Chuyển Hóa Cộng Sản?
VI ANH . Việt Báo Thứ Sáu, 4/6/2007, 12:02:00 AM
Mỗi lần ai chỉ trích chế độ độc đảng thì CS Hà nội hay viện dẫn Đài Loan hoặc Tân gia Ba, hàm ý hai chế độ này cũng từng và đang độc đảng mà vẫn làm dân giàu, nước mạnh, thành hai con rồng của Á châu Thái bình Dương. Và CS Hà nội còn suy diễn thêm ý niệm dân chủ Tây Phương không thể áp dụng được ở Đông Phương vì khác hoàn cảnh và khác văn hóa.Đài Loan và Tân gia Ba là hai mô thức CS Hà nội coi như "độc tài anh minh", thường viện dẫn để phản bác những tố giác nói CS Hà nội độc tài và dựa vào đó biện luận chống quan niệm dân chủ Tây Phương bằng luận điệu hoàn cảnh khác, dân chủ khác, nhân quyền khác.
Tân gia Ba là một quốc gia đô thị của người Hoa ngay trong lòng thế giới Hồi Giáo ở Á Châu. Tân gia Ba là con rồng kinh tế Á châu. Đài loan cũng thế con rồng còn lớn hơn nữa. Cả hai về chánh trị đảng phái từng thuộc loại chánh quyền chỉ có một đảng. CS Hà nội dùng yếu tố độc đảng giống nhau đó để chứng minh mình có dân chủ như hai chế độ này.
Đó là một kỹ thuật luận lý ngụy biện, lập lờ đánh lận con đen, nhập nhằng dùng cái tương tư nhỏ bên ngoài để tổng quát hóa cái giống nhau lớn. Không thể so sánh như vậy để chứng minh độc đảng của CS Hà nội làm cho dân giàu nước mạnh, tư do, dân chủ được.
Một, đúng, Đài loan, nền kinh tế mạnh hàng thứ 17 trên thế giới. Ngoại tệ dự trữ hơn 260 tỉ đô la, cao hàng thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản. Sản lượng gộp trung bình năm 2006, là 31 ngàn đô la, cao hơn Việt nam gấp 10 lần. Thành công đó không phải nhờ độc đảng. Mà nhờ xã hội dân sự thành hình thời độc đảng đã áp lực dân chủ hóa, tạo nên bước ngoặt dân chủ năm 1987 - là lúc Ô. Tưởng Kinh Quốc giải tỏa tình trạng thiết quân luật kéo dài 38 năm cho phép dân chúng lập đảng và ra báo. Trong thời kỳ thiết quân luật, không có tự do chánh trị đảng phái nhưng có tư do chánh trị công dân để xây dựng xã hội dân sự. Người dân có khá đầy đủ những tư do căn bản và chánh quyền địa phương người dân được tự do bầu cử, ứng cử. Hoạt động văn hóa, nghề nghiệp, hội đoàn tư nhân không bị cấm đoán. Đó chính là những viên đá đầu tiên, là mầm mống xã hội dân sự, tế bào gốc đã làm nền tảng cho tiến trình dân chủ ở Đài Loan. Chính những thế lực đó đã áp lực giải tỏa thiết quân luật, cho lập đảng và ra báo sau này và thúc đẩy kinh tế phát triển.
Hai về Tân Gia Ba. Về kinh tế đã thừa hưởng hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc kinh tế và vị trí và qui chế hải cảng tư do đô thị quốc Tân gia Ba nằm trên Eo biển Mã lai con đường hàng hải huyết mạch của Á châu Thái Bình Dương. Các ngân hàng lớn trên thế giới đều có chi nhánh Á Châu năm ở đây. Chánh trị đảng phái Tân Gia Ba thì độc đảng nhưng chánh trị công dân cao, quyền tự do, dân chủ căn bản của người dân như ở Hồng Kông cũng là thuộc địa của Anh trước khi trả lại cho Trung Cộng. Ngay hồi thời mới bắt đầu đổi mới,
Ba, thời kỳ Đài Loan và Tân gia Ba độc đảng là thời kỳ tình hình đặc biệt nhiệm vụ chánh quyền phải đặc biệt, cần một chánh quyền mạnh để đối phó những khó khăn, như ở Nam Hàn sau khi đất nước chia đôi. Chánh quyền Trung Hoa Dân Quốc vừa mới thất quốc sa bang, di tản ra đảo quốc, nhiệm vụ chống Trung Cộng là nhiệm vụ hàng đầu nếu không sẽ hết nơi nương náu. Tân gia Ba vừa được Anh trả lại, muốn tách rời Mã Lai, một cộng đồng người Hoa sống trong lòng Thế giới Hồi Giáo ở Nam Á châu, muốn bảo toàn đảo quốc phải đặt an ninh lên hàng đầu. Nhưng suốt thời kỳ độc đảng đạc biệt đó, Đài Loan, Tân Gia Ba, Nam hàn gieo mầm mống cho xã hội dân sự. Chánh quyền độc đảng không siết quyền tư do công dân, không siết những tổ chức văn hóa, xã hội, nghề nghiệp như CS Hà nội. Nói khác chánh quyền không triệt con đường chuyển hóa dân chủ của nhân quần xã hội.
Bốn, trái lại chế độ CS Hà nội độc tài triệt để và toàn diện, triệt tiêu từ trong trứng nước và tận góc mọi mầm mống chuyển hóa dân chủ. Mọi tổ chức quần chúng từ tôn giáo, đến văn hóa, xã hội đến kinh tế chánh trị phải là của Đảng, vì Đảng, do Đảng. Ai làm ngược lại là triệt tiêu trong trứng nước và tận gốc. Ngay khi sắp đột quị, CS tự cứu mình mở cửa kinh tế cho tư nhân và cho ngoại quốc, CS Hà nội cũng khóa chặt cửa chánh trị. Sau gần hai thập niên đổi mới kinh tế thị trường, các tổ chức quốc tế trong đó có Liên hiệp Quốc, các nước tụ do dân chủ trong đó có Mỹ đã dồn tiên bạc giúp cho chế độ CS Hà nội để chuyển hóa chánh trị tự do, dân chủ. Cho đến giờ phút này kỳ vọng đó đã tỏ ra thất bại. Những mong mỏi giai cấp trung lưu nhờ kinh tế tự do sẽ phát sinh để chuyển hóa dân chủ đâu chưa thấy, chỉ thấy tiền bạc, phương tiện viện trợ, giao thương, đầu tư của Tây Phương tao hố sâu ngăn cách nghèo giàu giữa thành thị và nông thôn, tao vi cánh và thế lực cho đảng Nhà nước CS thành tư bản Đỏ phi sản xuất ở thành thị và cường hào ác bá Đỏ ở nông thôn chuyên thống trị người dân Việt.
Sau cùng người ta không thấy nước nào bị CS thống trị trên thế giới tiến đến tự do, dân chủ, bằng chuyển hóa. Trái lại bằng đảo chánh như ở Liên xô hay bằng cách mạng của nhân dân thì nhiều. Không đổ máu nhiều với CS nhưng nhân dân phải phải huy động số đông và thế lực như triều dâng thác đổ như ở các nước Đông Âu thì mới áp đảo được công an mật vụ, làm rung rung tay súng quân đội chẳng lẽ bắn vào con em, bè bạn mình nên đứng một bên hoặc quay về phía nhân đân để phong trào nhân dân làm sụp đổ chế độ CS và xây dựng chế độ tự do, dân chủ. Người ta không thấy nơi nào nhà cầm quyền CS bàn giao chánh quyền êm thấm cho những người được nhân tự do chọn lựa. Người ta không thấy trong chế độ CS có đảng đối lập và không bao giờ thành phần đối lập thắng cử, hay được nhận giao một nhiệm vụ gì. Về quan niệm không tưởng chuyển hóa CS, về ảo vọng hòa giải hòa họp chánh trị với CS, có lẽ lời của Ô Boris Yeltsin một đảng viên cao cấp nhiều kinh nghiệm CS, người đảo chánh nhà cầm quyền Liên xô, là câu trả lời rõ nhứt: CS là một cái gì không thay đổi được, phải vứt bỏ nó đi.
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire