đủ các trí thức trong nước thuộc khu vực II:
Danh sách những người thuộc khu vực II (ghi 1 cách nhớ đâu ghi đấy và chắc còn quên nhiều người nữa).
TT
Họ và tên
TT
Họ và tên
1. Nguyễn Khắc Viện 51. Lê Tiến
2. Lê Giản 52. Hồng Quang
3. Hoàng Hữu Nhân 53. Đỗ Nam Hải
4. Trần Độ 54. Nguyễn Văn Đài
5. Nguyễn Văn Trấn 55. Phạm Như Cương
6. Ngô Thức 56. Nguyễn Mạnh Huấn
7. Lữ Phương 57. Lưu Văn Đạt
8. Nguyễn Hộ 58. Chân Tín
9. Đặng Văn Việt 59. Trần Khuê
10. TRần Nhật Độ 60. Vũ Cao Quân
11. Thích Quảng Độ 61. Hữu Phong
12. Đặng Quốc Bảo 62. Nguyễn Xuân Nghĩa
13. Phan Đình Diệu 63. Đỗ Trung Hiển
14. Phạm Khiêm ích 64. Nguyễn Thiện Tâm
15. Tương Lai 65. Bùi Ngọc Tấn
16. Vũ Đình Hoè 66. Bùi Minh Quốc
17. Nguyễn Quang A 67. Mạnh Sơn
18. Sơn Tùng 68. Việt Sơn
19. Nguyễn Lan Quế 69. Hà Phương
20. Hà Sĩ Phu 70. Dậu Quý Hạ
21. Hoàng Minh Chính 71. Du Lan
22. Trần Lâm 72. Phí Văn Bái
23. Trương Triệu Vũ 73. Trần Kiến Quốc
24. Trần Văn Hà 74. Lê Kiến Thành
25. Trần Đại Sơn 75 Nguyễn Khắc Toàn
26. Nguyên Ngọc 76. Vũ Minh Ngọc
27. Hoàng Tụy 77. Nguyễn Thanh Giang
28. Nguyễn Văn Chiển 78. Hoàng Tùng
29. Hoàng Tiến 79. Đoàn Duy Thành
30. Nguyễn Vũ Bình 80. Phạm Nguyên Long
31. Phạm Quế Dương 81. Ngô Thong
32. Lê Đăng Doanh 82. TRần Bá
33. Đào Xuân Sâm 83. Lê Thị Công Nhân
34. Vũ Quốc Tuấn 84. Nguyễn Văn Bé
35. Đào Thế Tuấn 85. Nguyễn Phương
36. Nguyễn Trung 86. Phương Anh
37. Phan THế Hải 87. Thanh Thuỷ
38. Phạm Chi Lan 88. Trung Linh
39. Nguyễn Sĩ Dũng 89. Đỗ Anh Kim
40. Dương Trung Quốc 90 Nguyễn Lân Dũng
41. Minh Đường 91. Hoàng Nguyên
42. Phạm Hồng Sơn 92. Trần Đức Nguyên
43. Lê Chí Quang 93. Cù Huy Hà Vũ
44. TRần Quốc Thuận 94. Lê Công Định
45. Phạm Hồng Đức 95. Mai Chí Thọ
46. Trân Thị Ngọc Sương 96. Võ Văn Kiệt
47. Phan Ngọc Uyển 97. Trần Ban Đăng
48. Nguyễn Khắc Mại 98. Lê Mai Anh
49. Trần Đình Thiên 99. Lê Văn Tuyến
50. Lê Cao Đoàn 100.
101. 102. Phan Ngọc
Mai Thái Lĩnh
Tiêu Dao Bảo Cự
v.v.....
Lâu nay chỉ khu vực I mới được đưa tin, có tuyên truyền, có ra báo, tạp chí, có xuất bản phẩm. Riêng về khu vực II lâu coi như không tồn tại, không có ai tổng hợp, thông tin và kỳ này, tôi thử bàn tới khu vực II.
II. Thử nêu lên 1 vài nhận xét đồi với hoạt động của khu vực I.
1. Lâu nay chỉ có khu vực này mới được thừa nhận là hoạt động lý luận, mới có tổ chức, có chương trình, có dự án, có kế hoạch, có huy động lực lượng, có nghiệm thu, có xuất bản, và có kinh phí do ngân sách chi đầy đủ.
2. Những thành tựu có tính chất tinh tuý nhất trong 10 năm trước đây được cô đọng đầy đủ trong 4 tác phẩm nổi tiếng dưới đây:
a/ “Lẽ phải của chúng ta” của Hội đồng lý luận Trung ương (khoá IX) (in xong tháng 11/2004).
b/ “Vững bước trên con đường đã chọn” của Hội đồng Lý luận TW khoá IX (in xong tháng 12/2004)
c/ “Nhận dạng các quan điểm sai trái thù địch của Ban tư tưởng văn hoá TW (in xong quý I/2005 – in 10.000 cuốn.
d/ Báo cáo Tổng kết 20 năm đổi mới (1986-2005) để trình ra các Hội nghị TW trước Đại hội X.
3. Tư tưởng cơ bản của 4 công trình này là 3 cái khẳng định:
a/ Khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin là duy nhất khoa học, duy nhất cách mạng, phải là hệ tư tưởng của Đảng.
b/ Khẳng định định hướng đi lên CNXH là con đường duy nhất, tất yếu phải đi tới của xã hội Việt Nam.
c/ Khẳng định Đảng cộng sản VN là lực lượng lãnh đạo duy nhất xứng đáng trong hệ thống chính trị chuyên chính vô sản ở Việt Nam.
4. Mọi quan điểm khác với 3 cái khẳng định nói trên đều bị coi là các quan điểm sai trái, thù địch cần phải kiên quyết đấu tranh bác bỏ, tiêu diệt, không được thoả hiệp.
5. Với cách đặt vấn đề như trên, hoạt động lý luận của khu vực mang nhiều nhược điểm lớn.
a/ Không hoà chung nghiên cứu lý luận của Đảng vào trong dòng suy nghĩ lý luận của dân tộc mà lại mang tính biệt phái, lạc lõng.
b/ Coi thường, phỉ báng, triệt tiêu các hoạt động lý luận của các trí thức trong dân tộc, khác ý kiến với mình.
c/ Lý luận của Đảng trở thành nhân tố kìm hãm, phá hoại đoàn kết, không còn vai trò tiên phong trong lĩnh vực tư duy nữa (thử so sánh với cách đặt vấn đề trong cương lĩnh Mặt trận Tổ quốc: “đoàn kết mọi tầng lớp không phân biệt hệ tư tưởng” với kết luận: “khác với quan điểm của Đảng thì đều là sai trái, thù địch”.
III. Lâu nay, bên cạnh hoạt đông lý luận của khu vực I vẫn tồn tại hoạt động của các nhà lý luận khác của dân tộc (mà tôi tạm gọi là của khu vực II) bao gồm 1 số khá đông các trí thức ở trong nước (ngoài các nhà trí thức của khu vực I) và cả ở ngoài nước.
1. Hoạt động lý luận của khu vực này không hề do ý đồ hay nghị quyết của 1 tổ chức nào cả, mà là sự tự giác, tự ý thức đi vào nghiên cứu và phát biểu. Họ đi vào nghiên cứu không hề vì động cơ có nhận thù lao nào cả, cũng không có khả năng in ấn, phát hành, và trong 1 số trường hợp có nguy cơ bị truy trù, theo dõi và đàn áp.
2. Khác với khu vực I, trong đó các nhà lý luận không được đụng đến các khẳng định nêu ở điều 3 phần II, tức là bị gò bó, ràng buộc bởi những phương hướng do Bộ chính trị quy định, các nhà trí thức thuộc khu vực II được thoải mái tiếp xúc với các thành viên của nền văn minh thế giới trước kia và hiện nay, trong quá trình vận động từ thời kỳ công nghiệp, sang hậu công nghiệp, tiến lên 1 xã hội trí thức (mà không sợ bị quy kết là bị tiêm nhiễm bởi hệ tư tưởng tư sản quốc tế). Họ mạnh dạn và thoải mái gạt bỏ các nguyên lý lý luận sai lầm đã bị thực tiễn kiểm nghiệm như: quá cường điệu đấu tranh giai cấp, kiên trì mô hình chuyên chính vô sản, đòi Đảng cộng sản phải giữ vị trí cao nhất trong hệ thống chính trị, đòi quân đội và công an phải do Đảng độc chiếm, đòi hỏi thực hiện công hữu hoá, xoá bỏ tư hữu, đòi phải xoá bỏ thị trường, thực hiện chỉ đạo kế hoạc hoá tập trung đối với nền kinh tế, thiết lập nền dân chủ vô sản hay nền dân chủ XHCN có tính giai cấp, phủ nhận những kinh nghiệm của nền văn minh thế giới về chế độ dân chủ v.v...
3. Nếu như hoạt động lý luận của khu vực I là nhằm bảo vệ mục tiêu và lợi ích của Đảng, của lớp người cầm quyền thì hoạt động lý luận của khu vực II lại nhằm bảo vệ lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân, nhằm phục vụ cho sự phát triển của xã hội.
4. Nếu như hoạt động của khu vực I được tiến hành 1 cách có tổ chức, có hệ thống, có trật tự trên dưới, có chỉ huy, có tổ chức giám định, có được cấp ngân sách đầy đủ thì hoạt động lý luận của khu vực lại hoàn toàn ngược lại: không có tổ chức, không có trật tự trên dưới, không có chỉ huy chỉ đạo, không có tổ chức giám định, và hoàn toàn không có được cấp bất cứ 1 món kinh phí nào cả. Giữa các trí thức của khu vực II, không ai chỉ huy ai, không ai là cấp trên hay cấp dưới của ai, không ai dậy ai hay khống chế ai.
5. Cùng trong 1 dân tộc, cùng vì lợi ích của đất nước, nhưng gần như có sự cách biệt, có thể dẫn đến trạng thái đối lập giữa 2 khu vực, không bổ sung được trí thức cho nhau, không hợp thành 1 trí tuệ tổng hợp, 1 sức mạnh tổng hợp trên mặt trật tư duy lý luận.
Việc xuất hiện những cách kiến giải khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau, là 1 điều bình thường và tất yếu. Thái độ đối xử với các cách kiến giải khác nhau nên như thế nào? Bên này có nên chửi bới bên kia là quan điểm sai trái, thù địch không? Là cơ hội chính trị không? Là chống Đảng, chống nhà nước không? Là phản bội Tổ quốc không? Bên này hay bên kia có nên tự cho mình là độc quyền “chân lý” “độc quyền lẽ phải” không?
Theo tôi, các nhà trí thức nên khiêm tốn hơn, lắng nghe ý kiến khác nhau, tranh luận thẳng thắn có tính thương thảo, thuyết phục nhau chớ nên có thái độ lấy lý do “phải đứng trên lập trường giai cấp vô sản, đấu tranh không thương tiếc với các hệ tư tưởng tư sản, phong kiến” mà địch đối hoá cuộc tranh luận.
IV. Thử nêu 1 điểm nhỏ trong hàng chục vấn đề cơ bản của đất nước cho tới nay chưa có lời giải đáp về lý luận.
Đối với người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đáng nhẽ công tác lý luận của giới trí thức của dân tộc phải giúp cho dân tộc
- hiểu rõ XH Việt Nam hiện nay là xã hội gì ?
- hiểu rõ xã hội Việt Nam trong lịch sử đã vận động ra sao?
- hiểu rõ xã hội Việt Nam trong thế kỷ XX vận động ra sao?
- Hiểu rõ xã hội Việt Nam để tìm con đường phát triển của đất nước và xây dựng chủ thuyết phát triển của đất nước.
ở đây tạm chỉ nêu một trong hàng chục vấn đề quan trọng của đất nước.
“Thái độ đối với tư tưởng Hồ Chí Minh” để trao đổi. Một số trí thức thuộc khu vực II cho rằng:
Trong khi TW Đảng về văn vẻ thì ra vẻ đề cao và trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng trong thực tế cuộc sống thì lại phản bội lại tư tưởng Hồ Chí Minh.
1. Khi lập nước, Hồ Chí Minh đã đặt tên nước ta là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Việc đặt tên đó hoàn toàn chính xác. Nhưng những người lãnh đạo sau này của Đảng đã đổi thành “Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Nếu như tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là hoàn toàn đúng đắn, thì việc đặt tên nước CHXHCN Việt Nam lại hoàn toàn sai lầm. Trong xã hội chưa phải là XHCN mà đặt tên nước là XH là không đúng. Sau 1/2 thế kỷ nữa liệu có CNXH, CNCS ở Việt Nam hay không? Còn là 1 vấn đề không rõ? Các nước tự đặt tên là XHCN đều đã sụp đổ rồi. Khá nhiều ý kiến các trí thức, các cán bộ lão thành đã đề nghị đổi tên, lấy lại tên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nhưng lãnh đạo ĐCS mấy khoá nay và Hội đồng lý luận cũng đều....
2. Từ cách mạng tháng 8, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (1945) cho tới khi ra đi (1969), Hồ Chí Minh đã chủ trương và đã thực hiện 1 cách nhất quán chế độ chính trị đa nguyên, đa đảng: thường xuyên tồn tại Đảng dân chủ và Đảng xã hội bên cạnh Đảng lao động Việt Nam.
Như vậy quan điểm chính trị đa nguyên, đa đảng vốn là 1 đặc điểm, 1 ưu điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh, của hệ thống chính trị nước ta trong hơn 30 năm sau cách mạng tháng 8, hiện nay lại trở thành 1 quyết định sai trái, đến mức những ai dám đề nghị chế độ đa nguyên, đa đảng có thể bị coi là quan điểm thù địch(?), chống nhà nước (?) và bị đàn áp.
3. Trong Bản Di chúc (văn bản duy nhất của ô. Hồ Chí Minh được tác giả xem đi xem lại và bổ sung hàng năm trong suốt năm năm 1965-1969). ô. Hồ Chí Minh đã viết:
“Điều mong nuốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết, phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.
Đặt mục tiêu như vậy là nphù hợp với nguyện vọng của toàn dân và đến nay có thể tranh thủ được sự đồng tình của đông đảo kiều bào ở ngoài nước.
Nhưng gần đây lại có 1 số người đề xướng luận điểm phải trùng thành với Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, phải đọc rõ ràng vào trong mục tiêu là phải xây dựng CNXH coi như 1 thành phần không thể thiếu trong mục tiêu?
Điều này theo tôi nghĩ không giúp gì cho việc tranh thủ đoàn kết với khối 3 triệu kiều bào ngoài nước.
4. Hiện nay Bộ chính trị và Hội đồng lý luận các khoá nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh. Biết bao nhiêu sách, báo đã được xuất bản về chủ đề này.
Nhưng theo như tôi nghĩ, khá nhiều bài viết đã định nghĩa, thuyết minh theo hướng cho rằng tư tưởng Hồ Chí Minh (cơ bản, chủ yếu) là sự vận dụng trung thành và sáng tạo học thuyết Mác-Lênin vào Việt Nam. Qua việc đề cao Hồ Chí Minh kiều đó, thực tâm họ muốn nhằm ca tụng và bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin.
Theo tôi suy nghĩ, đó chính là sự hiểu lầm lớn nhất, sự xuyên tạc trắng trợn nhất nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh và qua đó chính họ hạ thấp vai trò của ô. Hồ Chí Minh trong đấu tranh cách mạng ở Việt Nam.
Nội dung cơ bản và giá trị thực của tư tưởng Hồ Chí Minh chủ yếu nhất là sự tiếp thu và nâng cao những giá trị truyền thống của văn hoá Việt Nam đi đôi với thuân hoá và tiếp nhận các giá trị của các nền văn hoá trên thế giới.
5. Tôi không hiểu trong toàn tập Hồ Chí Minh có bài nào nói đến vấn đề quân đội phải trung thành với Đảng hay không? Nếu ông có nói như vậy, thì câu nói đó là sai lầm.
Nhưng tôi có nhớ mãi câu nói của ông Hồ trong thư gửi cho lớp đào tạo sĩ quan lục quân khoá I ở Sơn Tây (1946).
Ô. Hồ Chí Minh có nói: “Quân đội phải trung với nước, hiếu với dân”. Tôi rất tâm đắc và ủng hộ quan điểm này. Nhưng tôi nghĩ rằng, tất cả chiến sĩ quân đội, viên chức nhà nước, đảng viên Đảng cộng sản và mọi công dân đều phải “Trung với nước, hiếu với dân”. Đặt vấn đề quân đội phải trung thành với Đảng là 1 quan điểm sai lầm.
V. Bạn có nên góp ý với Bộ chính trị về công tác lý luận chưa ?
1. Với những cách suy nghĩ như trên, anh nên suy nghĩ kỹ xem có nên phát biểu góp ý với lãnh đạo Đảng hay không?
Nếu bạn định biểu thị hoan nghênh ca tụng Hội nghị của Hội đồng lý luận vừa qua thì tôi khuyên bạn chớ góp ý gì cả, lấy cớ sức khoẻ, hay bận việc gì đó mà không trả lời. Nếu bạn hoan nghênh Hội đồng lý luận, thì bạn tự đánh mất mình đấy.
2. Còn nếu bạn định cố đóng góp ý kiến tâm huyết với Bộ chính trị thì tôi gợi ý anh tham khảo xem có nên đề cập một vài điều trong các vấn đề sau đây:
a/ Cần có sự kiểm điểm (nếu chưa gọi là Tổng kết) công tác lý luận của khu vực I và cả khu vực II nữa?
b/ Cần gạt bỏ các định hướng gò bó: như nhất thiết phải bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin phải bảo vệ đường lối của Đảng là đúng, trả lại quyền tự do suy nghĩ, lột bỏ mũ kim cô.
Cần tạo 1 không khí dám nghe các ý kiến khác nhau thậm chí đối lập nhau, kinh qua thảo luận dân chủ, bình đẳng thoải mái và thân thiện, phát hiện và cùng chung sống với các cách hiểu, cách suy nghĩ khác nhau, trái nhau.
Do đó cùng 1 chương trình, 1 đề tài có thể kết thúc bằng vài 3 tham luận, kết luận, luận án khác nhau để cho lãnh đạo của Đảng, của Quốc hội, của Chính phủ, của Uỷ ban TW Mặt trận tổ quốc rộng đường lựa chọn quyết sách hành động.
c/ Làm sao được hoạt động của khu vực II hoà chung với dòng chảy của khu vực II (cả trong nước và ngoài nước), phát huy vai trò lãnh sướng của khu vực I, tránh trạng thái cách biệt và đối lập với nhau, như vừa qua.
d/ Xác định lại nhiệm vụ, mục tiêu của nghiên cứu lý luận đi sâu lý giải xã hội Việt Nam, sự vận động của xã hội Việt Nam trước đây và hiện nay gắn với chuyển đổi vũ bão của thế giới, tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại trong 60 năm qua, để từ đó tìm con đường phát triển tối ưu cho đất nước, và xây dựng lý luận phát triển của nước Việt Nam trong 1/2 đầu thế kỷ XXI.
Nên từ bỏ cách đặt vấn đề nào là phải chống giáo điều hay chống bệnh kinh nghiệm, chống hữu khuynh hay chống tả khuynh, chống bọn cơ hội chính trị.
Đối vối chúng ta điều quan trọng là tham khảo các học thuyết trên thế giới, đi sâu tổng kết kinh nghiệm thành công và thất bại của nước ta, để từng bước tiến lên không lệ thuộc, sùng bái bất cứ 1 thuyết ngoại lại nào.
3. Nhưng bạn nên cân nhắc kỹ lại và thử dự kiến những khả năng xấu có thể xảy ra: họ cắt đứt trong quan hệ với bạn nữa, họ tẩy chay bạn, họ bôi đen bạn, họ theo dõi bạn v.v... Và cũng nên tham khảo ý kiến của vợ bạn xem có thể chấp nhận khả năng rồi hãy làm. Vì cách xử lý xấu trong chế độ ta đã thành 1 “tập quán” rồi.
Nếu bạn và vợ bạn chưa sẵn sàng đương đầu với khả năng xấu, thì bạn hãy chờ đợi thêm 1 thời gian nữa rồi hãy phát biểu.
Rất thân,
Lê Hồng Hà
TB. Tôi xin gừi kèm theo 3 bài tôi đã viết năm 1995 để bạn tham khảo cách suy nghĩ của tôi.
http://www.doi-thoai.com/baimoi0407_244.html
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire