1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

jeudi 8 février 2007

Vong tron luu manh xhcn

VÒNG TRÒN LƯU MANH CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM

Vương Quốc Hoài (từ Hà Nội)

Giáo lý đạo ki-tô quan niệm rằng; con người sinh ra đã mang tội do tổ tông để lại. Điều này những người theo Khổng giáo khó chấp nhận bởi họ cho rằng "nhân chi sơ, tính bản thiện". Thế nhưng trong xã hội Việt Nam ngày nay, con người sinh ra được làm người lương thiện hay không? Có chăng chỉ được lương thiện trong mấy chục giây rồi thành kẻ lưu manh suốt cuộc đời.

Hãy lấy bối cảnh ở một nhà hộ sinh, nơi con người cất tiếng khóc chào đời, nơi đón chào những công dân mới cho xã hội. Phải chăng đây là một nơi đầy tính thiện, là chiếc nôi chân thiện cho đứa trẻ còn "sơ" kia nằm mình, vươn vai đón nhận xã hội.

Không. Một đứa trẻ vừa ngừng tiếng khóc để hít luồng không khí đầu tiên vào lồng ngực thì nó đã phải làm một kẻ lưu manh rồi.

- Nếu nó là con cháu của một quan chức Cộng sản: Ngoài cửa kia có bao kẻ chầu chực sẵn, thập thò những phong bao, phong bì. Của mở, chúng ùa vào như đàn nhặng xanh, chúng chen nhau chúc tụng tán dương rồi chất lên người nó những đồng tiền bẩn thỉu do tham ô, bớt xét công quỹ hay cướp giật, bóp nặn dân nghèo. Như vậy đứa trẻ bắt đầu biết nhận hối lộ, bắt đầu một cuộc đời lưu manh mà cha ông nó sẽ sắp sẵn cho nó một vị trí trong xã hội.

- Nếu nó là con một nhà thường dân: Khi nó vừa ngừng tiếng khóc, bố mẹ nó đã chuẩn bị. sẵn vài chiếc phong bì tàm tạm. Để lót tay cho mấy bác sĩ, y tá, hộ lý nếu muốn con mình được họ quan tâm săn sóc hơn, nếu muốn được cắt rốn, băng bó hợp vệ sinh và nếu không muốn bị nhiễm trùng hay tiêm nhầm thuốc... Như vậy là vì đứa trẻ mà bố mẹ nó phải đưa hối lộ. Nó là nguyên nhân của tội lỗi, nó đã bị lưu manh hoá.

Ở một nơi khác, một cô y tá đến thay băng cho bệnh nhân. Bệnh nhân hỏi cô y tá:

- Có đau không thưa cô?

Cô y tá trả lời:

- Có ba loại, một loại không đau, một loại hơi đau và một loại rất đau, mỗi loại có một giá. Anh dùng loại nào?

Bệnh nhân van vỉ:

- Y đức của cô để đâu, mái trường Xã hội chủ nghĩa đào tạo cô bao nhiêu năm rồi trở thành kẻ lưu manh vậy à?

Cô y tá quát lên:

- Anh tưởng tôi muốn vậy lắm à? Anh có biết để vào được đây làm tôi phải lo lót bao nhiêu chỗ, hết bao nhiêu tiền không? Anh có biết lương tháng của tôi giờ được bao nhiêu không? nếu không làm vậy thì biết bao giờ tôi mới kiếm đủ số tiền kia.

Một mai, những đứa trẻ sinh ra từ cái nhà hộ sinh kia bước vào trường mẫu giáo. Thần tượng đầu tiên nó phải mang trong đầu là ảnh một ông già nào đó mà người ta bắt gọi bằng Bác Hồ, hình thù nó phải vẽ đầu tiên là một ngôi sao tô màu vàng trên một tờ giấy màu đỏ. Bố nó trấn an:

- Con yên tâm mà học nhé, bố vừa tống cho cô giáo con mấy trăm ngàn rồi đấy.

Nó xác định, đó là một cái giá mà nó phải tìm cách thu lại ở ngôi trường này, nếu không thì sẽ lỗ. Vậy là đứa trẻ không được học một điều nhân đức, bác ái nào mà thay vào đó là những tư tưởng mơ hồ xa xôi nào đó và sự đồng loã lưu manh với cô giáo. Từ đó nó bắt đầu dấn thân vào cuộc đời lưu manh, nó tiếp tục học cao lên, tiểu học, trung học, đại học. Nó luôn dùng đồng tiền ra mặc cả với những điểm số và thấy rất hiệu quả. Khi nó đi tìm một vị trí lao động trong xã hội nó cũng mang đồng tiền ra để mua chuộc. Và rồi. Khi nó có được vị trí công tác ấy, nó tổng kết lại số tiền mà cái xã hội lưu manh đã lấy của nó từ khi nó sinh ra ở cái nhà hộ sinh ấy Nó phải đòi lại cho đủ từ xã hội bằng mọi thủ đoạn của một kẻ lưu manh.Thế nhưng cái "bản thiện" của con người trong mấy chục giây đầu đời bây giờ đã bị lãng quên. Lưu manh đã thành bản chất, nó đã đầy túi tham rồi nhưng của cải xã hội vẫn còn và nó tiếp tục bòn rút bóp nặn những người lao khổ như cha mẹ nó và nó ngày xưa. Để rồi lại biến họ thành những kẻ lưu manh sau này. Đó là một cái vòng tròn khốn nạn đểu cáng nhất của xã hội Việt Nam ngày nay mà bọn tham quan ô lại trong triều đình Cộng sản gây ra.

Nếu ngay ngày mai, các nhà chí sĩ dân chủ yêu nước thủ tiêu bỏ cái chế độ Cộng sản thối nát này đi. Thì cũng phải mất 30 năm nữa mới mong cải thiện được lại xã hội. Bởi 30 năm sau những người đang đứng ở những vị trí trong cái thể chế thối nát này mới về hưu. Họ không còn tạo được những vòng tròn lưu manh nữạ Một thế hệ lao động mới của nền dân chủ tự do bình đẳng bác ái sẽ nắm giữ xã hội. Còn nếu không thủ tiêu bỏ cái chế độ lưu manh đồi bại này đi thì 30 năm nữa dân tộc Việt Nam sẽ mất. Sẽ không còn bản chất của một dân tộc văn hiến có truyền thống đạo đức. Xã hội sẽ bị suy đồi thác loạn vô nhân tính, những giá trị chân thiện mĩ sẽ chỉ còn trong hoài niệm của một số ít người. Xã hội Việt Nam nếu không được thay đổi thì 30 năm nữa sẽ đi về đâu. Những người lương thiện còn sót lại trong ngày hôm nay sẽ về thiên đàng, còn lại nguyên những kẻ lưu manh cắn xé lường gạt nhau. Còn lại những đứa trẻ đã được lưu manh hoá từ mấy đời không bao giờ còn được biết trong tiếng Việt có hai từ "lương thiện". Đảng Cộng sản lúc ấy là một băng đảng xã hội đen lớn mạnh nhất, cướp bóc, trấn lột, buôn người, hiếp dâm. Là nỗi kinh hoàng của các băng đảng khác và mọi người dân.

Dân tộc Việt Nam đang trên đà suy đồi, đạo đức và những truyền thống tốt đẹp đang bị băng hoại, nguy cơ đi đến xoá sổ một nền văn hoá. Có người đổ cho nền giáo dục xuống cấp, có người đổ tại những luồng văn hoá ngoại lai tấn công. Nguyên nhân chính là do cái chế độ cầm quyền đã tha hoá hủ bại, mà sâu xa là do cái ý thức hệ cuồng bạo thôn tính tư tưởng dân tộc. Khiêng cưỡng cầm tù dân tộc trong một pháo đài đổ nát của thứ chủ nghĩa ảo tưởng đã sụp đổ. Một chế độ tàn bạo sẵn sàng ăn xương uống máu nhân dân, đánh đổi cả một nền văn hiến để kéo dài thời gai giãy chết.

Nó sẽ đưa dân tộc Việt Nam tới vũng lầy nào???

Tương lai của xã hội Việt Nam, của dân tộc Việt Nam và của người dân Việt Nam phụ thuộc vào hành động của của mỗi con người Việt Nam ngày hôm nay.

Vì danh dự, vì vận mệnh dân tộc. Xin hãy hành động!

Hà nội, ngày 08 tháng 9 năm 2006

Vương Quốc Hoài



____
nguon

Aucun commentaire: