1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

mardi 24 avril 2007

Kế hoạch cổ phần hóa bệnh viện bị chống đối

Kế hoạch cổ phần hóa bệnh viện bị chống đối
Monday, April 23, 2007



Hình bên: Viên chức y tế đang thực tập cấp cứu bệnh nhân được chuyển tới để điều trị bệnh cúm gia cầm. Thí điểm cổ phần hóa bệnh viện Bình Dân đang bị nhiều tổ chức của nhà nước chống đối vì cho rằng dân nghèo sẽ phải trả tiền nhiều hơn không chịu nổi. (Hình: AFP/AFP/Getty Images)

SÀI GÒN 23-04 (TH) - Ðã có nhiều cơ sở kinh tài quốc doanh thuộc đủ loại được cổ phần hóa ở việt Nam, nhưng đến khi tính chuyện cổ phần hóa một bệnh viện thì gặp chống đối, theo bản tin của hãng thông tấn Reuters ngày Chủ Nhật 22 Tháng Tư, 2007.

Một số tổ chức xã hội trong nước chống lại kế hoạch cổ phần hóa một bệnh viện ở Sài Gòn như một thí điểm cho dù sau đó bệnh viện vẫn do nhà nứơc nắm giữ 60% cổ phần.

“Việc cổ phần hóa thí điểm quá sớm và không thích hợp”. Lê Hiếu Ðằng, một chức sắc cao cấp của Mặt Trận Tổ Quốc nói với tờ báo Sài Gòn Giải Phóng như vậy.

Một số tin tức phổ biến trên hệ thống truyền thông trong nước cũng nêu ý kiến của nhiều viên chức y tế quan ngại rằng nếu cổ phần hóa bệnh viện, người dân sẽ phải trả lệ phí cao hơn mà các người nghèo thì không chịu nổi.

Thành phố Sài Gòn có 8 triệu dân với lợi tức hoàn toàn cách biệt một trời một vực giữa người giàu có so với kẻ bần hàn. Hệ thống các bệnh viện trên toàn quốc được nhà nước quản trị và có nhiệm vụ điều trị đủ mọi loại bệnh. Hiện nay, trừ một số trường hợp, đa số dân chúng đều phải đóng tiền mới được vào điều trị và tiền thuốc phải tự mua lấy.

Bác sĩ, y tá có đồng lương chết đói nên họ cũng sống bằng các khoản tiền “bồi dưỡng” của bệnh nhân, hoặc bằng tiền bán thuốc.

Hệ thống y tế ở Việt Nam, theo ghi nhận của Reuters, chỉ chiếm 1.45% trong tổng sản phẩm quốc gia (GDP) $60 tỉ USD, tính theo thống kê năm 2006. Con số của năm 2005 là chiếm 1.48% của GDP.

Bộ Y Tế Việt Nam và nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn chọn bệnh viện Bình Dân làm thí điểm cổ phần hóa, một tiến trình nhắm đẩy dần dần hết các phí tổn y tế xuống cho dân chúng.

Theo dự án cổ phần hóa bệnh viện Bình Dân, sau khi bán 20% cổ phần cho các nhà đầu tư bên ngoài và 20% cổ phần cho nhân viên của bệnh viện, nhà nứơc vẫn còn giữ tới 60% cổ phần. Nhiều lời tố cáo trên hệ thống báo chí trong nước cho thấy một số người có quyền thế tại các công ty, cơ sở kinh tài nhà nước đã tìm cách phù phép để chiếm phần lớn cổ phần trước khi đem công ty ra bán bên ngoài, hưởng lợi riêng.

Khi được thông tấn Reuters hỏi chi tiết, viên chức bệnh viện Bình Dân từ chối trả lời.

“Mục đích cổ phần hóa bệnh viện Bình Dân là tạo vốn đầu tư cho các họa động chữa trị và giảm bớt tình trạng quá đông tại bệnh viện”. Nguyễn Thiềng Ðức, phó trưởng ban tiến hành cổ phần hóa, nói với báo Pháp Luật thành phố như vậy.

Nhưng như ý kiến của ông Ðàng thì chống đối, nhân danh Mặt Trận Tổ Quốc.

Trong một cuộc họp gần đây, nhiều trí thức, tổ chức xã hội chống lại việc tư hữu hóa bệnh viện và trường học, vốn nằm trong tay nhà nước hoàn toàn.

Một luật sư được viện dẫn trong cuộc họp là nhiều nhà đầu tư tư nhân sẽ điều hành và quản trị các bệnh viện cũng như trường học sinh lợi mà điều này ảnh hưởng đến mục tiêu giáo dục cũng như sức khỏe của 84 triệu người.

Bác Sĩ Nguyễn Chí Hùng, giám đốc bệnh viện Bình Dân, nói với tờ Tuổi Trẻ trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng bệnh viện vẫn hỗ trợ cho các bệnh nhân nghèo dù có được cổ phần hóa. Nhưng hỗ trợ thế nào, tới mức nào, những ai sẽ được hưởng ân huệ thì vẫn còn là điều chưa ai biết.

Hiện chỉ 3 trong số 107 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là nằm trong lãnh vực y tế là các công ty dược phẩm Hậu Giang, công ty dược phẩm Imexpharm, công ty xuất nhập cảng y tế Domesco.

(nguoiviet)

Aucun commentaire: