1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

mercredi 25 avril 2007

Tiếng nói Võ Văn Kiệt hay của đảng cộng sản Việt Nam?

Tiếng nói Võ Văn Kiệt hay của đảng cộng sản Việt Nam?
HẢI TRIỀU (Canada)


Sau khi sinh hoạt ở Mỹ hơn 5 tuần trở về Vancouver, tôi đọc tờ Việt Weekly ấn bản Vancouver ra ngày 7 tháng 12 năm 2006, bài viết dài với tựa đề “Ba nhà báo Việt Weekly gặp nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt” nhân chuyến đi Việt Nam làm tin về Hội nghị APEC. Trong số những ký giả hải ngoại người Việt Nam về nước đại diện cho Việt Weekly là các anh Lê Vũ, Etcetera và Vũ Hoàng Lân. Bài viết dưới tên Ô Quan Hạ và ảnh của Vũ Hoàng Lân...

Theo chúng tôi được biết, Việt Weekly ở Nam Cali có hai ấn bản, một ở San Jose và một ở Vancouver, Canada, và ngoài Việt Weekly, một số tờ báo Việt ngữ khác ở Hoa Kỳ cũng có gửi phóng viên về nước khi chính phủ Việt cộng chấp nhận cấp chiếu khán cho họ về sau những chỉ trích và áp lực của Hoa Kỳ và các cơ quan truyền thông quốc tế (?), đó là Radio Saigon Houston 900 AM và báo Saigon Houston Weekly Cuối Tuần. Đích thân Dương Phục đã về Việt Nam.

Trong bài viết “Tường trình quanh APEC” trong mục tạp ghi cuối tuần phát trên đài và chạy đăng trên Saigon Houston Weekly Cuối Tuần, Dương Phục đã viết khá đầy đủ về những nét chính về những khó khăn của báo giới Việt Nam khi Hà Nội không chấp nhận cấp chiếu khán cho báo Việt ở Mỹ đi cùng chung phái đoàn của Hoa Kỳ/TT Bush về Việt Nam. Tuy vậy, sau cùng họ cũng về được.

Tôi nhận thấy mỗi phóng viên, mỗi tờ báo có một lối hay làm việc thu tin, phỏng vấn khác nhau, không biết ngoài Việt Weekly ở Cali và Saigon Houston 900 AM có cơ quan truyền thông nào về Việt Nam trong chuyến này, song nếu tôi không lầm, hai cơ quan truyền thông này có hai hướng hoạt động không giống nhau.

Cuối tháng 11/06 vừa qua, khi còn ở Houston, trong khi uống cà phê với bạn bè ở Lee’s Sandwiches trên Bellaire Blvd, tôi bắt gặp một bản tin ngắn chạy trên trang một của tờ Saigon Houston Cuối Tuần. Bản tin làm tôi bỏ ly cà phê, bồi hồi, thẫn thờ đọc đi đọc lại mấy lần và cẩn thận mang tờ báo về Canada. Bản tin nguyên văn viết như sau:

“Tôi chỉ cần tự do.”

Trong dịp về Việt Nam để tường thuật về Hội Nghị Thượng Đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương APEC, đặc phái viên Dương Phục đã có dịp phỏng vấn nhiều người dân Hà Nội cũng như Sài Gòn về cảm tưởng của họ về Hội Nghị APEC.
Một trong những người được phỏng vấn bên bờ Hồ Hoàn Kiếm, cụ Nguyễn Văn Đậu, 76 tuổi. Khi được hỏi về nhu cầu của cụ trong đời sống hàng ngày, cụ đã dõng dạc trả lời:
- Chúng tôi chỉ cần tự do!

Khi được cho biết là câu trả lời này sẽ được phát cho hàng trăm ngàn thính giả ở hải ngoại nghe, cụ Đậu đã bật khóc, vừa khóc vừa nhắc lại: Chỉ cần tự do!”
(Saigon Houston Weekly Cuối Tuần số 8, phát hành tại Houston ngày 24/11/ 2006)

Từ tâm sự và những dòng nước mắt của cụ Nguyễn Văn Đậu bên bờ Hồ Hoàn Kiếm bên kia bờ đại dương, tôi xin được bước vào trang báo Việt Weekly, California trang phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt, nguyên thủ tướng chế độ cộng sản Việt Nam, một người nay đã về hưu, không còn ở ngôi vị cầm quyền, và người ta không chắc những điều ông Kiệt trả lời các câu hỏi của Việt Weekly có phản ảnh ý muốn và chủ trương của đảng cộng sản Việt Nam đang chỉ đạo tân thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng.

Nếu không kể những tấm hình, bài phỏng vấn và trả lời giữa Việt Weekly và Phan Văn Khải dài khoảng 3 trang báo tabloid, vì giới hạn của bài viết gửi cho Việt Weekly, Saigon Houston Weekly và sau đó chuyển lên internet phóng về Việt Nam, chúng tôi chỉ xin tóm lược những câu trả lời của Võ Văn Kiệt liên quan tới hai lãnh vực chính trị và kinh tế mà thôi. Đây là hai lãnh vực quan yếu quyết định vận mệnh của đất nước.

Ông Võ Văn Kiệt (lãnh vực kinh tế):

- Sự việc VN gia nhập WTO và hội nghị APEC vừa diễn ra ở Việt Nam là hai sự kiện lớn, “thể hiện sự đồng thuận cả trong và ngoài nước đối với tiến trình đổi mới ở Việt Nam”, và đổi mới chỉ có tiến mà không lùi.” Sự đổi mới đó học kinh ngiệm từ Trung Quốc và và các quốc gia Đông Nam Á khác như Đài Loan, Thái Lan, Mã Lai, Hàn Quốc...
- Nguy cơ lớn nhất của Việt Nam là tụt hậu, nghèo nàn. Chúng ta phải làm sao bắt kịp thế giới... Chúng ta phải thoát khỏi cái nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa mình với các nước để có được dân giàu nước mạnh.

- Trước đây chưa vào WTO, chưa ra trận, chưa xuống sân chơi này, thì hiểu thế này, thế khác; nhưng cuối chúng tôi khẳng định nó có lợi... Cuộc chơi này lý thú, vì nó thúc đẩy sự phát triển... Nó đòi hỏi bản lĩnh của người lãnh đạo, nhưng chúng tôi cũng thấy rằng đây là một cuộc chơi trí tuệ, đòi hỏi lãnh đạo phải có tầm, mà không chỉ ở tầm lãnh đạo mà còn là tầm trí tuệ của dân tộc...


Ông Võ Văn Kiệt (lãnh vực chính trị):

- Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc vẫn là đồng chí với nhau nhưng không hẳn là đồng minh mà là quan hệ láng giềng cùng nhau hợp tác, cùng nhau phát triển... (Trả lời câu hỏi về quan hệ với Trung Quốc...)

- Chúng ta phải hết sức quan tâm đến sự hòa hợp, chúng ta phải đặt dân tộc là tối thượng. Cho dù chính kiến, tôn giáo, quan điểm có khác nhau, nhưng lợi ích dân tộc phải đặt lên trên hết. Mọi người Việt Nam phải cùng nhau góp sức, không phân biệt chính kiến, tôn giáo... Bởi vậy, không lý nào người Việt nam lại không thể khép lại quá khứ. Đây là vận hội, cơ hội cho sự hòa thuận... (Trả lời câu hỏi về quan hệ với người Việt hải ngoại...)

- Cả quá trình đấu tranh của người cộng sản là vì đất nước, vì dân tộc là trên hết . Vì thế họ mới chịu hy sinh. Nói công bằng cuộc chiến đấu của Việt Nam do đảng cộng sản, do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, vì lợi ích của dân tộc nhiều hơn hay vì thiên hạ nhiều hơn? Họ đã hy sinh cho đất nước, dân tộc này chứ! Vậy thì ít nhất phải để cho ba triệu đảng viên phải có chỗ đứng yêu nước trong dân tộc chứ, nếu phủ nhận, thật là quá đáng... Có một điều rất tiếc là vừa rồi thậm chí có một số người Việt căm thù cộng sản đến mức trông đợi làm sao cho APEC thất bại, thậm chí, họ mong rằng Việt Nam tiếp tục nghèo đói, chỉ vì họ ghét những người cộng sản... Họ cứ cho là họ yêu nước, mà thật ra họ làm hại cho đất nước nhất. (Trả lời câu hỏi về góc nhìn của người Việt hải ngoại đối với người cộng sản Việt Nam...)

- Có một số người chống đối quyết liệt sinh tử với cộng sản, số đó chắc không nhiều. Đó là những người cực đoan. Tôi nghĩ một dân tộc nào, một tôn giáo, ngay cả trong đảng, lúc nào cũng có một số cực đoan vì nhiều lý do. Nếu chúng ta sòng phẳng ngồi nói chuyện với nhau vì đất nước, hoàn toàn có thể gặp nhau được... Mỗi người cần có trách nhiệm của mình, dân tội là của chung, không phải của riêng người cầm quyền hiện giờ... (Trả lời về việc cộng sản có chấp nhận một cơ cấu đa đảng...)

- Mong muốn lớn nhất của toàn xã hội là làm sao đất nước tiếp tục ổn định để tiếp tục đổi mới và phát triển, để không xẩy ra rối rắm như nhiều nước khác... Đảng cộng sản Việt Nam đã có vai trò đối với lịch sử của đất nước. Đảng vì dân tộc, vì đoàn kết của dân tộc, tất cả thế chế đều dựa vào dân và phục vụ nhân dân. Nếu như đảng cộng sản làm đầy đủ mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, mà đây là đòi hỏi hết sức chính đáng, nếu đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục giữ vai trò này, được sự đồng thuận của dân tộc Việt Nam, tôi nghĩ đảng cầm quyền như đảng cộng sản Việt Nam là tin cậy được... Nhưng nếu họ làm đầy đủ những chuyện đó, để ổn định, để phát triển, để thoát nghèo, không nhất thiết là phải đa đảng mới xây dựng đất nước của mình. Một đảng mà làm đầy đủ hết mấy điều này, tôi nghĩ là được. (Trả lời về điều Hiến Pháp và đa đảng...)

Nhận xét, phản luận và kết luận:

Trong phần phỏng vấn và trả lời của Việt Weekly, theo tôi thấy, có nhiều câu hỏi thẳng và ông Võ Văn Kiệt đã trả lời lòng vòng và ngụy biện. Sự cởi mở của ông Võ Văn Kiệt có tính tuyên truyền rõ rệt khi phóng viên đật câu hỏi kế tiếp mà không dừng lại để phản biện nhắm vào những điểm phi lý, ngoan cố cố hữu về mặt chính trị của Võ Văn Kiệt.

Trong lãnh vực kinh tế, liên quan tới APEC và WTO, Võ Văn Kiệt chỉ phát biểu chung chung như các phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt cộng, và ông ta tin rằng đảng cộng sản có đủ trí tuệ để thành công trong sân chơi kinh tế thế giới.

Nói chung, các câu trả lời liên quan tới vấn đề kinh tế không có gì đặc biệt, và theo tôi, không có gì quan trọng. Chúng ta có thể nêu ra một câu trả lời ngắn cho Võ Văn Kiệt và đảng CSVN, rằng trên trái đất này, không có quốc gia nào có thể phát triển kinh tế, dù vô WTO hay không, mà không kèm theo một thể chế tự do, dân chủ.
Việt Nam ngày hôm nay, và ngày mai, vẫn còn là một chế độ đôc đảng, đàn áp quyền sống và tự do của con người, APEC và WTO không thể là câu trả lời. Trí tuệ của giai cấp lãnh đạo đảng ở Hà Nội chỉ đi để làm giàu thêm trên mồ hôi và nước mắt của đồng bào, của dân oan.

Trong lãnh vực chính trị nó mang những chỉ dấu quan trọng qua các câu trả lới của Võ Văn Kiệt:

- Hai nước Trung cộng và Việt cộng vẫn luôn là đồng chí và đồng minh. Cụm từ “quan hệ láng giềng” là một cụm từ gian trá và ngụy biện. Không biết bao nhiêu đất và biển đã mất vào tay Bắc phương nhân danh cái gọi là “đồng chí, đồng minh” mà Võ Văn Kiệt không dám nhận ra.

- Võ Văn Kiệt kêu gọi người Việt hải ngoại khép lại quá khứ, đặt quyền lợi dân tộc lên trên dưới quyền lãnh đạo của đảng cộng sản là một lời kêu gọi không có đầu óc.
Quá khứ đau thương của dân tộc hoàn toàn do cộng sản gây ra, và chính cộng sản vẫn tiếp tục áp bức muôn dân, bóp chết khát vọng tự do của đồng bào bằng cường lực chuyên chế như đang diễn ra hiện nay tại Việt Nam... những gì Võ Văn Kiệt trả lời chỉ nhằm mục đích tuyên truyền, không lừa dối được ai, không có tác dụng gì.

- Ông Võ Văn Kiệt yêu cầu dành cho ba triệu đảng viên CSVN một chỗ đứng. Chỗ nào nữa? CSVN coi đất nước như của riêng họ, họ đã cướp đoạt miền Nam và đặt cả nước dưới bàn tay chuyên chế, trấn lột của chủ nghĩa Mác Lê trên toàn quê hương hơn 30 năm nay, có ai dám dành họ đâu.
Đồng bào hải ngoại sống tự do, hàng năm bơm về nước gần 4 tỷ đô la, họ đâu có nhu cầu giành quyền gì bên trong nước, họ chỉ tranh đấu cho đồng bào trong nước có cơm ăn, áo mặc và có tự do, dân chủ.
Tại sao ông Võ Văn Kiệt và đảng CSVN không dám cho dân có tự do? Phải chăng đảng sợ có tự do, vai trò thống trị của đảng bị lung lay, tội ác của đảng bị khai quật, và nguồn tiền ăn cắp của dân bị chận lại?
Ông Võ Văn Kiệt ngụy biện rằng đảng CSVN đã có vai trò lịch sử đối với đất nước, và “nếu như đảng cộng sản làm đầy đủ mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, mà đây là đòi hỏi hết sức chính đáng, nếu đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục giữ vai trò này, được sự đồng thuận của dân tộc Việt Nam, tôi nghĩ đảng cầm quyền như đảng cộng sản Việt Nam là tin cậy được... Nhưng nếu họ làm đầy đủ những chuyện đó, để ổn định, để phát triển, để thoát nghèo, không nhất thiết là phải đa đảng mới xây dựng đất nước của mình. Một đảng mà làm đầy đủ hết mấy điều này, tôi nghĩ là được”, quả ông Võ Văn Kiệt vẫn còn là một người cộng sản có cái đầu khép kín của 50 năm trước, và vẫn là một người cộng sản chậm tiến và ngoan cố cho đến cuối đời. Liều thuốc APEC và WTO có đổ vào Việt Nam bao nhiêu cũng không thể mở rộng cái đầu của những người cộng sản như ông Võ Văn Kiệt để cho dân tộc thấy được một chút ánh sáng tự do.

Điều Hiến Pháp vẫn còn dành cho cộng sản quyền thống trị độc đảng ở Việt Nam. Chỉ thị 37 do Nguyễn Tấn Dũng ký cuối tháng 11/06 nhằm khống chế báo chí vốn đã bị kềm trong tay đảng từ lâu, đã đổ thêm xi măng thêm trên điều 4 HP.

Với những giòng nước mắt và câu trả lời của cụ Nguyễn Văn Đậu “tôi chỉ cần tự do” bên bờ Hồ Hoàn Kiếm, tất cả những gì Võ Văn Kiệt trả lời được đọc trên Việt Weekly đã trở thành vô nghĩa.

Aucun commentaire: