1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

lundi 23 avril 2007

Việt Nam với những thử thách trong vấn đề nhân sự có kỹ thuật cao

Việt Nam với những thử thách trong vấn đề nhân sự có kỹ thuật cao
2007.04.23
Mặc Lâm, phóng viên đài RFA

Sau khi vui mừng với những thành quả trong đoản kỳ qua cuộc vận động vào WTO, tổ chức thành công hội nghị APEC, và sự phát triển bất ngờ của thị trường chứng khoán, Việt Nam đang phải đối diện với những thử thách trước mắt trong vấn đề nhân sự có kỹ thuật cao.
Bấm vào đây để nghe bài này
Tải xuống để nghe

Sinh viên trường đại học RMIT ở Sài Gòn hôm 20-12-2006. AFP PHOTO
Hệ thống đại học Việt Nam sau bao nhiêu năm vẫn không thể cung ứng một lực lượng kỹ sư hay chuyên gia lành nghề đúng mực có đủ khả năng để làm việc trong đúng môi trường được đào tạo. Mặc Lâm tìm hiểu vấn đề này sau đây mời quý vị theo dõi.

Báo chí trong nước hồi gần đây đồng loạt đưa ra những nhận định của nhiều tổ chức nhân sự quốc tế nhận xét về lực lượng nhân viên có kiến thức cao của Việt Nam ngày càng ít đi không đủ để cung cấp cho một nền kinh tế phát triển tại Việt Nam hiện nay. Sự thiếu hụt này gần như là chắc chắn trong tương lai gần, khi Việt Nam tăng tốc trong nhiều địa hạt để làm ăn với quốc tế.

Trong khi nhiều công ty chạy loanh hoanh tìm nhân sự vào làm việc thì một số không nhỏ sinh viên mới ra trường không có việc làm. Nhiều người nhờ những phương tiện tìm việc nổi tiếng để giới thiệu mình nhưng đến khi phỏng vấn lại không vượt qua được sự thẩm định khả năng của công ty tuyển dụng.

Hiện tượng bất cập

Vai trò đào tạo của trường đại học đang được xem xét lại bằng những kế hoạch rất ấn tượng nhưng hiệu quả xem ra rất khiêm tốn vì nhiều nguyên do, mà nguyên do chính không thể chối cãi là vẫn còn những tư tưởng cục bộ, thủ cựu và kém khả năng trong môi trường đại học tại Việt Nam hiện nay.

Báo chí lên tiếng báo động việc này trong nhiều năm qua và hiện tượng bất cập này đang dần dần lộ ra cái hậu quả của chúng: đó là việc thiếu nhân sự cao cấp hiện nay.
Hiện nay những ngành được coi là cần nhất là Finance, Sale Marketing và IT. Công nghệ thông tin ở Việt Nam đang rất phát triển. Hầu như bất cứ một công ty Việt Nam nào cũng đều cần IT hết nhưng tùy theo mức độ của mỗi công ty mà thôi. Thí dụ các công ty không có chuyên sâu về phần mềm thì họ chỉ cần chuyên viên bảo trì cho cái hệ thống computer của công ty họ.

Bà Nguyễn Thu Minh

Trong khi lực lượng lao động phổ thông khá thừa thải đến mức rẻ rúng thì thị trường nhân lực có kỹ thuật cao của Việt Nam ngược lại đang đi vào ngõ cụt, cung không đủ cầu, mặc dù doanh nghiệp có đưa ra mức lương hấp dẫn cỡ nào chăng nữa.
Chúng tôi hỏi chuyện bà Nguyễn Thu Minh, trưởng phòng giao tế nhân sự của công ty VietnamWorks, một trong vài công ty nổi tiếng nhất hiện nay kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp nhân sự tại Việt Nam. Khi được hỏi những nghề nghiệp nào đang có số lượng tìm người nhiều nhất hiện nay, bà Minh cho biết:

Bà Nguyễn Thu Minh: Hiện nay những ngành được coi là cần nhất là Finance, Sale Marketing và IT. Công nghệ thông tin ở Việt Nam đang rất phát triển. Hầu như bất cứ một công ty Việt Nam nào cũng đều cần IT hết nhưng tùy theo mức độ của mỗi công ty mà thôi. Thí dụ các công ty không có chuyên sâu về phần mềm thì họ chỉ cần chuyên viên bảo trì cho cái hệ thống computer của công ty họ.

Một ngành nữa cũng rất cần là Banking và Finance, bên cạnh đó là thị trường chứng khoán cũng đang rất cần người nhưng chưa có nhân sự. Ở Việt Nam trước giờ khi đào tạo thì người ta rất quan tâm đến chứng khoán nhưng khi đào tạo các khóa học chuyên nghiệp thì chưa có.

Đại học FPT

Chúng tôi quay về Hà Nội nơi có một trường nổi tiếng nhất Việt Nam về đào tạo sinh viên IT. đó là đại học FPT mới được khai giảng vào đầu năm nay. Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thành hiện đang là hiệu phó của trường cho chúng tôi biết những kế hoạch ngắn hạn của đại học FPT trong việc đào tạo chuyên gia đang cần của xã hội, ông nói:
Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thành: Trước mắt thì cũng cung cấp nhưng chắc chắn là không đủ vì lượng mình cung cấp cũng ít tương lai cũng vài năm nữa thì hy vọng sẽ cung cấp đủ cho thị trường. Lứa sinh viên đầu tiên bây giờ thì phải 4 năm nữa mới tốt nghiệp.
Thực ra muốn thì rất nhiều nhưng căn cứ vào sức lực thì phải làm từng bước cho nên những bước đầu thì mình sẽ đào tạo những ngành cần nhiều hơn. Trước mắt chúng tôi sẽ tập trung vào đào tạo ngành Software Engineering rồi sau đó mới đến những ngành khác.

Thực ra muốn thì rất nhiều nhưng căn cứ vào sức lực thì phải làm từng bước cho nên những bước đầu thì mình sẽ đào tạo những ngành cần nhiều hơn. Trước mắt chúng tôi sẽ tập trung vào đào tạo ngành Software Engineering rồi sau đó mới đến những ngành khác.

Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thành

Theo tiến độ thì ít nhất sau một năm thì trường mới nhìn lại xem mình đã đủ giáo viên chưa, đã tốt chưa thì mới bắt đầu mở những chuyên ngành tiếp theo. Khóa đầu tiên các em bắt đầu học từ đầu năm 2007 và bây giờ thì đang chuẩn bị thi cho term thứ nhất.
Mặc Lâm: Thưa tiến sĩ, theo chỗ chúng tôi biết thì FPT đã có rất nhiều lớp sinh viên IT hệ cao đẳng tốt nghiệp trong nhiều năm qua. Xin ông vui lòng cho biết thêm về điều này.

Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thành: Riêng về những lớp cao đẳng 2 năm thì mình mua fanchise của Ấn Độ họ cung cấp chương trình.

Từ năm 1999 mình hợp tác với Ấn công ty Aptech họ chuyên về đào tạo công nghệ IT hai bên hợp tác dưới hình thức Fanchise. Họ cung cấp "know-how" về việc đào tạo này.
Họ chịu trách nhiệm về chương trình đào tạo. Cung cấp procedure về chương trình học các thứ và họ cấp bằng. Đây là cấp Degree còn chương trình đào tạo hai năm thì cấp Diploma giống như Vocational School vậy.

Mặc Lâm: Về vấn đề huấn luyện tiếng Anh của sinh viên thì sao, thưa Tiến Sĩ?
Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thành: Vào trong trường mình dạy rất là nhiều vì ba học kỳ đầu tiên mình tập trung chủ yếu đào tạo ngoại ngữ, các em học ngoại ngữ là chính.
Chúng tôi còn rất nhiều băn khoăn không thể gói ghém trong một chương trình có thời lượng rất ngắn như chương trình mà quý vị đang nghe, chỉ còn cách là hẹn sẽ trình bày vấn đề phổ quát này trong một vài kỳ phát thanh kế tiếp, mời quý vị đón theo dõi.

Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Những bài liên quan
Ba mươi năm kinh tế học
Đại học Westminster công bố nhiều học bổng dành cho sinh viên nước ngoài
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: chất lượng ngành giáo dục còn nhiều nỗi lo lắng
Việt Nam sẽ sát nhập 2 kỳ thi tốt nghiệp trung học và tuyển sinh đại học
Cần phải xử lý nghiêm khắc hơn thầy giáo cưỡng ép tình dục nữ sinh
Giáo dục học đường tại Việt Nam ngày càng xuống cấp
Trường đại học An Giang ký thoả ước kết hợp với trường đại học West Virginia
Các trường đại học cần phải đáp ứng nhu cầu của địa phương
Tìm hiểu về dự án Mekong 1000 của trường Đại Học Cần Thơ
Hiện tượng học sinh bỏ học ở Việt Nam: Nguyên nhân và đề nghị khắc phục
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »
Tải và cài đặt Audio Player »
Ăng-ten chống phá sóng »
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA 202-530-4900 vietweb@rfa.org RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia

Aucun commentaire: