1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

jeudi 26 avril 2007

Dân Chủ Và Phát Triển

Dân Chủ Và Phát Triển
--------------------------------------------------------------------------------

Bruce Bueno de Mesquita và George W. Downs 10/29/2006

--------------------------------------------------------------------------------

Dân Chủ Và Phát Triển



Bruce Bueno de Mesquita và George W. Downs

Chuyển Dịch: Nguyễn Phượng Hoàng



LTS: Bài này đã được đăng trên tờ Foreign Policy (Chính Sách Đối Ngoại) số tháng Chín/ Mười năm 2005. Nhận thấy đây là một bài nghiên cứu quan trọng, tác giả đã đưa ra các lãnh vực nào có thể thúc đẩy Dân Chủ Hóa và các lãnh vực nào sẽ duy trì nền độc tài chuyên chế. TCCM xin giới thiệu với bạn đọc bài nghiên cứu giá trị này để cùng nhau hiệp lực thúc đẩy nền Dân Chủ Hóa tại Việt Nam, thay vì vô tình tiếp tay duy trì chế độc độc tài độc đảng CSVN hiện tại.



Tăng trưởng kinh tế và dân chủ không phải lúc nào cũng đi song đôi. Bruce Bueno de Mesquita và George W. Downs giải thích tại sao.



Bruce Bueno de Mesquita là một thành viên thâm niên của Viện nghiên cứu Hoover và là Phân Khoa Trưởng Khoa Chính Trị Học tại viện Đại Học New York.

George W. Downs là giáo sư môn Chính Trị Học và là Khoa Trưởng của Khoa Khoa Học Xã Hội tại viện Đại Học New York.



Giầu Có Hơn Nhưng Không Có Nghĩa Là Tự Do Hơn



Từ khi Đặng Tiểu Bình cởi mở nền kinh tế Trung Hoa cách đây hơn 25 năm, khai mào một thời kỳ tăng trưởng nóng bỏng, nhiều người ở Phương Tây đã tưởng rằng một sự cải cách chính trị sẽ đi theo đó. Tự do kinh tế, như người ta tiên đoán, sẽ dẫn đến tự do chính trị và, cuối cùng, một nền dân chủ.

Điều tiên đoán này rõ ràng đã không đúng với Trung Cộng. Cho tới những ngày gần đây nhất, theo kiến thức thông thường thì sự phát triển kinh tế, xảy ra ở bất cứ nơi nào, sẽ dẫn đến điều không thể tránh được - và khá nhanh chóng - là nền dân chủ. Sự tranh luận, dưới dạng đơn giản nhất, diễn tiến như thế này: kinh tế tăng trưởng phát sinh một giai cấp trung lưu học thức và buôn bán để, chẳng sớm thì muộn, bắt đầu đòi hỏi quyền nắm giữ vận mạng của chính mình. Cuối cùng, ngay cả những chính quyền ức chế cũng bắt buộc chịu thua.

Sự kiện hầu hết các quốc gia thịnh vượng trên thế giới là những nước dân chủ đã là chứng cớ cứng như sắt của sự diễn tiến này. Lịch sử cận đại, tuy nhiên, đã khiến chuyện trở nên phức tạp hơn. Giờ đây các sự kiện cho thấy, sợi dây nối kết giữa phát triển kinh tế và những gì thường được gọi là dân chủ thì thật ra rất yếu và có lẽ ngày càng yếu hơn. Mặc dù nó hẵn còn là điều đúng trong các nền dân chủ đã được thiết lập, một lợi tức cao trên mỗi đầu người đóng góp vào sự ổn định, con số các nước độc tài giầu có gia tăng cho thấy rằng riêng việc giầu có hơn không đưa đến việc tự động có tự do chính trị hơn. Các chế độ độc tài trên thế giới đang biểu hiện rằng họ có thể gặt hái những phúc lợi của sự phát triển kinh tế trong khi lẩn tránh những áp lực nới lỏng quyền lực chính trị của họ. Không nơi nào cho thấy rõ bằng chứng hiện tượng này hơn ở Trung Cộng và Nga Sô. Mặc dù nền kinh tế của Trung Cộng tăng trưởng một cách dữ dội trong suốt 25 năm qua, về bản chất nền chính trị vẫn không thay đổi. Ở Nga, trong khi ấy, nền kinh tế đã phát triển ngay cho dù điện Cẩm Linh đã kiềm chế chặt chẽ nền chính trị.

Sự chồng lấn lên nhau của những xu hướng này - phát triển kinh tế và tự do chính trị bị thu rút lại - thì không chỉ là một sự lạ lùng của lịch sử. Nó chỉ cho thấy một điềm xấu và thấy rõ một sự thật tồi tệ: tăng trưởng kinh tế, thay vì là một lực để thay đổi thành nền dân chủ ở các nước độc tài, đôi khi có thể được dùng để làm mạnh thêm cho các chế độ áp bức. Triệu Tử Dương, thủ tướng Trung Cộng trong thập niên 1980, có thể đúng khi ông ta lý luận rằng "dân chủ thì không phải là cái gì mà chủ nghĩa xã hội có thể tránh." Nhưng nhiều bằng chứng ngày nay cho thấy rằng nhiều loại chính phủ độc tài và yếu kém về tự do có thể trì hoãn nền dân chủ cho một thời gian rất lâu dài. Hơn nửa thế kỷ đã qua, một số đông của những chế độ như vậy đã trải qua một nền kinh tế tăng trưởng bao quát mà không phải tiếp ứng với sự cởi mở chính trị. Trong những trường hợp khác, những người chuyên quyền đã bị bắt buộc đưa ra những sự thay đổi chính trị một cách vừa phải nhưng vẫn nắm giữ quyền lực bằng cách giới hạn phạm vi của những sự thay đổi đó.

Cái gì giải thích việc thường thấy khoảng thời gian chậm trễ lâu dài giữa sự bắt đầu của việc tăng trưởng kinh tế và việc xuất hiện một nền tự do dân chủ? Câu trả lời nằm trong sự phát triển tinh vi của những chính phủ độc tài. Mặc dù những lý thuyết gia về sự phát triển giả định không sai rằng những gia tăng về lợi tức đầu người sẽ đưa đến những gia tăng về đòi hỏi quyền lực chính trị của dân chúng, họ trước sau như một đánh giá thấp khả năng của những chính quyền áp chế này trong việc ngăn trở những đòi hỏi này. Các chế độ độc tài ngày càng hay trong việc tránh né phản ứng phụ nguy hại chính trị của việc tăng trưởng kinh tế - hay tới độ, thật ra, điều tăng trưởng đó hiện giờ có khuynh hướng làm gia tăng chứ không phải làm giảm đi cơ hội sống còn của họ.

Sự thật này phần lớn đã bị phe lờ bởi những cơ quan phát triển và chính phủ Bush. Washington đã vô tình công bố rằng toàn cầu hóa và bành trướng chủ thuyết thị trường tư bản sẽ, một cách không thể tránh được, dẫn đến sự huy hoàng của nền dân chủ kiểu Phương Tây. Chính quyền Bush giải thích sao cho tất cả những thí dụ trái ngược nhau thì chưa được rõ. Điều rõ ràng là Washington cần phải nghĩ lại về những kế hoạch của mình để bành trướng dân chủ ra khắp toàn cầu. Thêm nữa, những tổ chức phát triển như Ngân Hàng Thế Giới (WB) nên xét lại những loại điều kiện mà họ kèm theo với những khoản cho vay mượn của họ. Chỉ thúc đẩy cho một nền tự do kinh tế thì không hẳn có nhiều phần thưởng chính trị lớn lao - ít ra không phải trong lúc này.



Thoát Khỏi Cái Bẫy Tăng Trưởng



Những kẻ chuyên quyền có lý để xem tăng trưởng kinh tế vừa là một lợi khí và vừa là một cái bẫy. Ở mặt khác, nó làm gia tăng viễn tượng sinh tồn của một nhà độc tài chuyên chính qua cách mở rộng các nguồn tài nguyên của chính phủ (bằng cách thu nhập thuế cao hơn) và cải thiện khả năng của mình để đối phó với các vấn đề khác nhau (thí dụ như những cuộc khủng hoảng kinh tế ngắn kỳ hay tai họa thiên nhiên). Trong thời gian ngắn hạn, tăng trưởng kinh tế cũng có xu hướng gia tăng sự thỏa mãn của các công dân với chính quyền của mình, làm gia giảm việc họ sẽ ủng hộ một cuộc thay đổi chế độ.

Trong thời gian dài hạn, tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế có thể đe dọa sự sống còn của một chính quyền đàn áp bằng cách nâng cao triển vọng những đối thủ chính trị có thật sẽ xuất hiện. Điều này xảy ra bởi hai lý do: (1) tăng trưởng kinh tế nâng cao sự đánh cuộc trong trò chơi chính trị bằng cách gia tăng những lợi lộc sẵn có cho người thắng cuộc, và (2) nó dẫn đến sự gia tăng về số lượng cá nhân những người có đủ thời giờ, học lực, và tiền bạc để tham gia vào chính trị. Cải hai sự thay đổi này có thể khích động một tiến trình dân chủ, gom góp động lượng một cách từ tốn, để rồi cuối cùng có thể áp đảo một hiện trạng chuyên quyền và tạo nên một nền ganh đua, tự do dân chủ thay thế nó.

Cho tới giờ, nhiều nhà thiết lập chính sách Tây Phương và những chuyên gia về phát triển đã giả định rằng sự mở rộng tự do về chính trị căn bản là theo dõi tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ cần một sự tụt hậu nhỏ nhoi, và các chính quyền chuyên chế chẳng làm gì được để ngăn chận nó lại (với điều kiện họ vẫn cam kết duy trì nền phát triển kinh tế). Lối suy nghĩ như thế có thể truy nguyên đến ông Seymour Martin Lipset, nhà xã hội học và nhà chính trị khoa học nổi tiếng đã truyền bá quan niệm rằng tăng trưởng kinh tế nuôi dưỡng nền dân chủ hóa bằng cách gia tăng số trung lưu trí thức. Ông Lipset, tuy nhiên, đã cảnh báo các độc giả rằng tiến trình này thì không bảo đảm; mặc dù nó đã xảy ra ở Tây Âu, sự thành công ở đó được dựa vào một chuỗi các hoàn cảnh đặc thù riêng biệt. Trong những tháng năm từ khi ông Lipset công bố những điều tìm thấy của mình, bất hạnh thay, lời cảnh báo của ông hầu như đã bị quên biệt.

Những môn đồ của ông Lipset cũng đã có xu hướng không để ý đến sự kiện các quốc gia chuyên chế không phải là những kẻ thụ động ngồi nhìn những thay đổi chính trị, mà họ chính là những người đặt ra các luật lệ của cuộc chơi và có thể dở trò gian lận chúng, để thích hợp với quyền lợi của họ. Những kẻ chuyên quyền được hưởng một lợi thế rõ rệt hơn các công dân bình thường với khả năng của họ nặn ra các cơ quan và các kết quả chính trị. Và họ đã chứng tỏ điều hiểu biết này xa hơn là đã tưởng, trì trệ dân chủ hóa một cách khéo léo - trong khi đó vẫn tiếp tục thành công trong việc tăng trưởng kinh tế.



Cách Đối Phó



Để hiểu rõ cách làm sao mà những chế độ độc tài sử dụng các thủ đoạn gian trá này, cần phải hiểu khái niệm phối hợp chiến lược (strategic coordination), xuất phát từ văn chương của ngành khoa học chính trị và chỉ đến một chuỗi hoạt động mà người ta phải làm để chiếm quyền lực chính trị. Những hoạt động đó bao gồm tán phát tài liệu, kết nạp và tổ chức những thành viên đối lập, chọn người lãnh đạo, và phát triển một chiến lược có thể thành tựu được để gia tăng sức mạnh của nhóm và gây ảnh hưởng đến chính sách.

Phối hợp chiến lược là một khái niệm rất hữu dụng ở đây vì nó giúp giải thích tại sao kinh tế tăng trưởng được nghĩ là cách truyền thống để thúc đẩy dân chủ hóa. Tiến trình xảy ra như sau: tăng trưởng kinh tế dẫn đến thành thị hóa và cải tiến công nghiệp và cơ sở hạ tầng, các nhóm chính trị mới sẽ tuyển mộ và có sự thông tin liên lạc được thuận tiện một cách đột ngột. Tăng trưởng kinh tế cũng có khuynh hướng đưa đến sự gia tăng đầu tư vào nên học vấn, có lợi cho đối lập bởi sản xuất ra nhiều cá nhân được học hỏi và khôn ngoan và các đảng đối lập có thể tuyển mộ những người ủng hộ mình. Phối hợp chiến lược, tuy nhiên, cũng giúp để giải thích làm sao những kẻ chuyên quyền đã điều khiển để bẻ gẫy hay làm suy yếu sự nối kết giữa phát triển kinh tế và dân chủ hóa. Nếu những kẻ độc tài đang tại chức có thể giới hạn sự phối hợp chiến lược của những người đối lập, họ có thể làm giảm viễn tượng kẻ thù của họ sẽ có thể đuổi họ ra khỏi chức vị. Mặt bất lợi, tuy nhiên, để an toàn, những người chuyên quyền phải nâng cao cái giá phải trả của sự phối hợp chính trị của các nhà đối lập mà không phải nâng cao cái giá phải trả cho sự phối hợp kinh tế một cách quá đột ngột - và vì thế lúng túng giữa việc tăng trưởng kinh tế và đe dọa việc ổn định của chế độ.

Xỏ chỉ cây kim này thì khó khăn nhưng, như nó đã xảy ra, không phải là không thể làm được. Từ từ, qua những thử nghiệm, các chế độ đàn áp đã khám phá ra cách làm sao để chặn hoạt động của những người đối lập mà không hoàn toàn phải làm hại đến sự tăng trưởng kinh tế bằng cách chia khẩu phần một cách kỹ lưỡng một tập hợp nhỏ của khâu hàng hoá công cộng đặc thù nào đó - loại hàng hóa mà rất trầm trọng cho sự phối hợp chính trị nhưng không mấy quan trọng cho sự phối hợp kinh tế. Qua cách hạn chế những mặt hàng này, những kẻ chuyên quyền đã cách ly mình khỏi sự cởi mở tự do hóa chính trị mà nền tăng trưởng kinh tế mang lại.



Cách Ngăn Chận Một Cuộc Cách Mạng



Những thí dụ về chiến lược này thì có thừa, bao gồm những trường hợp trong suốt ba năm vừa qua. Trung Cộng, một cách định kỳ, đã ngăn chặn không cho truy cập vào dịch vụ tin tức của Google, và vừa rồi đã buộc Microsoft chận những chữ như tự do và dân chủ trong nhu liệu Microsoft được dùng bởi những "blogger" (những người viết báo điện tử (on-line) hàng ngày trên hệ thống Internet, có thể là những người viết báo tài tử hay những chuyên gia thiết lập tờ báo điện tử trên mạng. Có nghĩa ai cũng có thể viết về bất cứ đề tài gì mà mình muốn - NPH). Những biện pháp đó đã là những điều mới nhất đây trong một dãy nghiêm cấm của Trung Cộng về các hoạt động liên quan đến mạng toàn cầu Internet, huy động toàn bộ từ thiết lập một bộ phận cảnh sát đặc biệt về Internet cho tới việc giới hạn các cổng vào mạng lưới toàn cầu Internet để vào Trung Cộng. Ở Nga, trong khi đó, Tổng Thống Vladimir Putin đã đặt tất cả hệ thống truyền hình quốc gia dưới sự kiểm soát khắt khe của chính phủ. Tháng 10 năm 2003, ông ta đã điều khiển vụ bắt giam Mikhail Khodorkovsky, một trong những người lỗi lạc chỉ trích ông ta; một vụ xử án tiếng tăm đã tiếp theo sau đó.

Ở Venezuela, Tổng Thống Chávez đã thúc đẩy thông qua một luật mới trong tháng 12 năm 2004 cho phép ông ta cấm các bản tin tức về những cuộc biểu tình bạo động, hay những cuộc lùng xục đàn áp của chính quyền, và rút giấy phép truyền thanh của các cơ quan truyền thông đã vi phạm những điều luật dài đăng đẳng được nói một cách chung chung đại khái. Và ở Việt Nam, chính quyền đã ban hành những sự kiểm soát khắc khe trên các tổ chức tôn giáo và những vị lãnh đạo của các nhóm tôn giáo không được phép (bao gồm Công Giáo, Mennonites, và một số Phật Giáo) như là những nhóm phá hoại Nhà Nước.

Mỗi trường hợp như vậy đã kéo theo sự nghiêm cấm của điều có thể gọi là mặt tốt phối hợp - có nghĩa, những loại mặt tốt công cộng này ảnh hưởng trầm trọng đến khả năng của những người đối lập để phối hợp nhưng lại không có mấy tác động đến sự tăng trưởng kinh tế. Mặt tốt phối hợp được phân biệt rõ từ những mặt tốt phổ thông công cộng - Giao thông, săn sóc sức khoẻ, giáo dục sơ đẳng, và quốc phòng - là những thứ khi bị nghiêm cấm, đã tác động trọng yếu vừa trên công luận lẫn sự tăng trưởng kinh tế.

Theo lịch sử, những chính quyền đàn áp tìm cách thẳng tay đàn áp những người thúc đẩy cho sự thay đổi dân chủ đã triệt tiêu cả hai loại mặt tốt - làm suy yếu nền kinh tế của họ trong tiến trình. Đây là mô hình thống trị ở nhiều nước Á Châu và Phi Châu cho tới thập niên 1980, và vẫn còn trường hợp này hiện tại ở các nước nghèo nhất như Myanmar và Zimbabwe. Vừa qua, tuy nhiên, các chính quyền ở Nga, Trung Cộng, Việt Nam, và nơi khác đã khá phá rằng, qua cách tập trung những ngăn cấm của họ chỉ trên các mặt tốt phối hợp, họ có thể tiếp tục cung cấp những dịch vụ cần thiết cho nền kinh tế tiến triển và tránh được áp lực thay đổi chính trị mà sự tiến triển như thế thường đi kèm theo.

Dĩ nhiên, hầu hết các mặt tốt công cộng đã có sẵn có một số tác động tới khả năng tổ chức và phối hợp của những nhóm đối lập. Nhưng bốn loại mặt tốt đóng vai chính trong các hoạt động như vậy là: các quyền chính trị, thêm các nhân quyền phổ thông, tự do báo chí, và con đường học vấn cao hơn.

Mặt tốt đầu tiên của những mặt tốt này, các quyền chính trị, bao gồm tự do ngôn luận và các quyền được tổ chức và biểu tình một cách ôn hòa. Mặc dù những quyền chính trị phần nhiều bị cự tuyệt, có nghĩa chúng giới hạn sự can thiệp của nhà nước hơn là đòi hỏi nhà nước hành động, chúng đôi khi cần chính quyền thực hiện nhiều biện pháp khác biệt để thi hành chúng, nhất là khi chúng dính líu đến những sự bầy tỏ quan điểm của những nhóm thiểu số mà không được đa số ưa thích.

Còn về thêm các nhân quyền phổ thông, những quyền này bao gồm tự do không bị tự ý muốn bắt lúc nào thì bắt và liên quan đến điều được bảo vệ bởi lệnh đình quyền giam giữ; quyền không bị kỳ thị bởi tôn giáo, màu da, sắc tộc, và giới tính; tự do không bị lạm dụng thân thể; và quyền được di chuyển lẫn trong nước và ngoài nước.

Một đội ngũ báo chí đủ loại và đông đảo, không bị luật lệ chi phối (và những dạng khác của truyền thông) cũng là điều sống còn cho các nhà đối lập chính trị gây ảnh hưởng, bởi vì nó cho phép các thông tin được phổ biến khiến có thể mang các nhóm khác biệt lại với nhau qua những quyền lợi chung. Giống như các quyền chính trị, quyền tự do báo chí phần lớn bị cự tuyệt vì nó thường đòi hỏi chính quyền không được can thiệp vào. Nó cũng có thể cần những biện pháp khẳng định, song le, thí dụ như cho giấy phép hoạt động trên các băng tầng đài truyền thanh và truyền hình, bảo đảm công chúng được nghe những đài truyền thanh và truyền hình đó và những phương tiện truyền thông khác, và chuyển dịch các văn kiện chính phủ qua ngôn ngữ địa phương.

Cuối cùng, con đường rộng mở đến nền học lực cao hơn và học đại học là điều sống còn nếu các công dân muốn được phát triển các tài năng để truyền tin, để tổ chức và để phát triển một sự hiện hữu chính trị. Học vấn cao cũng giúp tạo nên một tập hợp các nhà lãnh đạo đối lập tương lai, vì vậy gia tăng số lượng cung cấp người đối đầu với chánh quyền nhiệm sở.

Vài chính quyền độc tài tuyên bố rằng họ không cho con đường học lực cao hơn (và những mặt tốt phối hợp khác) vì cái giá đắt quá đáng của chúng. Sự thật, những mặt tốt phối hợp thường thì không quá tốn kém hơn những mặt tốt công cộng khác và lại rẻ ôi hơn một số, thí dụ như quốc phòng hay các phương tiện chuyên chở. Khi chính quyền chọn sự nghiêm cấm chúng, vì thế, là để gia tăng cái giá của sự phối hợp chính trị, chứ không phải để tiết kiệm tiền bạc. Thật ra, một số các mặt tốt phối hợp đúng ra là tốn kém để triệt tiêu hơn là cho phép - thí dụ như khi chính quyền tiêu dùng các nguồn lực đàn áp những phong trào đối lập hay phá sóng các đài phụ phát thanh tự do và sản xuất sự tuyên truyền của chính họ.



TOA THUỐC CHO (CHUYÊN QUYỀN) SỰ THÀNH CÔNG



Vừa mới đây, để hiểu rõ hơn những kẻ chuyên quyền và những viên chức phi dân chủ xoay xở làm sao để đi theo việc tăng trưởng kinh tế trong khi trì hoãn nền dân chủ, chúng tôi đã xem xét những dự trữ của mặt tốt công cộng của khoảng 150 quốc gia giữa năm 1970 và 1999. Bốn điều khám phá trong cuộc nghiên cứu này đáng được để ý một cách đặc biệt.

Đầu tiên, triệt tiêu những mặt tốt phối hợp là một chiến lược sinh tồn hữu hiệu; cuộc nghiên cứu đã chứng nhận rằng cung cấp các mặt tốt phối hợp làm gia giảm một cách đáng kể viễn tượng sống còn của các chế độ hiện chức. Cung cấp những mặt tốt công cộng khác, trong khi đó, không cả ảnh hưởng gì đến sự sống còn tí nào hay cải thiện nó. Cho phép tự do báo chí và bảo đảm tự do công dân, đặc biệt, làm giảm thiểu khả năng sống còn thêm một năm nữa của một chính phủ chuyên quyền vào khoảng 15 tới 20 phần trăm: một thống kê hoàn toàn để giúp giải thích sự đàn áp báo chí và chính trị qua các quốc gia đang phát triển.

Thứ hai, cuộc nghiên cứu đã chứng tỏ rằng những kẻ chuyên quyền ngày của ngày hôm nay có khuynh hướng triệt tiêu, trước sau như một, những mặt tốt phối hợp nhiều hơn là những mặt tốt công cộng khác. Xung quanh thế giới, từ Bắc Kinh tới Moscow tới Caracas, những chế độ độc tài có vẻ nhận biết rõ những hiểm nguy của sự cung cấp các mặt tốt phối hợp cho dân chúng của họ và kìm lại không chịu làm, một cách kiên định rõ ràng. Ngược lại, hầu hết các nhà lãnh đạo chuyên quyền đều nhận biết rằng chẳng có tí gì để sợ hãi khi cung cấp những mặt tốt công cộng khác, thí dụ như học vấn sơ đẳng, chuyên chở công cộng, và săn sóc sức khoẻ. Fidel Castro đã chẳng bị rủi ro chính trị một tí nào cả khi ông ta cải thiện việc săn sóc sức khoẻ công chúng một cách xông xáo ở Cuba, và Kim Nhật Thành (Kim Jong Il) đã không tự đặt mình vào sự nguy hiểm một chút nào cả khi chính quyền của ông ta cam kết gia tăng tỷ lệ biết đọc của người dân Bắc Hàn lên hơn 95 phần trăm. Cả hai chế độ, tuy nhiên, đã cẩn trọng triệt tiêu những mặt tốt phối hợp.

Hơn thế nữa, cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng ngoại trừ lợi tức đầu người ở những mức độ cao nhất, sự gia tăng kinh tế một cách đáng kể có thể đạt được và giữ được ngay cho dù chính quyền triệt tiêu những mặt tốt phối hợp (nhắc nhở đến Trung Cộng, Nga và Việt Nam). Và khi những xu hướng đó xảy ra với nhau - đó là, khi một quốc gia hưởng thụ nền kinh tế tăng trưởng và đồng lúc triệt tiêu các mặt tốt phối hợp - những cơ hội sống còn của chế độ cải tiến một cách đáng kể, và cơ hội xảy ra của nền dân chủ hóa suy giảm (ít nhất từ 5 tới 10 năm). Mặc dù những giới hạn của các dữ kiện tạo khó khăn để định rõ xem sự tăng trưởng kinh tế dài lâu sẽ thúc đẩy các chế độ về hướng dân chủ hay không, sự gia tăng của các chứng cớ cho thấy ít nhất là trong sự ngắn hạn, tăng trưởng kinh tế ổn định những chế độ hơn là làm suy yếu họ. Trung Cộng, do đó, nên được xem không phải là trường hợp ngoại lệ của luật tăng trưởng sinh ra sự mở rộng tự do mà là điển hình của sự thật là nó thường thì không phải vậy.



AI ĐANG GẠT AI?



Sự gia tăng phân cách giữa phát triển và dân chủ chứa ba bài học quan trọng cho các nhà thiết lập chính sách - trong chính quyền Bush và trong những nước chế độ tự do dân chủ giàu có khác - những người thất vọng với nhịp độ thay đổi chậm chạp trong các nước đang phát triển và hy vọng thúc đẩy tiến trình nhanh lên.

Đầu tiên và hiển nhiên nhất, các nhà thiết lập chính sách dân chủ cần nhận biết rằng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong các quốc gia đang phát triển thì không hữu hiệu được gần như là cuộc thúc đẩy dân chủ mà họ đã từng tin tưởng. Các người đàn áp hiện chức đã học được từ kinh nghiệm rằng, mặc dù phát triển có thể nguy hiểm, nhưng nó là điều có thể xóa ngòi nguy hiểm tới một phạm vi đáng kể. Bằng cách giới hạn những mặt tốt phối hợp, những kẻ chuyên quyền có thể có tất cả: một khối cử tri bằng lòng với những kẻ môi giới quyền lực và những nhà lãnh đạo quân đội hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế, gia tăng các tài nguyên để đối đầu với những cú sốc chính trị và kinh tế, và kẻ đối lập buồn nản và yếu kém.

Bài học quan trọng thứ hai liên quan đến những gì ở trên muốn nói đến những điều kiện cho các nhà thiết kế chính sách kèm theo những khoản vay mượn và trợ cấp mà họ dành cho những nước đang phát triển. Khi Ngân Hàng Thế Giới, cho thí dụ, cho một quốc gia đang phát triển với điều kiện đòi hỏi rằng chính quyền đầu tư vào các hạ tầng cơ sở, săn sóc sức khoẻ, hay chống nạn mù chữ, họ làm như vậy vì tin rằng những cuộc đầu tư này sẽ dẫn đến tăng tốc độ của sự tăng trưởng kinh tế, điều sẽ đưa đến sự phát triển giới trung lưu và, cuối cùng, dân chủ. Nhưng những sự đầu tư như vậy thì hầu như kéo dài ra thêm thay thì làm ngắn sự ngự trị của các chính quyền phi tự do. Viện trợ ngoại quốc, như nó đang được quản lý, có xu hướng giúp đỡ thay vì phá ngầm những nhà lãnh đạo phi dân chủ.

Câu trả lời là đặt thấp quyền ưu tiên trên sự tăng trưởng kinh tế hay điều khoản trên các mặt hàng tiêu chuẩn cho dân chúng mà nên nới rộng những điều kiện kèm theo các khoản vay mượn để bao gồm những đòi hỏi mà các quốc gia nhận viện trợ cung cấp tới người dân của họ với những mặt tốt phối hợp, thí dụ như các quyền tự do căn bản công dân, nhân quyền, và tự do báo chí. Tạo dễ dàng hơn cho những người dân bình thường phối hợp và liên lạc với lẫn nhau thì sẽ thúc đẩy việc tiến triển tự do chính trị. Do đó, trước khi những kẻ chuyên quyền được viện trợ quốc tế, họ nên bị buộc phải chấp nhận những đổi mới phải chăng, thí dụ như ủng hộ một đường lối dễ dàng hơn vào đại học, cho phép báo chí tự do hơn, và cho phép tự do hội họp hơn.

Qua cách đưa ra những điều kiện như vậy, các cơ quan phát triển sẽ không bị phân tâm bởi các cuộc tranh luận để xem nhân quyền được định nghĩa tốt nhất bằng ngôn ngữ nhà ở, thực phẩm, quần áo, săn sóc sức khoẻ, và những điều cần thiết cơ bản khác của con người, hay là bằng ngôn ngữ của tự do cá nhân và bảo vệ quyền lợi của cả hai phía đa số và thiểu số. Các nhà độc tài thích độc nhất cái định nghĩa ban đầu vì nó hợp với quyền lợi của họ. Những tranh luận như thế hiển nhiên chỉ phục vụ cho chính mình. Bằng chứng dồi dào nói lên rằng tự do chính trị và những đồ dự phòng cần thiết cơ bản đi sát với nhau; những xã hội tôn trọng, hầu như không bao giờ thay đổi, quyền tự do công dân cũng cung cấp cho sự sinh tồn của hầu hết các công dân của mình.

Bài học thứ ba của sự nghiên cứu của chúng tôi cho các nhà thiết lập chính sách quan tâm tới những sự kiện vừa rồi ở Trung Đông. Nó là điều lôi cuốn để xem những cuộc bầu cử ở Iraq, sự rút quân của Syria từ Lebanon và những cuộc bầu cử tiếp theo sau ở đó, sự công bố những cuộc bầu cử địa phương sẽ được tổ chức tại Saudi Arabia, và sự hứa hẹn những cuộc tranh cử nhiều hơn ở Egypt như là dấu hiệu chung của một buổi rạng đông của nền dân chủ trong vùng này. Nhưng những nhà quan sát phải nhớ rằng những chính sách áp chế đã phục vụ những kẻ chuyên quyền ở Trung Đông quá sức tốt trong 50 năm vừa qua, chưa bị hao mòn một cách đáng kể ở Ausi Arabia, Egypt, hay ngay cả Lebanon. Điều này không nhất thiết là cớ để thất vọng. Nhưng những người quan tâm đến việc đo lường sự tiến trình dân chủ của vùng này nên có nhiều chú ý hơn đến những mặt tốt phối hợp có sẵn ở đó - như truyền thông báo chí bị chế ngự một cách chặt chẽ như thế nào, cho thí dụ, hay khó khăn làm sao để có một cuộc biểu tình chống chính phủ một cách an toàn. Những yếu tố này, hơn là chỉ có sự hiện hữu của bầu cử, vẫn còn là sự chuyển tiếp chủ yếu qua nền dân chủ thật sự. Cho đến khi chúng (nền dân chủ - NPH) xuất hiện, Hoa Kỳ, Khối Thị Trường Chung Âu Châu, và những cơ quan viện trợ và những người cho khác phải tiếp tục nỗ lực áp lực.



Bruce Bueno de Mesquita và George W. Downs


Bruce Bueno de Mesquita và George W. Downs

Aucun commentaire: