1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

dimanche 22 avril 2007

Tẩy Chay Hàng Hóa Việt Nam

Tẩy Chay Hàng Hóa Việt Nam
Đại Dương

Cộng sản Việt Nam đang tiến hành chiến dịch đàn áp khát vọng dân chủ, dân quyền gây phẫn nộ trong dư luận quốc tế.

Nhiều nước trên thế giới công khai chỉ trích Việt Nam và đang xem xét các biện pháp trừng phạt nếu chính phủ Hà Nội tiếp tục bất chấp dư luận quốc tế.

Cộng đồng người Việt hải ngoại xót xa trước nỗi thống khổ của đồng bào tại quê nhà nên đã phát động nhiều biện pháp phản đối như biểu tình, ngoại vận, tuyên cáo...

Tuy nhiên, biện pháp tẩy chay hàng hóa là sử dụng chính sức mạnh của người tiêu thụ để đánh trực tiếp vào nền kinh tế Việt Nam và túi tiền của cán bộ buộc chính phủ Hà Nội và các nhà đầu tư ngoại quốc phải tôn trọng quyền lợi thích đáng của những người đã đổ mồ hôi trên sản phẩm xuất cảng.

Kim ngạch xuất cảng của Việt Nam trong năm 2006 lên 39.6 tỉ USD với các mặt hàng liên quan đến người tiêu thụ hải ngoại: dệt may 5.8 tỉ USD; giày dép 3.6; gạo 1.3; thủy sản 3.4 theo số liệu của Bộ Thương mại. Các đối tác lớn của Việt Nam trong năm 2006 gồm có Mỹ nhập 8 tỉ USD, Liên Âu 7, nơi có nhiều khách hàng gốc Việt rất chuyên cần.

Việt Nam có hơn 7,000 doanh nghiệp ngoại quốc đang hoạt động với tổng số vốn khoảng 70 tỉ USD, sử dụng chừng 1 triệu lao động và làm ra 56% kim ngạch xuất cảng tại các khu công nghiệp và khu chế xuất.

Tuy nhiên, chính phủ Hà Nội, cán bộ, nhà đầu tư câu kết với nhau để lóc thịt công nhân và chà đạp những quyền căn bản của người Việt Nam bằng các biện pháp hành chính cũng như bạo lực.

Lương bình quân của lao động Trung Quốc 70 USD/tháng và Thái Lan 100 so với 55 của Việt Nam mà hàng Trung Quốc và Thái cùng chủng loại lại rẻ hơn Việt Nam đến 20%.

Chính phủ Hà Nội đã ấn định mức lương tối thiểu cho công nhân quá thấp trong khi tăng chi phí sản xuất (như giá điện, vận chuyển, đất đai, làm thủ tục...). Nhà nước cấm công nhân đình công qua Điều 5 của “Pháp lệnh về đình công và thủ tục giải quyết đình công”. Chính quyền địa phương phó mặc cho nhà đầu tư tác oai, tác quái sau khi cấp phép như thú nhận của Nguyễn Thiện Nhân, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân TPHCM vào đầu năm 2006 “Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều nằm lại ngoài hàng rào các khu công nghiệp, khu chế xuất ... thành phố cũng hoàn toàn không hiểu biết gì về tâm tư, nguyện vọng của người thợ”.

Cán bộ Công đoàn quốc doanh ăn 2 đầu lương của Nhà nước và Công ty nên chẳng được công nhân tín nhiệm. Suốt 10 năm qua, Liên đoàn Lao động Việt Nam chưa tổ chức bất cứ cuộc đình công nào mặc dù chính phủ Hà Nội thừa nhận nguyện vọng chính đáng của các cuộc đình công tự phát.

Sau khi nhận được giấy phép với chi phí cao nhất nhì thế giới, và nộp tặng phong bì cho cán bộ, các nhà đầu tư coi thường pháp luật Việt Nam. Báo cáo của đoàn kiểm tra về thực hiện các qui định của Nhà nước tại 40/59 doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương ghi nhận chỉ có 2 đơn vị thực hiện tương đối đầy đủ qui định của Bộ Luật lao động, Bộ Luật công đoàn; mới có 9/40 đơn vị ký 100% hợp đồng lao động.

Lương công nhân không đủ sống mà phải làm việc thêm giờ (không được trả tiền phụ trội); không được ký hợp đồng lao động; không được bảo hiểm sức khỏe; bị ngược đãi về tinh thần cũng như thể xác. Thế mà, công nhân chẳng được phép lập Nghiệp đoàn độc lập ngoài vòng tay của

Liên đoàn Lao động Việt Nam mặc dù Hiến pháp 1992 của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không cấm đoán.

Do đó, Công đoàn Độc lập và Liên hội Công Nông đã được hình thành để đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của công nhân và nông dân đang bị chính quyền đàn áp, quấy nhiễu.

Đầu năm 2006 đã có hàng trăm cuộc biểu tình tự phát với sự tham gia của khoảng 126,000 công nhân. Đầu năm 2007, có 36 cuộc đình công tự phát với khoảng 50,000 công nhân tham dự mặc dù có 31 doanh nghiệp liên quan đã thành lập Công đoàn Cơ sở.

Chính quyền, Liên đoàn bèn nhảy vào dàn xếp trực tiếp với chủ nhân để thúc ép công nhân trở lại làm việc. Lương căn bản của công nhân trong khu chế xuất và công nghiệp tăng từ 45 lên 55 USD sau 01-04-06 song vẫn còn thấp so với Thái Lan hoặc Trung Quốc. Do đó, các vi phạm cứ tiếp diễn buộc công nhân phải biểu tình tự phát đơn độc mà không được các tổ chức Công đoàn độc lập trực tiếp bênh vực quyền lợi chính đáng và hợp pháp.

Ngày 11-04-07, tất cả 1,700 công nhân của Công ty Kido Hanoi (100% vốn Hàn Quốc, chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc) đã đồng loạt đình công vì phải làm việc từ 10-12 giờ/ngày mà không được trả phụ trội; 70 nữ công nhân chỉ có 2 thẻ đi nhà vệ sinh; cơ xưởng nóng bức làm công nhân ngất xỉu; công nhân buộc nộp tiền Bảo hiểm Y tế, nhưng không được phát thẻ; công nhân làm sai sót bị đốc công trói chân khi đứng làm việc cả buổi.

Gần 1,000 công nhân dệt may thuộc Công ty Tư nhân Hữu hạn Quinmax International Việt Nam (100% vốn nước ngoài của Đài Loan) đóng tại Huế đã đình công để phản đối buộc chủ nhân phải thỏa mãn 15/16 yêu sách.

Sáng 03-04-07, gần 800 công nhân tiếp tục đình công quyết liệt để đòi nâng lương tại Công ty Molax Vina (100% vốn Hàn Quốc) tại Tân Bình chuyên may hàng xuất cảng đã bị cảnh sát khu vực nạt nộ, đòi bắt về đồn.

Mặt hàng thực phẩm xuất cảng được người Việt hải ngoại tiêu thụ nhiều nhất lại thiếu điều kiện an toàn, chứa đựng nhiều mầm mống ung thư.

Tình trạng thiếu an toàn thực phẩm đã được Nhà nước Việt Nam áp dụng nhiều biện pháp theo kiểu bắt cóc bỏ dĩa.

Chiến dịch an toàn thực phẩm đầu năm 2007 cho thấy thực và động vật tại Việt Nam có lượng tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép (mức do Bộ Y tế quy định đều cao hơn so với quốc tế). Các hóa chất bị cấm cũng được luân lưu sử dụng bừa bãi.

Thuốc bảo vệ thực vật Monitor và Endosulfan đã bị quốc tế và Việt Nam cấm từ năm 2000, nhưng người Việt quốc nội cứ ngang nhiên sử dụng. Hải sản được ướp phân ure để giữ cho cứng, mang đỏ hồng nên ngay nước mắm, món chấm độc đáo Việt Nam vẫn chứa ure.

Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn tường trình hôm 05-04-07 sau một tháng hành động đã quy kết tình trạng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật bất chấp luật pháp, nông dân sử dụng bừa bãi.

Phóng viên Tuổi Trẻ đã mua rau, cá, thịt vào giữa tháng 3-07 tại nhiều chợ lớn từ Bắc chí Nam và nhờ thử nghiệm đều phát hiện Endosulfan và Monitor.

Mì, bún, bánh phở hễ đem thử là có chất formal; giò, bánh phu thê, chả, bánh cuốn thì chứa hàn the. Các chất này có trong 40% số mẫu đem xét nghiệm.

Thống kê của Bộ Y tế cho biết từ năm 2000-06 đã có 677 vụ ngộ độc thực phẩm do rau quả, hóa chất bảo vệ thực vật, thủy hải sản có tới 11,653 người trúng độc làm 283 tử vong.

Hoa Kỳ, Liên Âu và Nhật Bản đã nhiều lần phát hiện tôm, cá, mực nhập từ Việt Nam có tồn đọng chất kháng sinh quá nhiều. Mặc dù Nhật Bản đã ban bố lệnh kiểm soát 100% tôm mực Việt Nam và giới chức Bộ Thương mại Hà Nội đã cam kết chấm dứt, nhưng hồi tháng 3 năm nay vẫn có nhiều doanh nghiệp vi phạm.

Cuối tháng 2-07, Việt Nam đã ngưng kiểm tra 100% gồm cá tra, cá ba sa; tôm; thịt cua, ghẹ nhập vào Bắc Mỹ càng khiến cho người Việt tại đây phải lưu ý hơn.

Nhà nước phạt nhẹ các vi phạm về an toàn thực phẩm để bảo đảm chỉ tiêu xuất khẩu; cán bộ kiểm tra chiếu lệ để nhận phong bì; lương tâm con người mới xã hội chủ nghĩa là sống chết mặc bây tiền thầy bỏ túi. Xuất khẩu tăng, cán bộ bỏ túi nhiều. Người Việt hải ngoại có bị ung thư đã có các chính phủ ngoại quốc lo.

Chẳng lẽ, người Việt hải ngoại cứ cúi đầu đớp thực phẩm từ trong nước để cấy ung thư vào cơ thể mãi sao? Người Việt hải ngoại không nên cho phép những con người mới xã hội chủ nghĩa tiếp tục đầu độc từ ngày này sang năm khác.

Tẩy chay hàng hóa Việt Nam không làm cho các doanh nghiệp đóng cửa mà thúc đẩy Công ty tăng lương công nhân thích đáng, cải thiện điều kiện làm việc. Công nhân cũng sẽ không thất nghiệp vì nhu cầu đầu tư từ ngoại quốc và nhờ mức tiêu thụ của dân chúng ngày càng gia tăng.

Hầu hết các doanh nghiệp có vốn nước ngoài bị đình công đều dễ dàng chấp thuận yêu sách tăng lương để lưu giữ công nhân.

Chiến dịch tẩy chay không gói gọn trong Cộng đồng người Việt hải ngoại mà cần lan truyền trong người bản xứ để tăng thêm áp lực.

Làm giàu không ai cấm. Nhưng, nhất định phải phản đối kiểu kiếm tiền mất lương tri và thiếu tính người.

Tẩy chay hàng hóa buộc chính phủ Hà Nội vì sự phát triển, và nhất là vì túi tiền mà phải thực sự tôn trọng quyền làm người của công dân Việt Nam. Đồng thời, cũng bảo vệ quyền lợi của giới tiêu thụ.

ĐẠI-DƯƠNG
nguon

Aucun commentaire: