Ông Võ Văn Kiệt kêu gọi hòa giải
Phóng viên Xuân Hồng của BBC và Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại Sài Gòn hôm 17.04
Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt, vị thủ tướng của những năm đổi mới đầu tiên ở Việt nam đã vừa lên tiếng kêu gọi hòa giải dân tộc.
Trong một cuộc phỏng vấn dài với BBC sẽ được phát đi trong các tuần tới đây, ông Kiệt nói Việt Nam nay đã bắt tay với tất cả các kẻ thù trong quá khứ và không có lý do gì người Việt không thể cùng ngồi lại.
''Hơn 30 năm rồi, năm nay nữa là 32 năm, không có lý do gì giữa chúng ta với nhau không hòa giải được.
''Kẻ thù của Việt Nam là Pháp trước đây, kẻ thù Việt Nam là Mỹ sau này, kẻ thù Việt Nam là Trung Quốc đánh biên giới phía bắc, chúng ta cũng khép lại quá khứ được, thì tại sao chúng ta lại không khép lại quá khứ ấy mà lại cứ đố kỵ lẫn nhau.''
''Tôi có ba cháu trai, mất đi hai cháu trai trong thời chiến. Ba cháu gái mất đi hai cháu, cũng trong thời chiến.
Trong phỏng vấn với Xuân Hồng của đài BBC tại thành phố Hồ Chí Minh trong tháng Tư thứ 32 kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, ông Kiệt cũng nói về những mất mát trong chính gia đình ông:
''Tôi có ba cháu trai, mất đi hai cháu trai trong thời chiến. Ba cháu gái mất đi hai cháu, cũng trong thời chiến.
''Và có thể tôi nhắc ông nhớ trong thảm sát ở Sài Gòn năm 1966, Mỹ bắn chìm một cuộc hành quân ở vùng Củ Chi đất thép, bắn chìm chiếc tàu Thuận Phong. Trên 100 người trong đó có vợ con tôi, tức là một đứa trai, một đứa gái và vợ tôi.
Một đoạn ngắn phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt
''Tới bây giờ tôi chưa tìm lại được hài cốt. Có thể một số người dân khác họ bị nạn cũng tương tự như thế.''
Ông Kiệt cũng nói chính trong gia đình ông cũng có những người đứng ở hai bên bờ chiến tuyến do hoàn cảnh bắt buộc như vậy.
Vị Cựu Thủ tướng nói đã tới lúc bỏ lại phía sau những chia rẽ mà ông nói rằng phần nhiều do 'nước ngoài' can thiệp gây ra.
Nhiều đường yêu nước
Nói đến cuộc bầu cử quốc hội sắp tới, ông cho biết ông ủng hộ mạnh chuyện để các ứng viên tự ứng cử và muốn người dân được "tự do lựa chọn,"
Ngoài ra, ông hoan nghênh việc người Việt ở nước ngoài có hai quốc tịch và được tham gia ứng cử ở Việt Nam.
Vấn đề định nghĩa thế nào là một người Việt Nam yêu nước cũng được BBC đặt ra với nhà chính trị được nói là tuy nghỉ hưu nhưng vẫn còn nhiều ảnh hưởng.
Trước hết ông bác bỏ quan điểm rằng người cộng sản không yêu nước. Ông khẳng định ông là một "người quốc gia yêu nước đi theo chủ nghĩa cộng sản".
Ngược lại, ông Võ Văn Kiệt nói: "Tôi đã đặt vấn đề này và cũng viết trong một số bài rằng có một cách nhìn méo mó từ phía một số người cộng sản rằng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội là đúng, còn những người yêu nước khác mà không yêu chủ nghĩa xã hội thì không yêu nước đủ như mình".
Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào.
Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Ông nói "Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào".
Quan điểm về hòa hợp hòa giải dân tộc và cụm từ thường được gọi là 'quốc gia và cộng sản" cũng được ông nói đến.
Và cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng kể lại với BBC giai đoạn 10 năm sau 1975 mà ông coi là "có nhiều sai lầm" vì theo một mô thức kinh tế nhất định.
Trong cuộc nói chuyện dài hơn một giờ đồng hồ, ông Võ Văn Kiệt cũng nói đến các nhân vật như ông Nguyễn Hộ và ông Trần Bạch Đằng.
Một kỷ niệm khó quên với Xuân Hồng là dù chính ông Võ Văn Kiệt đã đồng ý để BBC phỏng vấn nhưng phóng viên BBC đã phải mất nhiều cuộc gặp với cơ quan chức năng mới gặp được ông chỉ một giờ trước khi ra phi trường về Anh.
BBC sẽ phát cuộc phỏng vấn đặc biệt với cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt làm ba kỳ, mỗi kỳ 22 phút, bắt đầu từ buổi 06:00-06:30 sáng 30.04.2007 trên sóng 25, 41 và 49 mét. Các bài phỏng vấn cũng sẽ được lần lượt giới thiệu trên trang www.bbcvietnamese.com cùng thời gian.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/04/070427_vo_van_kiet.shtml
-------
Kính thưa quý vị, BBC Việt ngữ hân hạnh được tiếp đón một người khách đặc biệt, ông Võ Văn Kiệt. Ông sinh ngày 23/11/1922 tại xã Trung Hiệp, huyện Vĩnh Liêm tỉnh Vĩnh Long trong một gia đình nông dân và ông đã gia nhập cách mạng rất sớm. Năm 18 tuổi ông tham gia vào phong trào Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Đến năm 1954 khi hiệp định Geneva chia cắt đất nước, ông không đi tập kết ra Bắc như một số đồng chí của ông mà chọn ở lại hoạt động ở miền Nam. Vào năm 1975 ông có mặt trong Ủy ban Quân quản tiếp thu Sài Gòn và một năm sau đó ông được đề cử ủy viên dự khuyết bộ chính trị trung ương đảng. Vào năm 1986, trong đại hội đảng lần thứ 7 ông được chỉ định làm thủ tướng nước CHXHCNVN. Ông được coi là kiến trúc sư của đổi mới tại Việt Nam.
Trên đây là một vài nét sơ lượt về sự nghiệp của ông Võ Văn Kiệt. Mời quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi do ông Võ Văn Kiệt và tôi, Xuân Hồng, tại văn phòng 2 của chính phủ Việt Nam số 7 đường Lê Duẩn, Sài Gòn.
Xuân Hồng (XH): Thưa ông, từ trước tới giờ đối với những nhà lãnh đạo cộng sản thì ít người biết đến gia đình hoặc người thân của của họ. Thưa ông, ông có thể cho thính giả của đài BBC biết gia đình của ông hiện giờ sanh sống ra sao không ạ?
Ông Võ Văn Kiệt (VVK): Khi giải phóng Sài Gòn thì nhiều anh em trí thức ở Sài Gòn trong một số tháng, anh em cũng lần lần quen thân với nhau thì cũng có câu hỏi tương tự như ông: “nghe nói là anh em cán bộ cộng sản tình cảm, quan hệ gia đình nó không được nhiều. Tức nhiên là không thể không có, nhưng nó có một cách không bình thường. Có thể nó khác với người ta, cho nên bỏ nhà ra đi suốt cả”.
Tôi có nói với anh em như thế này: đó là các anh nghe, tưởng tượng mấy cái anh cộng sản khô khan, vì đất nước, vì dân hoặc kể cả vì chủ nghĩa cho nên không cần gì đến gia đình. Tôi nói, tôi là 6 Dân, Mai Chí Thọ là 5 Xuân, Trần Bạch Đằng là 4 Ánh, hay trước đây anh Nguyễn Hộ là 8 Yến. Các anh em có biết rằng những tên của chúng tôi như thế, không phải là tên thật, là cái gì, anh em nói là chắc đi hoạt động cách mạng nên đặt cái tên để nghi trang vậy thôi nhưng tôi có thể cho các anh biết đấy tất cả gần như là tên con với vợ, mình thương con gái đặt tên con gái, có lúc đến chỗ khác mình đặt tên mình là con trai . Tôi là 6 Dân, tên con tôi là Hiếu Dân. Tôi hoạt động ở thành phố lấy tên là 9 Dũng, con trai của tôi là Chí Dũng, 5 Xuân cũng là con gái, 8 Yến cũng tên con gái . Cho nên nói những người hoạt động trong tổ chức đảng cộng sản thì tình cảm không có gì đặc biệt đối với gia đình.
Tôi thấy rằng anh em nhận như thế là không hẳn đối với anh em như thế.
XH: Nhưng thưa ông, một cách cụ thể hơn là ông có bao nhiêu người con trai, bao nhiêu người con gái?
VVK: Tôi có 3 trai, mất đi 2 cháu trai, còn một cháu trai.
Thưa Ông mát đi trong thời chiến hay là ..
Mất đi trong thời chiến. 3 cháu gái, mất đi 2 cháu
XH: cũng trong thời chiến.
VVK: Có thể tôi nhắc thì ông nhớ là trong vụ thảm sát ở sông Sài Gòn năm 1966, tức là Mỹ bắn chìm trong một cuộc hành quân ở vùng Củ Chi bán chìmtàu Thuận Phong . Trên 100 người, trong đó có vợ con tôi, 1 trai, 1 gái và nhà tôi. Tới bây giờ tôi chưa tìm lại được hài cốt, có thể cũng như một số người dân khác bị nạn cũng tương tự như thế.
XH: Một số người khác bên đây chiến tuyến thì họ cũng có những mất mác về gia đình của họ, cũng như bên phía gọi là “cách mạng” thì cũng có sự mất mác về gia đình. Thưa ông, làm sao mà hóa giải được hận thù đó, làm sao mà có thể đi đến sự hòa hợp hòa giải dân tộc. Ông có một biện pháp cụ thể nào để đề xuất chuyện đó hay không?
VVK: Trong quan niệm của tôi ngay sau lúc sau giải phóng miền Nam, một trong những người có liên quan đến chủ trương đối với người Mỹ mất tích ở Việt Nam, liên quan đến hài cốt của người Mỹ mất tích ở Việt Nam. Trong lúc đó thì chưa có quan hệ bình thường với nhau, nhưng trong lãnh đạo chúng tôi đều xác định rằng đấy là một vấn đề nhân đạo. Người đã mất rồi, mình chưa có khả năng ấy thì bây giờ người Mỹ có khả năng ấy thì mình cho họ tìm lại hài cốt và tạo điều kiện giúp đỡ cho họ. Tiếp tục bây giờ vẫn còn cái đó.
Việt Nam, nhất là ở miền Nam tôi thường biết và hiểu nhiều gia đình đều có hai bên. Chính trong thân tộc của tôi, các anh em tôi, các cháu ruột của tôi cũng có số bên này và số bên kia. Cái đó nó có hoàn cảnh của nó – có khi bị ép, có khi thế này thế khác. Hay trong một vùng mở rộng du kích, con cháu nó ở trong vùng đó thì phải tham gia. Ở những vùng khác tạm thời bị chiếm đóng thì phải làm nghĩa vụ quân dịch. Và cái đó người dân không có sức chống đối được. Cho nên ngay trong thân nhân của tôi cũng có hai bên.
Có những gia đình, một người mẹ có con đi chiến đấu chết ở bên này và một đứa con khác thì đi chiến đấu chết ở bên kia. Trên bàn thờ hai người con. Thế thì người mẹ họ suy nghĩ gì? Không lẽ họ chia ra? Con nào cũng là núm ruột cả. Điều đó ngay cả trong một gia đình cũng là một gắn bó. Hay trong giòng họ, nhất là ở miền Nam thì mối quan hệ đó rất bình thường. Như vậy là đối với cả dân tộc của mình thì chuyện bên này hay bên kia thì nguồn gốc nó là gì? Từ đâu nó sinh ra cái này. Bây giờ chúng tôi khẳng định cũng là từ bên ngoài. Chuyện mà nếu không có từ bên ngoài xen vào…
XH: Ông nói từ bên ngoài là như thế nào?
VVK: Tức là từ chủ nghĩa thực dân, tôi xác định.Tham gia vào. Như Pháp, cách mạng tháng 8 là đã giải quyết về chủ quyền của mình rồi, nhưng sau đó thực dân Pháp trở lại, tái chiếm lại ở Việt Nam. Mỹ cũng là từ bên ngoài. Nếu trong Việt Nam – Việt Nam với nhau hoàn toàn có khả năng có thể hòa giải được. Nếu có những quan điểm, chính kiến, hay một cái gì đó khác nhau. Hoàn toàn không có bên ngoài chen vào thì chúng ta có thể hòa giải được.
XH: Nhưng bây giờ có khả năng hòa giải được không, thưa ông?
VVK: Tôi cho đây là một cơ hội có thể nói hết sức là tốt. Hơn 30 năm rồi, năm nay nữa là 32 năm, thì không có lý do gì mà có thể là giữa chúng ta với nhau không hòa giải được. Vì kẻ thù của Việt Nam là Pháp trước đây, kẻ thù của Việt Nam là Mỹ sau này, kẻ thù của Việt Nam là Trung Quốc trong thời đánh biên giới Việt Bắc. Chúng ta cũng khép lại quá khứ được thì tại sao chúng ta với chúng ta lại không khép lại quá khứ ấy, mà chúng ta cứ đối kỵ với nhau, rồi có những sự chống đối.
Tôi cho rằng bây giờ thì càng có điều kiện để chúng ta làm điều đó.
XH: Nhưng thưa ông, phải có những biện pháp để mình đi từng biện pháp để đi đến chỗ hòa giải với nhau. Ông đề xuất ra biện pháp nào?
VVK: Tôi cho trong hòa hợp dân tộc thì không có vấn đề gì. Liên quan đến hòa giải, theo quan điểm của tôi, hòa giải trong tình hình hiện nay không có nghĩa là hai chuyến tuyến, tức là một bên là quốc gia, tôi tạm gọi là như thế .Một bên gọi là cộng sản như trước đây… có lúc giữa quốc gia và cộng sản đối nghịch nhau vì anh là quốc gia tôi là cộng sản. Bây giờ không còn cái gọi là một bên là quốc gia,. Một bên là cộng sản để hòa giải với nhau – cái đó tôi chống – không có.
Việt Nam với Mỹ cũng khép lại quá khứ và bàn chuyện hợp tác với nhau. Hợp tác hữu nghị và nhắm vào tương lại. Thí quá khứ của nó là cái gì? Quá khứ của nó là hận thù, chúng ta khép lại. Bây giờ chúng ta tính đến tương lai là sự hợp tác cùng phát triển. Trong quá trình hợp tác phát triển không phải không có vấn đề kèm theo có hòa giải trong này những vấn đề cụ thể như chất độc màu da cam. Nhưng đó là cục bộ, đó là những vấn đề cụ thể, chớ không phải là toàn bộ. Không phải là hai chiến tuyến bây giờ phải bàn với nhau để hòa giải.
Từ đó mà tôi nghĩ rằng giữa những người Việt Nam chúng ta không còn có chuyện hòa giải như hồi còn đối đầu với nhau, trong lúc còn Mỹ chủ mưu đối với dân tộc. Không có hòa giải theo kiểu đó.
XH: Nghĩa là theo ý ông thì với thời gian, chuyến tuyến giữa quốc gia với cộng sản đã mờ nhạt dần, phải không ạ?
VVK: Tôi cho rằng cái đó nó vô lý. Tôi nói ngay cái này, có một số anh em trước đây cùng chiến đấu bên cạnh Mỹ, nhân danh là người quốc gia xác định chúng tôi chiến đấu lại người cộng sản - nghĩa là người cộng sản không có quốc gia. Như vậy y như là bao gồm cả chuyện mà nói là người cộng sản không có quốc gia – không phải. Chúng tôi có quốc gia chớ, chúng tôi yêu nước, chiến đấu cho dân tộc này, cho quốc gia này. Các ông xem xuyên suốt (thì thấy) chúng tôi chiến đấu cho quốc gia nào khác nữa .
Tôi nói chuyện với anh Nguyễn Văn Hảo. Anh hay xưng anh là người quốc gia và tôi là người cộng sản. Nhưng hai anh em cũng thân lắm. Tôi nói rằng đấy là anh tự xác định như thế là anh coi anh là quốc gia còn tôi không có quốc gia? Nếu nói đầy đủ hơn, đúng nghĩa hơn, anh là quốc gia thì chuyện do thân ai thì chuyện đó chúng tôi có thể đặt ra, anh quốc gia thân Mỹ, thân Pháp. Nhưng tôi người quốc gia theo chũ nghĩa cộng sản. Chớ còn anh phủ định, coi như là người cộng sản không có quốc gia, người cộng sản không có dân tộc – hoàn toàn không đúng.
Bây giờ phải nói với nhau là quốc gia là của mình, quốc gia là của chúng ta, dân tộc là của chúng ta. Nhưng anh quốc gia không cộng sản, tôi quốc gia cộng sản thì có thể còn khác với nhau chỗ đó, ngoài ra không có khác gì nữa.
XH: Làm sao chúng ta có thể khép lại cách biệt nhỏ đó, thưa ông?
VVK: Tôi đặt ra vấn đề và cũng viết trong một số bài. Cái này phải nói rằng cũng có sự méo mó của phía những người cộng sản. Tức là coi như cộng sản là yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội nhưng những người yêu nước khác không phải là cộng sản, không phải là chủ nghĩa xã hội thì gần như coi người ta không yêu nước đủ như mình. Cũng có một số người có quan điểm như thế. Cái đó hoàn toàn không đúng. Tôi thường nói rằng con đường yêu nước, yêu dân tộc, đất nước mình bằng nhiều đường. Hàng trăm đường chớ không phải chỉ một. Nếu như ông cha mình là phong kiến, là vua chúa đánh ngoại xâm để bảo vệ đất nước của mình là cái gì? Người ta hoàn toàn có thể không cộng sản,ông cha mình cócộng sản đâu, nhưng yêu nước chứ. Hay sau này, những phong trào như Yên Bái, Đề Thám hay sau nữa là những nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu thì lấy gì để đo sự yêu nước của họ cao thấp so với người cộng sản.
Cho nên chúng ta phải xác định tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình – của mọi người, không của riêng ai cả. Không riêng của người cộng sản, không riêng của bất cứ một tôn giáo, phe phái nào. Nếu chúng ta xác định như thế thì hoàn toàn chúng ta có thể gặp nhau. Cái đó, sự thực trong cuộc sống, trong mặt trận đều có chuyện như thế. Ông Huỳnh Thúc Kháng đâu có chấp nhận cộng sản đâu, ổng là một người yêu nước như mình.
Sau này có những nhân sĩ yêu nước cùng trong Mặt trận Giải phóng miền Nam, người ta chưa phải là người yêu chủ nghĩa xã hội đâu, có người cũng chưa chấp nhận cộng sản. Nhưng người ta yêu nước chớ. Cho nên chúng tôi nói nhau với nhiều người và tôi khẳng định điều đó. Người cộng sản chưa thể nói cái yêu nước của mình cao hơn hoặc nói người ta không chịu chủ nghĩa xã hội thì không phải người ta giảm lòng yêu nước của người ta. Nếu như chúng ta cùng xác định như thế, chúng ta biết quý trọng lẫn nhau vì đất nước, vì dân tộc… thì tôi nghĩ chỗ đó là chỗ hòa hợp được.
XH: Ông nghĩ sao khi nghĩa trang Biên Hòa, tức là nghĩa trang dành cho các binh sĩ của Việt Nam Cộng Hòa tử trận được chôn ở đó đã được dân sự hóa ạ?
VVK: Bây giờ nó có một vấn đề cũng từ lịch sử, người sống cũng như người chết. Mà điều đó cũng có những cái có thể nói là rất vô lý. Người sống cũng còn đối kỵ với nhau thì tất nhiên là nó liên quan đến người chết. Có vấn đề như thế. Trước đây coi như không muốn thừa nhận nghĩa trang đó là của quân đội miền Nam, cho nên là quân sự hóa. Mà quân sự hóa trong xã hội thì nó có thời gian, quân sự hóa người chết thì cũng mấy chục năm. Bây giờ cũng thấy ra là cũng vô lý. Cho nên cũng có một quyết định, tuy trễ, nhưng dù sao cũng rất tốt.
Kể cả ông Nguyễn Tấn Dũng, ổng làm tốt hơn tôi cái đó. Lúc tôi làm, tôi chưa làm được cái này. Bây giờ ổng làm cái này, quyết định giao lại cho dân sự. Nhiều đơn vị đề nghị trả về cho dân sự. Đấy là quyết định tôi cho là đúng.
XH: Nhưng cũng có một số người ở ngoại quốc thì họ nói rằng dân sự hóa tức là sau này sẽ chuyển giao cái đó cho một chính quyền địa phương, rồi chính quyền địa phương sẽ hợp thức hóa đất đai ở đó để mà chiếm dụng. Ông thấy có khả năng đó xảy ra không ạ?
VVK: Trước hết tôi khẳng định không có khả năng ấy bởi lẽ tôi gặp sau quyết định của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tôi gặp Bình Dương là người của thủ tướng giao vùng đất này cho Bình Dương quản lý. Tôi nhớ là bao gồm diện tích của nghĩa trang cũ và một số diện tích của người dân ở đó để đơn vị đóng ở đó, nói chung lại là 58 hét ta và hiện nay năm 2005 thì mồ mã ở đây còn 12800, thế thì tới đầu năm nay khi tôi làm việc với anh em để coi lại mồ mã của anh em quân đội trước đây của miền Nam thì còn lại 12600, số 200 trong thời gian này bà con xin đưa về quê.
12600 này tôi hỏi anh em Bình Dương dự kiến như thế nào và quyết định của thủ tướng đã nói rằng quản lý theo hình thức mồ mã tập trung chớ không hề có quyết định nào, xóa nó đi để làm kinh tế hay xây cất những công trình khác.
XH: Vừa rồi là ông Võ văn Kiệt, cựu thủ tướng Việt Nam, kỳ tới mời quí vị nghe tiếp cuộc trao đổi này với các chủ đề: bầu cử quốc hội, đổi mới kinh tế, làm giàu vì cơ chế, thực lực kinh tế và triển vọng của Việt Nam trong tương lai.
Mời quí vị nhớ đón nghe
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/04/070427_vo_van_kiet.shtml
-----
Bài học Quốc Văn Giáo Khoa Thư
Con mèo và con chuột
Một chú chuột ló đầu ra ngoài tổ , trông thấy một bác mèo chợt đi qua. Chú chuột đưa lời trách oán rằng: "Bác thật là độc ác! Họ nhà chúng tôi có dám trêu đâu đến các bác, mà sao các bác cứ rình đêm, rình ngày để bắt bớ chúng tôi. Bác phải biết ở đời ác nghiệt lắm có hay gì. Phải có chút lòng nhân nghĩa mới sung sướng được." Mèo bảo: "Ôi chao! chú bé khôn ngoan lắm! Chú có nói, bây giờ tôi mới biết ở đời nhân nghĩa cần như thế! Tôi xin nghe lời chú. Từ rày tôi thật không dám động chạm đến họ hàng chuột nhà ta nữa. Chú ra đây, chú đừng sợ gì. Tôi đã có lòng yêu chú, thương chú lắm đấy."
Chuột nghe lấy làm bùi tai, liền chạy lại chơi với mèo, ... cái tình giao kết tưởng bắt đầu thân thiết ngay tự đấy. Nào ngờ chuột vừa ra khỏi tổ, mèo nhảy ngay lại vồ lấy, cắn chuột ăn thịt.
Đời nào mèo lại tha chuột!
Con chồn và con gà trống
Một hôm, con chồn gặp con gà trống ở bụi tre. Gà sợ, kêu rối rít . Chồn cũng sợ chủ nhà họ bắt được, thì họ đập chết. Chồn bèn lấy lời ngon ngọt dỗ gà rằng: "Sao bác lại gắt gỏng như vậy? Tôi với bác là họ hàng bà con với nhau cả đấy mà." Gà thấy chồn nói dễ nghe, cất tiếng gáy vui vẻ lắm. chồn khen nức nở: "Ôi chao! bác gáy sao mà hay như thế! Song tôi còn nhớ xưa ông nhà ta gáy còn hay hơn mấy, vì lúc cụ gáy cụ cứ nhắm mắt lại." Gà lại gáy, nhưng vẫn còn ngờ vực, chỉ nhắm có một mắt mà thôi, chồn ở dưới làm như gõ nhịp, vừa cười vừa nói: "Ôi chao ôi hay! hay quá! Nhưng nếu bác nhắm cả hai mắt lại mà gáy, thì tôi chắc bao nhiêu gà ở xung quanh đây nghe tiếng chỉ những nổi ghen lên mà chết!" Gà đắc ý, nhắm tít cả hai mắt lại, định gáy cho thật hay, nhưng vừa há mỏ, chồn đã nhẩy chồm lên cắn cổ mà tha về tổ (14) ăn thịt.
Ôi! mật ngọt chết ruồi! Hay ưa nịnh hót có khi hại đến thân.
Yên Đỗ
-------
2005: Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt: biến cố 30-4 đã gây đau khổ cho hàng triệu người VN
Bài viết, phát biểu liên quan đến cựu TT Võ Văn Kiệt 2005
Ba nhà báo Việt Weekly gặp nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt 2006
"Yêu nước" là yêu gì ? - Thế nào là yêu nước ? (Tôn Thất Thiện) (TL 210)
Quanh nghị quyết 36 của csvn
* LÀM CÁCH NÀO ĐỂ ĐI ĐẾN SỰ HÒA-GIẢI ?. gs NNH
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire