1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

dimanche 8 avril 2007

Thử tìm một thế đấu tranh cho hiện tại.

Thử tìm một thế đấu tranh cho hiện tại.

Lê Hùng Bruxelles


1.Vài lời nói đầu khi tôi muốn làm chính trị.

Con người sinh ra không phải là chính trị gia, mà con người có thể trở thành một chính trị gia. Đọc lại những bài lý luận trong môi trường chính trị, tôi nhận ra rằng những bài viết mang tên thật và địa chỉ thật cuả tác giả có một tác động đáng kể, dù cho một số bài lý luận chưa hẳn thuyết phục. Mọi lý luận đúng hay sai đều giúp cho các chính trị gia suy nghĩ để tìm ra chiến thuật và chiến lược hợp thời và hợp lý. Phần lớn các bài việt có ghi tên tuổi thật cuả tác giả, trước là để bảo đảm nội dung bài viết khỏi bị đánh lạc hướng độc giả, sau là để tìm cách trực tiếp hay gián tiếp luận bàn bồi bỗ những thiếu sót trong một đề tài nào đó. Tôi tin vậy.





Tôi không dám dối với lòng là xưa nay vốn người đã « học lóm » rất nhiều bộ môn : văn chương triết lý, chính trị xã hội và luôn cả mặt quân sự. Nay nghĩ lại, trong tất cả các bộ môn, không có bộ môn nào tôi quyết chí đi cho đến cùng, nhưng có một điều là ngày nào tôi cũng mở các website ra để tiếp tục học. Hình như là bệnh nghiền ! Mà nghĩ cho cùng « học lóm » là gì nếu không phải đi cướp nhặt những cái gì không thuộc về mình ?. Tất cả đều thuộc về người khác. Người khác đã viết trên website và trong sách vỡ. Người khác đã hướng dẫn cách hoạt động trong chính trị và trong tôn giáo. Người khác đã lớn lên trong kinh nghiệm quân sự. Và người khác đang là lãnh tụ mọi hội đoàn tại đây. Tôi trân trọng những người đã nói đúng, làm đúng và thành khẩn. Nói khác, tôi đã lấy sự « học lóm » để tạo ra cái tính khí cho tôi. Có lẽ đó cũng là chuyện dễ chấp nhận. Vì ai lại không tự cho mình là « mặt mủi » khá đứng đắn trong xã hội ?. Nó đứng đắn như mọi người đã nghĩ, nên mọi người đã làm vì nó và làm cách hăng say cho nó.

Tôi không phải là vị thiền sư hay nhà tu sỉ tôn giáo mà tuyên bố trên môi rằng « tất cả người Việt nam cũng là anh em cuả tôi ». Nên trong bài nầy có hai phần rỏ rệt về cái nhìn cuả tôi đối với cộng đồng không-cộng-sản và với cộng đồng Việt cộng. Tôi ghi ra những điểm lợi hại cuả hai phiá hầu tìm ra một thế đấu tranh mới cho hữu hiệu hơn. Tôi không bao giờ dám nhận đây là cái nhìn toàn diện, nhưng chắc là kinh nghiệm nhờ « học lóm » một phần đã xẩy ra, đang xảy ra và sắp xẩy ra. Viết lên những cảm nghĩ trung thực cuả lòng mình để tiếp nhận những ý kiến xây dựng cuả các bậc trưởng thượng có kinh nghiệm già dặn về chính trị, tức là tôi đang muốn đi học làm chính trị vậy.


2. Những điễm mạnh và yếu cuả Việt Cộng.

A.- Những điểm mạnh cuả Việt cộng.

Trước 1975, Việt cộng miền Bắc lấy chiêu bài đuổi ngoại xâm để dành độc lập cho Đất nước. Việt cộng không lòi ra chiêu bài đánh người-không-cộng-sản, vì thế có một số, đủ mọi thành phần trí thức, công chức, tu sỉ, quân đội, công an, công nhân tại miền Nam Saigon đã bị sập bẫy, lầm lẫn tham gia làm nội ứng. Phía quân đội ngoại quốc có mặt tại chiến trường miền Nam lại có một cái nhìn khác hơn quân đội VNCH và những người miền Nam chống cộng sản. Cái nhìn trước mắt cuả quân đội viễn chinh thì luôn luôn e dè nghi ngờ nên thiếu thẳng thắn đối với tất cả mọi người Việt nam, kể cả những người không-cộng-sản đang cùng với họ trong cùng chiến tuyến. Trước mắt họ, cộng sản tại Việt nam là có thể tất cả người Việt nam. Bởi lẽ họ không có những ràng buộc về huyết thống, mầu da, văn hoá và ngôn ngữ mà phân biệt giữa người Việt nam cộng sản và người Việt nam không-cộng-sản. Vì vậy trong suốt thời kỳ có sự hiện diện cuả Pháp, cuả Mỹ và của người ngọai quốc tại Việt nam, nhiều cuộc hành quân đã xẩy ra những vụ lầm lẫn gây ra chết chóc cho thường dân, rồi Việt cộng lấy cớ cho đó là những cuộc « tàn sát dân lành » và tuyên truyền với đồng bào rằng các chính quyền miền Nam đã « cỏng rắn cắn gà nhà ». Chiêu bài dành độc lập và chiến thuật tuyên truyền tinh vi như vậy, đã tạo ra một điểm mạnh tâm lý trong quần chúng.

Mặt khác, chính quyền và Quân đội miền Nam bị trìu kéo bởi tình cảm, nên nhiều người đã dể dàng thay đổi lập trường bởi sự ràng buộc gián tiếp hay trực tiếp với bà con họ hàng thân thích, anh em hay cha mẹ mình đang phục vụ trong hàng ngủ Việt cộng. Từ đây, không nhiều thì ít đã có những lời nói hoặc cử chỉ vô tình hay hữu tình làm lợi cho Việt cộng. Nhiều lúc một số chương trình các cuộc bình định nông thôn, chính phủ chưa thi hành thì Việt cộng đã biết trước. Nhiều cuộc hành quân cuả quân đội VNCH chưa di chuyển thì Việt cộng đã chuẩn bị phục kích. Thiết thực rỏ ràng nhất là cứ lấy việc ông TT Dương văn Minh và người em ruột cuả ông ta là Dương văn Nhựt để trả lời sự dính dáng huyềt thống gia đình đã làm mờ cả tâm trí một nhà lãnh đạo Đất nước. Như vậy thì làm sao tránh được thuộc cấp và thường dân nhiều lúc vì cảm tình riêng tư đã làm lợi hay đứng về phiá Việt cộng ? Đó là chưa kể những thành phần vì tình nhà nặng hơn tình nước, hoặc tình nghĩa riêng tư và lòng tự ái cá nhân đôi khi cũng gây ra nhiều hậu quả có lợi cho Việt cộng. Chẳng hạn việc bà bác sỉ Dương thị Quỳnh Hoa đã tham gia Mặt Trận Giải phóng miền Nam, chỉ vì một cuộc tình với một ông bác sỉ (miễn nói tên) dưới thời Tổng thống Ngô đình Diệm đã đổ bể. Khi bà Dương quỳnh Hoa bị bắt giam thì lại được một ông bác sỉ Ngoại trưởng (miễn nói tên) đứng ra xin khoan hồng. Ngày bà Dương Thi Quỳnh Hoa ra bưng là ngày một vị bác sỉ có quyền thế nhất miền Nam (miễn nói tên) đến vườn Thủ đức dự tiệc tiễn chân. Nói khác, Việt cộng luôn luôn đánh vào điểm yếu « tình cảm » người miền Nam suốt cả thời kỳ từ ngày vĩ tuyến 17 chia đôi đất nước.

Sau 1975, Việt cộng vẫn áp dụng chiêu bài khủng bố, vẫn chánh sách hộ khẩu duy trì, vẫn công an phường khóm túc trực sát nách đồng bào….Ai dám nhúc nhích ? Qua đến thời gian đổi mới sau nầy, Việt cộng còn thêm điểm lợi khác là giàu tiền giàu bạc và có ảnh hưởng ít nhiều trên phương diện ngoại giao với thế giới, nhất là kể từ ngày Việt cộng đã được nhập vào thị trường chung và được Mỹ rút tên ra khỏi danh sách các quốc gia « đáng lưu ý » về tôn giáo và nhân quyền. Thêm vào đó, Việt cộng nhờ quyền bính và tiền bạc, đã tạo ra một đạo quân nội gián bí mật, phóng ra hải ngoại làm địch vận lôi kéo đồng bào tỵ nạn cộng sản và lủng đoạn sự đoàn kết cộng đồng không-cộng-sản. Một vài tên trí thức và con buôn tại hải ngoại, thừa cơ hội đã làm tay sai cho một vài tên tư bản tại quốc gia cư ngụ, đã ra mặt tham gia vào những chương trình Việt cộng vận động khuyến khích. Từ đây những phong trào cứu trợ tiền bạc và chất xám từ ngoại quốc tràn về Việt nam ngày càng làm cho Việt nam có bộ mặt sáng sủa hơn.

Đối với thành phần phản kháng tại trong và ngoài nước, Việt cộng vẫn thắng thế. Trong nước chính quyền cho công an đi bắt bớ nhân dân, ngoài nước thì dằn mặt kiều bào bằng cách vu khống tội trạng (tội khủng bố quan chức Việt cộng) rồi gửi thư yêu cầu « áp giải » về Việt nam những người ra mặt chống đối. Tại hải ngoại, Việt cộng đã lủng đoạn được hàng ngủ chống đối, nên đả hơn 30 năm cuộc tranh đấu cuả cộng đồng không có « cái tên xưng hướng dẫn cuộc tranh đấu đồng nhất ». Chúng ta nên hiểu rằng vấn đề trọng đại cho mọi cuộc tranh đấu đi đến thành công, trước hết là phải có « tên xưng đường lối chung » để quần chúng theo dỏi tham gia. Mỗi lần nhìn lên website có cả 100 cái tên xưng rất hùng dũng và có cả trăm lối đi. Tên xưng nào cũng có một mục đích muốn đánh « cho cộng sản chết, cho chế độ nhào ». Tên website nào mở ra cũng thấy những lời chưởi Cộng sản, chưởi Hồ chí Minh, chưởi Nông đức Mạnh, chưởi…. Nguyễn tấn Dũng v.v. Nhưng thằng con trai Nguyễn tấn Dũng đến cư ngụ trên đất Mỹ để rửa tiền đã cả năm trời thì không tên website nào biết ! May nhờ có TT Bush nói ra, cộng đồng người Việt không-cộng-sản mới …dật mình !. Tóm lại, câu hỏi đặt ra há lẽ Việt cộng có lợi là vì cộng đồng không-cộng-sản đã nát bấy hay sao ?.


B.- Những điểm yếu cuả Việt cộng.

Nhớ lại khoảng 10 năm sau ngày 30/4/75, có ai dám chưởi công khai một tên công an răng đen mã tấu tại các phường khóm hay không ? Có ai dám nhìn thẳng vào mặt những tên đi dép râu nghênh ngang đeo bên lưng chiếc radio khoác lác hay không ? Nếu vô phước chúng bắt gặp, thì chỉ có cách là đi ăn giun ăn dế với ông bà tổ tiên không kịp ngáp !. Nhưng kể từ ngày có đổi mới, những nghị quyết « vòng tay nối dài với khúc ruột ngán dặm » đưa ra, thì nhân dân đã rỏ « đâu là Thiên đường no cơm ấm áo và đâu là Địa ngục đói rét cơ cực » thực sự. Hệ thống truyền tin điện tử hôm nay làm cho Đảng cộng sản hụt hẩng trong sự bưng bít tin tức và nhờ đó đồng bào (kể cả đảng viên cộng sản) đã thức tĩnh. Toàn dân Việt nam, dù không nói ra, nhưng mọi người đều nhận rỏ lý thuyết cộng sản cuả Marx-Lênin là một cuộc hành hình ghê gớm nhất trong lịch sử nhân loại.

Trong lập thuyết Marx có lý luận « cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng », tức là kẻ ở tầng dưới sẻ thay thế kẻ đứng ở tầng trên. Kẻ ở tầng dưới là công nhân, là địa bàn kinh tế, dần dà tạo ra một lọại thủ lãnh mới, đứng lên thay thế bọn thống trị cũ cho hợp với sự phát triển đất nước. Những cuộc đình công tại các xí nghiệp và những cuộc tranh đấu ôn hoà cuả các trí thức yêu nước để nói lên suy tư cuả mình là mào đầu cho sự thay đổi đó. Tiếp đến là sau khi được gia nhập vào WTO, Việt cộng bắt buộc phải chuyển mình theo hệ thống cuả thị trường thế giới. Sự đổi mới bắt buộc nầy sẽ đưa đến sự kiện thay đổi trong hệ thống chính trị. Vì vậy những rối loạn và khủng khoảng trong hệ thống cầm quyền cuả Đảng cộng sản là điều tất yếu phải xẩy ra. Gần đây cộng sản VN đã cho đảng viên làm tư bản chứng tỏ rằng trong hệ thống chính trị cộng sản đã gián tiếp phủ nhận học thuyết vô sản Marx. Để vá víu hiện tượng đổ vỡ nấy, Nông đức Mạnh, mới đây đã đưa ra chính sách học tập kỷ càng lý thuyết Marx Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh. Điều nầy gián tiếp báo cho lớp quan sát viên chính trị đoán biết rằng trong Bộ Chính trị, các cấp lãnh đạo cao cấp đang diễn ra sự rạn nứt trầm trọng. Sự rạn nứt nầy càng hiển hiện rỏ ràng hơn khi Nông Đức Mạnh phát biểu rằng đảng CSVN không chấp nhận tam quyền phân lập. Ông còn nhắc thêm trên nguyên tắc và điều lệ Đảng khóa X, đã ghi rõ đảng viên trước hết phải chấp hành cương lĩnh và điều lệ đảng, sau đó mới đến pháp luật nhà nước. Từ đây chúng ta thấy ngay chiếc « kèn đi xuôi cuả Nguyễn minh Triết, Nguyễn tấn Dũng, Nguyễn phú Trọng, Phạm gia Khiêm » đang «ngược chiều với tiếng trống cuả Nông đức Mạnh, Lê Hồng Anh, Trương tấn Sang ». Đó là điểm yếu khá hy hữu trong chế độ Việt cộng xưa nay.


Sự phá sản lý thuyết Marx tại Việt nam đã tạo ra một tầng lớp mới, trong đó lớp tư nhân và đảng viên vừa được tư bản hoá, thắng hẳn về mặt kinh tế. Sự kiện nầy vô tình tạo ra trong xã hội Việt nam hôm nay hai lớp người đối kháng về tư tưởng và kinh tế. Một bên là lớp chóp bu cộng sản thủ cựu (vô sản chuyên chính) và một bên là lớp tư nhân (lớp tiểu tư sản còn sót lại) và đảng viên thức tỉnh (lớp kinh tế mới ra lò). Cuộc chạy đua ngược chiều cuả hai lớp người nầy tạo ra sự cọ xát ngày càng quyết liệt, và chắc chắn lớp cộng sản thủ cựu phải đến kỳ suy yếu và tiêu ma. Sở dĩ sự đột phá chưa bùng lớn ra ngoài là nhờ hôm nay Đảng cộng sản còn nắm được công an và bộ đội. Nhưng tâm lý con người đoàn lũ luôn luôn có óc so sánh, nhất là so sánh về cuộc sống. Mà trong đời sống việc cần ăn và cần mặc đứng hàng đầu. Khi lớp công an và quân đội tiên đoán được sự đi xuống cuả chính quyền cộng sản thử hỏi chắc gì họ tiếp tục hy sinh cho đảng ? Suy ra chất keo giữa hai khối công an và quân đội chỉ còn thời gian mau hay chậm để tan rã mà thôi.

3. Những điểm lợi hại cuả cộng đồng không-cộng-sản.

Nói đến chuyện tranh đấu hôm nay để lật đổ chính quyền cộng sản bằng sức mạnh thì chắc không tránh được sự đổ máu. Điều mà khối người không-cộng-sản không bao giờ nên nghĩ đến. Bởi lẽ không phải là mọi người đã kinh qua chiến tranh, mà vì sự tất yếu sống chung hoà bình cuả thế giới đang phát triển mạnh. Vấn đề chiến tranh tại Trung châu và Á châu đã báo trước cho những nước muốn thống trị hôm nay và mai sau rằng chiến tranh bằng quân sự đã lỗi thời. Vậy việc quốc phòng hiện tại và tương lai, chỉ là việc tự phòng thủ cho chính quốc, chứ không phải là đưa quân đi chiếm đóng các quốc gia khác. Trước đây Trung cộng có thể xua quân đánh vào Việt Bắc và Việt cộng có thể đưa quân xâm chiếm Cam-bốt, thì nay chỉ có quyền nghĩ đến đưa hàng hoá chiếm cứ thị trường bằng cách nầy hay cách khác. Việc đất nước Ai lao và Cam-bốt ngày càng mất đất mất dân cho Việt cộng là điễn hình. Hàng vạn mẫu đất khai phá trồng cao su trong núi rừng Ai lao đã nằm trong tay bộ đội Việt-cộng cải trang mà dân Ai lao chẳng ai biết, hay là đã biết nhưng sợ mở miệng thì mắc quai…sắt VC ! Hàng ngàn quân đội Việt cộng đã lấy vợ lấy chồng người Khmer và sinh đẻ cả bầy con Lai-Việt, nhưng chính quyền Hunsen buộc phải nhắm mắt vì sợ chân…gãy. Vì vậy nếu cuộc tranh đấu hôm nay bằng cách nhắm vào sự viện trợ quốc phòng cuả ngoại quốc chắc là một chiến lược xấu. Mất sức. Mất công.

Từ đây mục tiêu tranh đấu cộng đồng không-cộng-sản nên nhìn vào đường lối nào ? Ngoài quân sự ra thì chỉ còn chính trị và kinh tế. Nhưng trước khi nhắm đích vào hai mục tiêu nầy, các nhà lãnh đạo khối người không-công-sản phải làm gì ? Về chính trị chúng ta đã phân biệt được địch và bạn chưa ? Địch ở đâu và đang làm gì ? Bạn ở đâu và mong muốn gì ? Vì sao chúng ta cứ nhập tâm câu nói « mỗi người Việt nam là một ông lãnh tụ », để rối cứ ấm ức nghi ngờ kẻ đang cùng hàng ngủ với chúng ta ? Trên vấn đề truyền thông chúng ta có sách lược gì ? Vì sao Việt cộng lại cấm chỉ báo chí hải ngoại đi vào trong nước? Vì sao Việt cộng đã có mặt trong thị trường thế giới mà luật pháp thiếu phân minh trong môi trường tự do, dân chủ và nhân quyền ? Điều nầy chứng tỏ vấn đề truyền thông chiếm trọng trách lớn. Ở hải ngoại chúng ta không có quyền cấm cản ai phải ra báo hay mở thị trường internet. Nhưng chúng ta có quyền thuyết phục phân biệt ai là bạn nên ủng hộ và ai là thù nên tránh. Vì sao nhiều website và báo viết có lập trường tôn chỉ không cộng sản lại không hổ trợ nhau ? Vì sao tự nhận mình là đối đầu với Việt cộng lại đưa những tin tức có lợi cho Việt cộng ? Những tiếng nói cuả đài BBC hay cuả những đài ngoại quốc, không hẳn là tiếng nói trung thực cuả người Việt nam không-cộng-sản. Vì đài BBC, trước hết là phải làm theo mục đích cuả ông chủ ngoại quốc đứng ngoài cộng đồng Việt nam không-cộng-sản.

Trên vấn đề tôn giáo chúng ta nên làm thế nào ? Chúng ta có nên khoán trắng cho các ngài chức sắc các tôn giáo muốn làm gì thì làm hay không ? Nếu có, thì ở những lợi điểm nào để trả lời cho cả khối tín hữu và con chiên đang trông chờ vào tiếng nói cuả các vị lãnh đạo tôn giáo ?. Trong nước, sự chống đối kiên trì cuả các Hoà thượng Đại đức, cuả các linh mục và mục sư là nguồn hy vọng lớn trong thế đấu tranh chính trị hôm nay, vậy cộng đồng tỵ nạn cộng sản đã làm được gì trong hơn 30 năm nay đối với các người cùng chiến tuyến đang hoạt động trong nước? Đây không phải là sự đánh giá sức lực đấu tranh cuả các tổ chức chính trị, nhưng là sự tiếp tục cỗ võ. Chẳng hạn, tại hải ngoại có nhiều ông lãnh tụ tôn giáo cứ nói rằng họ « chuyên về tôn giáo chứ không biết chính trị » rồi dẫn tín hữu đi ngược dòng với cuộc tranh đấu chung. Đó là sự đánh lận con đen cuả một thiểu số mặt dày mày dạn (xin lỗi) trong các cha, các sư, và các mục sư. Bởi lẻ chính những người nầy là bọn ngoan cố, mỏng môi láo lếu, đã chui ra được hải ngoại, đã ăn bám vào hải ngoại, đã dối trá với lời thề khi xin tỵ nạn cộng sản. Thế mà vì sao lời nói cuả họ còn vẫn oang oang trong chùa chiền, trong nhà thờ và trong hội thánh ? Há lẻ đánh sập bọn « ma vuơng ác quỷ » nầy thì sức tranh đấu cuả các hội đoàn sẻ yếu kém chăng ? Chúng ta, những người tự phụ rằng mình đang đương đầu với mọi chiến thuật cuả Việt cộng có nên tin vậy hay không ? Nếu không thì các nhà chính trị gia cộng đồng không-cộng-sản nên làm gì ?

Về kinh tế chúng ta đã làm và nên tiếp tục làm gì ? Chúng ta không nên nhìn vào 5 tỷ đô la gửi về trong nước mà cho rằng cộng đồng tỵ nạn cộng sản đã cúi đầu xuôi tay trước Việt cộng. Thực ra số tiền đó đối với cá nhân thì lớn thật, nhưng đối với đất nước thì thực ra chẳng thấm thía gì ! Vì song song với 5 tỷ đô la thu vào, thì ngay bên cạnh đã có sự thâm thủng cuả chính quyền Việt cộng tính lên đến cả trên hàng chục tỷ đô la ! Vì sao ? « Cấm ngoại cảnh không ai được biết ». Nhưng khi chúng ta nói đấu tranh với Việt cộng, thì dù sao, việc gửi tiền về Việt nam với số lượng hàng tỷ đô la hằng năm cuả khối cộng đồng tỵ nạn cộng sản vẫn là mối quan tâm. Bởi lẽ trước tiên chính quyền Việt cộng nhờ vào số tiền nầy để mua súng đạn, để rồi các quan Việt cộng chóp bu thừa sức sách nhiểu bà con chúng ta trong nước. Đó là tai hại ! Nhìn ngược lại, bọn tư bản phương Tây cũng chẳng tay vừa, đã tạo ra những cuộc chạy đua xoay tròn cho tài sản tư bản đỏ. Bọn chóp bu Việt cộng muốn rửa tiền ư ? Dễ mà ! Ngân hàng cuả bọn tư bản trắng luôn luôn mở rộng cửa. Do đó, đô-la Mỹ chảy về Việt nam sẽ chạy sang ngân hàng Mỹ và eu-rô Âu châu chảy về Việt nam sẽ chạy về ngân hàng Âu châu. Số đô-la và euro Việt cộng thu vào làm cuả riêng trở thành một loại ngân hàng bí mật nằm trên những thữa đất không thuộc Việt nam. Thử nghĩ những tên tư bản đỏ, một ngày trời hết sao (như Ba lan chẳng hạn), còn tìm lại được gia tài tư bản cuả chúng không ? Nhưng đây là chuyện dài. Tiệm tiến.

Câu hỏi thiết thực hôm nay là các vị lãnh đạo cộng đồng không-cộng-sản đã có chiến thuật nào làm giảm bớt sự lưu thông kinh tế cuả Việt cộng chưa ? Những việc gửi tiền vài chục ngàn đô la hay euro về cho Việt nam cuả vài cá nhân vô danh tiểu tốt, bọn con buôn nhập nhằng, chưa hẳn là điều cần chú trọng lắm. Mà điều cần yếu là việc những tên sống gần bên chúng ta đã nhân danh một tổ chức từ thiện, một tổ chức tôn giáo, công khai giúp cho Việt cộng mới là điều đáng quan tâm. Bởi lẽ, những tên nầy đã làm việc « trói chân có chiến thuật» một số người tỵ nạn cộng sản chỉ vì lòng nhân đạo,vì nghĩa đồng bào, chứ thực tâm chưa hẳn họ có ý giúp tiền bạc cho Việt cộng. Một ví dụ ông Thượng tọa chùa Việt nam ở ngay trung tâm Westminster đã làm và đã dám công khai tuyên bố giúp tiền quyên được cuả giới Phật tử trao cho Việt cộng. Thực ra những người Phật tử chân tu lui tới chùa Việt nam đâu bao giờ có ý nghĩ như vậy. Chiến thuật nhuộm « áo đỏ » cuả ông tu sỉ chuà Việt nam kia đã làm cho vài người Phật tử trở thành mặc cảm và không thoái thác được. Do đó, những việc tương tự, chính là điều mà các nhà lãnh tụ đối đầu với Việt cộng không nên xem nhẹ.

Nay có người chủ trương rằng nên lật đổ chế độ cộng sản bằng cách ngồi cùng bàn tròn với Việt cộng, nên tham gia nói chuyện trao đổi ý kiến với chính quyền Việt cộng, sẻ có ngày chuyển hoá được Việt công thì một cuộc cách mạng da cam sẻ diễn ra. Sao lại có chuyện bình đẳng giữa ông Việt-tư-bản-đỏ và ông Việt-không-cộng-sản được ! Điều dể hiểu thông thường nhất là ông Việt-không-cộng-sản lấy thế lực nào để bắt Việt cộng đang có quyền hành thế lực trong tay ngồi vào bàn tròn ? Vô vọng ! Kinh nghiệm tại Việtnam, thì dù cho da cam hay da bưởi không bao giờ sẽ xẩy ra nếu bọn tư bản đỏ còn có cơ hội thu rút tiến bạc vào ngân khố riêng cuả chúng. Cho nên việc hạn chế đồng tiền cuả bọn tư bản đỏ là việc làm ưu tiên trong cộng đồng tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại. Ông bà thường nói « có tiền mua tiên cũng được », chỉ khi nào cộng đồng hải ngoại tranh thủ được sức mạnh cuả đồng tiền mình làm ra, thì việc mua Điều 4 Hiến pháp cuả Việt cộng cũng chẳng khó khăn gì. Chủ nghĩa Marx, tư tưởng Hồ Mao, dù chưa xoá được hoàn toàn, nhưng ít ra còn lại chỉ là ảo mộng.

Cũng có phe phái chủ trương nên lợi dụng luật pháp cuả Việt cộng mà tranh đấu, vì làm như vậy tránh được sự xáo trộn một chính quyền chuyển tiếp. Chỉ cần đấu tranh bằng những cuộc biểu tình, nằm vạ đòi cho được Dân chủ, Tự do và Nhân quyền. Tết Công-gô ! Thử hỏi trong nước Việt nam Chủ nghĩa Xã hội, luật pháp ở đâu mà chúng ta lợi dụng ? Luật pháp là lời lẽ bần cố nông cuả Đảng, mà Đảng là cha cuả chính quyền. Những cuộc bắt bớ và xữ án các nhà đối kháng bất bạo động vừa qua, Việt cộng đã áp dụng luật pháp cho đi tù đã không thấy hay sao ? Vậy chuyện cỗ động hô hào lợi dụng luật pháp chắc không đứng vững được. Căn cứ vào luật pháp Việt cộng quả là một ảo tưởng tai hại ! Chính tổng bí thư Nông đức Mạnh đã tuyên bố thẳng thừng là tại Việt nam Xã hội Chủ nghĩa không bao giờ chấp nhận sự phân quyền Lập Hiến, Lập Pháp và Hành Pháp. Vì tất cả ba quyền nầy là con đẻ cuả Đảng nên phải nằm dưới quyền Đảng. Lời tuyên bố nầy còn được chứng minh rỏ ràng hơn, khi chúng ta nhìn vào lối tổ chức chính quyền cai trị cuả Việt cộng. Trên thế giới chưa thấy một quốc gia nào trong chính sách cai trị lại có hai bộ phận song song : bộ phận hành chánh và bộ phận bí thư. Ông chủ tịch hành chánh không có quyền sửa sai bất cứ một đảng viên nào, nếu ông bí thư đảng không đồng ý. Thế luật pháp là cái gì trong chế độ Việt cộng? Người dân một cổ mà hai tròng : tròng các quan hành chánh và tròng cuả ngài bí thư !

Cho nên, mọi cuộc tranh đấu với Việt cộng, phần lớn chỉ còn trông cậy vào thế chiến lược cuả cộng đồng hải ngoại. Trong thế đấu tranh chính trị, ngoài thế mạnh về tiền bạc, chất xám và sự vận động với các nhà cầm quyền ngọai quốc, chúng ta nên kế hoạch rửa sạch « ao sen » cuả cộng đồng. Nói khác, chúng ta đã có kế hoạch nào nhìn lại sự minh bạch thẳng thắn cuả những người đang sống chung quanh chúng ta hay chưa ? Họ làm bạn với chúng ta là bạn thật hay bạn giả ? Họ ráng họng chưởi Hồ chí Minh và Việt cộng để hòng che mắt chúng ta hay không ? Kế hoạch nào chúng ta có thể giúp cộng đồng trì hoản sự lui tới Việt nam hằng năm ? Kế hoạch nào giúp lớp trẻ biết những cạm bẩy cuả Việt cộng ? Kế hoạch nào giúp cộng đồng tránh xa thành phần trí thức đang ra mặt giúp Việt cộng ? (tâm lý là bất cứ một tên X, tên Y trí thức nào cũng rất dể trở mặt, bên nầy hay bên kia, khi họ có lợi lộc hay bị cô lập với cộng đồng tại hải ngoại). Kế hoạch nào giúp chúng ta nhìn ra được đoàn quân « địch vận » tại hải ngoại cuả Việt cộng ? Chúng ở đâu ? Chúng đi đâu ? Chúng làm gì ? Cuộc tranh đấu nầy rất gay go vì bẩm tính chúng ta là người sống với con tim nhiếu hơn lý trí (như đã trình bày ở đoạn trên). Nhưng khi cuộc vận động đúng hướng và được các cơ quan truyền thông hăng hái tham gia thì ít ra « hồ sen » cuả cộng đồng không phải đục ngầu như hôm nay.

4. Kết luận.

Trước khi đi đến kết luận tôi có ý nhắc lại vài mẫu chuyện để mọi người suy gẩm về bản tính bất di dịch cuả Việt cộng.

Tôi còn nhớ mãi, năm 1945, lúc Việt minh mới lên nắm chính quyền. Một ông cán bộ người làng An xá, thân thuộc gia đình ông Võ nguyên Giáp, đến tá túc nhà tôi, dưới danh nghĩa là bà con. Về sau tôi biết ra là ông ta lợi dụng sự an ninh trong vùng, vì Thầy tôi là người làng trên xã dưới từng kính nễ. Tôi để ý ông cán bộ đi đâu cũng mang theo khẩu súng lục và một xắc vãi đựng nhiều bó bạc giấy Hồ chí Minh vừa mới in. Trong thời gian quyên góp vàng và đồng thau, Thầy tôi đã ra công hô hào và chính gia đình tôi cũng đóng góp rất nhiều. Đến khi quân đội Pháp đến, Thầy mẹ tôi cũng theo tiếng gọi chiến thuật nhà không vườn trống cuả Việt minh, nên đành bỏ tất cả để tản cư lên núi. Khoảng chừng một tháng, tôi có đứa em trai (hiện sống tại Californie) đang cơn bệnh thập tử nhứt sinh, đã 4 ngày không mở mắt, nên Thầy mẹ tôi đem cả gia đình trở về làng. Chỉ vừa được mấy hôm, Việt cộng đã cho công an về ám sát. May là đầu Thầy tôi chưa rời khỏi cỗ. Không chết. Hỏi ra, chính ông cán bộ kia đã ra lệnh cho công an đi ám sát !

Qua những năm 46,47,Việt minh đề ra một phong trào học tập rất giản dị trên danh nghĩa mở rộng phong trào dân chủ. Nghe qua ai lại không thích ? Vì đây là giúp cho mọi tầng lớp nắm vững lập trường, tẩy trừ chủ nghĩa cá nhân cuả bọn tư bản bày ra, để đặt quyền lợi mình lên trên quyền lợi dân tộc. Lớp chính trị đầu tiên tại Đồng hới (tỉnh lỵ Quảng bình) do cô Nguyễn T. Đ. hướng dẫn. Đối với cán bộ thì đây là lúc phân biệt ai là thù, ai là bạn, nâng cao tư tưởng cách mạng, không nhút nhát e dè giữa giới giàu và giới nghèo, giữa cấp nhỏ và cấp lớn. Phần nầy đã khởi mào cho công cuộc đấu tranh quyết liệt về những năm sau nầy. Đến độ những buổi học tập dẫn con người đến chổ phê bình, tự phê bình và cáo giác nhau trong cuộc sống giữa cha con, giữa chồng vợ, giữa thầy trò….để rồi dẫn đến sự sợ hãi vì tù đày, tố khổ và thủ tiêu. Nhưng chẳng bao lâu, nghe tin cô N.T. Đ. đã bị sa thãi vì gia đình thuộc thành phần trí thức.

Tại miền phía bắc sông Bến hải, gia đình bên ngoại tôi, xưa kia, vốn giàu có và đã từng giúp đở hai anh em ông Võ nguyên Giáp và Võ thuận Nho, vì hai người nầy cùng học với hai ông Cậu tôi tại Quốc học Huế lúc bấy giờ. Trong thời gian 4 người bị đuổi khỏi trường Quốc học Huế, hai ông Võ nguyên Giáp, Võ thuận Nho và hai ông Nguyễn đình Dung, Nguyễn đình Dụng, đang học lớp 4è ( ? tôi chỉ nhớ lúc đó cả 4 người chưa đậu diplôme), lại còn được gia đình bên ngoại tôi đem về làng nuôi theo học các lớp Hàm thụ. Vì ân nghĩa đó nên về sau cả hai bên gia đình kết nghĩa xui gia. Người đàn bà em ruột Võ nguyên Giáp là bà Võ thị Điễm trở về làm dâu trong gia đình bên ngoại tôi. Tất cả con cháu trong gia đình nầy, rất đông, đều nhất quyết ở lại miền Bắc tận lực phục vụ cho Việt cộng. Thế mà trong thời kỳ cải cách ruộng đất, qua những cuộc học tập đấu tố, Việt cộng đem người con út trong gia đình nầy ra đấu tố và bắn chết tại chỗ ! Việc nầy nghe tin có đến tai ông Võ nguyên Giáp nhưng vẫn vô vọng!

Tại trong Nam, năm 1964, khi tôi vừa ra khỏi tù và đang đi lang thang trên con đường Cộng hoà ( ?) Sàigon, sát hông nhà giam cuả Tổng nha Cảnh sát Saigon cũ, tình cờ gặp đại úy Nguyễn văn Minh (lúc nầy chưa lên Trung tá) kể tôi một chuyện là hằng năm đến muà Phật đản, ông cố vấn Ngô đình Cẩn trao cho anh Minh đem một số tiền giúp thầy Thích trí Quang lo phật sự, và chính năm đó (1963) đại úy Minh đưa trực tiếp cho Thượng tọa Thích trí Quang 60.000 đồng. Đoạn đại úy Minh kết luận « không hiểu vì sao thầy Trí Quang lại gây ra cuộc hỗn loạn tại đài Phát thanh Huế ? ». (Phần nầy tôi không thấy Trung tá Nguyễn văn Minh kể lại trong tác phẩm cuả ông ta xuất bản tại Cali). Cũng năm 1964, tôi ra Huế thăm ông bạn chí thân, giáo sư Ngô Ganh, vừa thôi chức Giám đốc đài phát thanh Huế, có nói cho tôi một câu chuyện. Đó là đêm gây ra vụ nỗ lựu đạn và người chết tại trước đài Phát thanh. Qua tình tự rất dài, anh Ngô Ganh xác quyết rằng đó là « lựu đạn cuả Việt cộng ».

Nhắc lại những chuyện sơ sài trên đây, là cố ý giúp thêm kinh nghiệm cho những người bạn còn trẻ hiểu thêm về thủ đoạn và bản chất hiểm độc cuả Việt cộng, khi quý bạn muốn dấn thân đấu tranh cho Đất nước. Với Việt cộng không bao giờ chúng nghĩ đến sự sống chết cuả một cá nhân, dù cá nhân đó là người từng nuôi họ, bao bọc và giúp đở họ. Mọi cá nhân, dù là hàng lãnh tụ, đều vô nghĩa ! Cho nên những lý luận hoà hiệp hoà giải với Việt cộng chỉ là ảo vọng. Không bao giờ có thể thành hình đối với Việt cộng.

May mắn cho dân tộc Việt nam hôm nay Việt cộng đã nhập vào WTO, là dịp bắt buộc Việt cộng không thể trở lui về con đường độc tài áp chế, khủng bố, thủ tiêu mãi. Luật lệ thị trường hoá trong mọi lãnh vực, bắt Việt cộng phải tuân thủ, dù cho Nông đức Mạnh, Lê hồng Anh có công an và quân đội trong tay, vẫn không thể nỗ bùng ra được. Tất cả những người trong Chính trị bộ đành phải ngậm thinh để may ra còn cơ hội thống trị và cướp bốc nhân dân. Nếu việc các nhà lãnh tụ chính trị trong và ngoài nước hôm nay không tìm ra được những chiến thuật và chiến lược đáp ứng với những mục đã nêu trên, thiết nghĩ cuộc tranh đấu đối đầu với Việt cộng dành lại Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho người dân trong nước còn kéo dài thêm ra mà thôi.

Nhân muà lễ Phục sinh, tôi cầu xin cho mọi người Việt không-cộng-sản luôn luôn thức tĩnh và có thêm nhiều sáng kiến hơn.

Lê Hùng Bruxelles 4/2007.

Aucun commentaire: