TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ LÝ TƯỞNG DÂN CHỦ HÓA ĐẤT NƯỚC
BS Thượng Quân Lê Văn Sắc
Tháng 10 năm 1995, tôi chính thức tham gia Phong Trào Phát Huy Tinh Thần Ngô Đình Diệm cùng nhóm Trung Tá Nguyễn Văn Duệ, nhà thơ Ngô Đình Chương và GS Hà Như Chi, thực hiện Đặc San Kỷ Niệm Huý Nhật thứ 32 Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tôi đã quên phần tiểu sử của Tổng Thống. Năm nay Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Bắc California lại một lần nữa (2 lần trước năm 2004, 2005)đứng ra tổ chức lễ giỗ cho vị Tổng Thống đầu tiên của dân tộc, người đã đem lý tưởng dân chủ, tự do về cho dân tộc, đồng thời với nhiều chính sách an dân, phục vụ dận sinh như Quốc Sách Ấp Chiến Lược, Chính Sách Dinh Điền với các vùng kinh tế gọi là Khu Trù Mật thực hiện trên khắp những vùng đất nước (Nam Việt Nam) và chính nhờ chính sách này, các cán binh Nằm Vùng của Việt Cộng đã ra đầu thú, quay về đời sống dân thường hoặc tích cực chống lại chủ nghĩa cộng sản, khioến cho bọn lãnh đạo cộng sản Hà Nội phải hoảng sợ và xoay chiều chiến thuật "khai thác yếu tố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người Công Giáo... để đánh phá miền Nam. Trong những người chánh này có Thượng Tá Tám Hà và nhiều người khác, sau ngày 30 tháng tư năm 1975 bị Việt Cộng trả thù, âm thầm chém giết... Đó là lỗi của chúng ta đã để miền Nam mất vào tay Việt Cộng và không bảo vệ được chính mình và những người đã quay về với chính nghĩa quốc gia nêu trên... Năm nay, vì nhu cầu cung cấp phần tiểu sử của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tôi đã cố nhớ lại những điều đã biết về cố Tổng Thống và sưu tầm thêm tài liệu để bổ túc mà soạn thảo ra tài liệu sau đây... Kính mời quý độc giả cùng đọc:
NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ LÝ TƯỞNG DÂN CHỦ HÓA ĐẤT NƯỚC
Cụ Ngô Đình Diệm sinh ngày 3 tháng giêng năm 1901 tại làng Đại Phong, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, Trung Phần Việt Nam, là con thứ tư của cụ Nhiếp Chánh Đại Thần triều Nguyễn, Ngô Đình Khả (gồm 6 người con trai Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Luyện, Ngô Đình Cẩn và 2 người con gái). Là người thông minh, học hành giỏi giang và từng học ở tiểu chủng viện Huế và lại sống trong một gia đình lấy nhân nghĩa lễ trí tín của đạo lý Khổng Mạnh làm tiêu chuẩn đời sống nên cụ có phong cách của một nhà tu, quen sống cô độc và luôn chú trọng đến nền đạo lý của dân tộc và lý tưởng kinh bang tế thế của kẻ sĩ, do đó, ngay từ nhỏ cụ đã nổi danh là người đạo hạnh, có tài kinh bang tế thế, nên ngay từ trên 20 tuổi, cụ đã được bổ làm tri phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, sau thăng Tuần Vũ Phan Thiết lúc mới chỉ có 25 tuổi (1926), và chỉ sáu năm sau (1932) cụ đã được thăng Thượng Thư Bộ Lại, quyền nhiếp đầu triều vua Khải Định (thủ tướng). Trong thời gian này, cụ đã nhận thấy dã tâm không tốt của người Pháp, không thực sự khai hóa Việt Nam như họ thường rêu rao, nên cụ đã treo ấn từ quan. Khi Nhật Bản có tham vọng đế quốc theo chân các nước Tây Phương, khởi xướng học thuyết Đại Đông Á (1945), rồi chiếm Đông Dương, đảo chánh Pháp (1945), cụ Ngô Đình Diệm đã cùng 2 nhân vật BS Nguyễn Xuân Chữ, Vũ Đình Dy có khuynh hướng dựa vào Nhật (vì cả ba người đều muốn ủng hộ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để là một hoàng thân của triều đình họ Nguyễn, lúc đó Hoàng Thân (chú vua) Cường Để đang lưu vong tại Nhật, lãnh đạo Phong Trào Đông Du, được sự ủng hộ của cụ Phan Bội Châu và nhiều nhà trí thức nho sĩ khác). Cụ Ngô cùng hai cụ Nguyễn Xuân Chữ (một lãnh tụ đảng Đại Việt), Vũ Đình Dy đã gặp nhau ở Hà Nội, rồi được Nhật đưa vào Sàigòn (trú ngụ tại Sở Hiến Binh Nhật (sau là trụ sở Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến, trên đường Cống Quỳnh, góc Cống Quỳnh và Phạm Ngũ Lão) và một trại lính của quân đội Thiên Hoàng (sau này là bệnh viện trị lao Hồng Bàng, góc đại lộ Hùng Vương-Hồng Bàng và Triệu Đà, Chợ Lớn) và được bầu làm lãnh tụ và cụ Nguyễn Xuân Chữ làm phó, nhưng sau thấy Nhật cũng chẳng tốt đẹp gì hơn Pháp, cụ liền chấm dứt liên hệ với Nhật và chống lại Nhật.
Sau khi Nhật bại trận, phải đầu hàng Đồng Minh, Pháp điều đình với quân Trung Hoa Quốc Gia của Tưởng Giới Thạch (Đại Tướng Lư Hán) để tái chiếm miền Bắc thì cụ Ngô Đình Diệm bỏ nước lưu vong, hy vọng sẽ tìm được đường lối cứu quốc nhờ vận động ngoại giao. Là người có tư tưởng tôn quân, trọng vua, cụ Ngô Đình Diệm đã ủng hộ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, nhưng người Nhật đã không thực tâm, chẳng khác gì Pháp, nên cụ mới quay qua hướng vận động với các phong trào dân chủ Tây Phương, năm 1950, cụ qua Pháp, Ý rồi sang Mỹ. Khi Hoàng Đế Bảo Đại lâm cảnh khó khăn về khủng hoảng chính quyền, đã hai lần mời cụ Ngô ra làm thủ tướng nhưng cụ đều từ chối, lý do cụ thấy người Pháp không thực tâm giúp Hoàng Đế Bảo Đại, nói riêng, và dân tộc Việt Nam, nói chung, nên cụ không nhận và vua Bảo Đại phải mời các nhân vật như Trần Văn Hữu, Bửu Lộc, Nguyễn Văn Tâm làm thủ tướng. Các nhân vật này không thành công nên khi đất nước lâm cảnh chia đôi theo Hiệp Định Ba Lê 1954, đất nước lâm cảnh cực kỳ rối loạn và nguy hiểm, không có ai dám ra gánh vác trách nhiệm, nên vua Bảo Đại lại phải “tha thiết” mời gọi cụ Ngô Đình Diệm ra lãnh trách nhiệm giúp nước một lần nữa (lần thứ 3) (chứ không phải do Hồng Y Spellman của Mỹ giúp như nhiều người lầm) và lần này cụ nhận lời với điều kiện được toàn quyền hành động và vua Bảo Đại đã đồng ý. Trong hồi ký Con Rồng Việt Nam, vua Bảo Đại có xác nhận điều này. Sau này, vua Bảo Đại đã vi phạm lời hứa này, nghe xúc xiểm của một số nhân vật thân Pháp và “thảo khấu” Bình Xuyên, tính cất chức thủ tướng Diệm, đẩy những người ủng hộ cụ Ngô Đình Diệm vào thế phải phản ứng, tổ chức trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại như dưới đây sẽ đề cập tới.
Ngay sau khi nhận trách nhiệm thủ tướng, cụ Ngô Đình Diệm biết chắc rằng không có cách gì đảo ngược kết quả quy định trong bản hiệp định Geneva 20-7-1954, chia đôi đất nước, cụ liền xúc tiến cố gắng đưa được càng nhiều người thuộc miền Bắc di cư vào Nam vì cụ biết rằng chỉ có người Bắc đã sống trong gông cùm cộng sản từ năm 1941, biết rõ cộng sản (vụ Sô Viết Nghệ Tĩnh 1941, sau đó là phong trào đấu tố toàn miền Bắc, ngay từ năm 1954), nên lập trưòng chống cộng của người miền Bắc rất rõ ràng. Chính quyền của cụ Ngô Đình Diệm, lúc đầu, đã dựa rất nhiều vào những người Bắc Di Cư nhưng dần dần bị nhiều người địa phương phản đối nên người Bắc Di Cư dần dần rút vào bóng tối, an phận với cuộc sống “di cư” mặc dù những người lính gốc Bắc vẫn luôn giữ vững tay súng chống cộng cho đến phút chót tháng 4 năm 1975.
Với tư cách thủ tướng lãnh đạo chính quyền Quốc Gia, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã cương quyết đòi Pháp phải rút chân ra khỏi Đông Dương (Việt Mên Lào), trả độc lập cho các nước Đông Dương, dẹp bỏ tệ nạn “sứ quân” tại miền Nam, xây dựng chính quyền trung ương quốc gia, áp dụng thể chế chính trị Cộng Hòa của Cổ Hy Lạp (chứ không phải của thực dân Tây Phương như Việt Cộng hằng rêu rao, chống báng, Tây phương cũng học hỏi của Hy Lạp mà thôi)...
Như trên đã biết, vua Bảo Đại là một người có lòng với đất nước, nhưng ông không trực tiếp nắm quyền điều khiển quốc gia, trái lại uỷ quyền cho thủ tướng, từ đó ông trở thành một người nhận chịu nhiều thưa gửi, khiếu nại, dần dần mất kiên nhẫn, với quyền hạn có thể cất chức, thay đổi thủ tướng, ông đã hành xử theo thế bị động, muốn cất chức thủ tướng Ngô Đình Diệm. Là người theo lý tưởng quân chủ lập hiến như Anh và Nhật Bản, dân chủ hóa đất nước một cách từ từ, không chủ trương thay đổi đột ngột, lúc đầu cụ Diệm không hề có ý định lật đổ hoàng đế Bảo Đại, nhưng với hành động bất nhất của vua Bảo Đại, các người ủng hộ cụ đã họp tại Tòa Đô Chánh (góc đường Lê Lợi và Tự Do) (dưới sự điều hợp và chỉ đạo của nhà báo Hồ Hán Sơn) đã quyết định tổ chức Trưng Cầu Dân Ý ngày 23-10-1955 để phải truất phế Hoàng Đế Bảo Đại và yêu cầu Thủ Tướng Diệm và ông Ngô Đình Nhu tuân theo “nguyện vọng” của toàn dân, thành lập nền Cộng Hòa vào ngày 26-10-1955 và cụ trở thành vị Tổng Thống đầu tiên của Việt Nam, tổ chức bầu cử Quốc Hội Lập Hiến, đưa Việt Nam vào thể chế dân chủ. Thế là từ một vị trung thần của nhà vua, cụ Ngô Đình Diệm đã trở thành một kẻ “phản thần” nhưng cựu Hoàng Bảo Đại hiểu rõ “nỗi lòng” của cụ Ngô nên trong hồi ký Con Rồng Việt Nam, cựu Hoàng Bảo Đại đã vẫn đề cao cụ Diệm và viết rất trung thực về cụ Ngô. Từ việc trưng cầu dân ý “truất phế Bảo Đại”, tư tưởng cụ Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu mới nhất định đi vào con đường dân chủ rốt ráo và áp dụng học thuyết Nhân Vị vào việc xây dựng một xã hội nhân bản, chống lại chủ nghĩa cộng sản. Như vậy, ngày 26-10-1955 là ngày thành lập nền Cộng Hòa của Miền Nam (chế độ Việt Nam Cộng Hòa) (khác với Cộng Hòa Miền Nam của Việt Cộng nguỵ tạo cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, Nguyễn Hữu Thọ & Huỳnh Tấn Phát năm 1960).
Vì lý tưởng dân chủ hóa và khai phóng dân tộc, ngay từ khi còn làm thủ tướng (năm 1955) cụ đã ra sắc lệnh khuyến cáo mọi người nên gọi nhau là ông, tôi, không được dùng cách xưng hô quy lụy, khúm núm, làm mất thể cách nhân vị, con người, gọi Ngài, xưng con...
Khi làm thủ tướng, rồi tổng thống, cụ Ngô Đình Diệm đã đi xe, đi bộ, đi thuyền vào tận các hang cùng ngõ hẻm, vào tận nhiều khu đồng quê, vào nhiều khu kinh rạch hẻo lánh tại miền Trung, miền Nam (như Ban Mê Thuột, Pleiku, Quảng Nam, Quảng Ngãi, rừng U Minh (Cà Mâu), Vĩnh Trạch (Bạc Liêu) trong các chuyến viếng thăm kinh lý, chương trình xây dựng dinh điền v.v...
Vì Tổng Thống Diệm là người Công Giáo nên bọn Việt Cộng đã triệt để khai thác yếu tố này trong các đánh phá miền Nam, và tiếc thay một số người nhẹ dạ cũng tin theo, góp phần không nhỏ trong việc làm suy yếu nền dân chủ và chính nghĩa của miền Nam, Việt Nam Cộng Hòa, kết quả đưa đến việc miền Nam hoàn toàn mất vào tay Việt Cộng, khiến hai triệu người Việt Nam đã phải bỏ quê cha đất tổ lưu lạc nơi xứ người.
BS Thượng Quân Lê Văn Sắc
www.congdongvietnam.com
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire