1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

lundi 19 février 2007

Cung nam chat tay - PHS



CÙNG NẮM CHẶT TAY

Phạm Hồng Sơn


Người Việt chúng ta có câu “ vui như Tết”. Một cái Tết mới đã bắt đầu. Nhưng trong ta lại vẳng lên câu hỏi Tết này ta có vui. Tết đến, nhưng có người tù đang ôm bệnh nặng trong nhà giam giá lạnh, có biết bao người vợ đang ngóng tin chồng trong chốn lao tù, bao con trẻ đang ngây thơ thắc mắc sao cha lâu về, bao bà cụ khắc khoải nhớ con, anh nhớ em, em nhớ anh và có cả những bà mẹ, người chị, người vợ, người em gái đang bị cầm tù ngay trong nhà thương hay đang đau đớn trên giường bệnh do “ tai nạn”, những căn hộ, ngôi nhà, những nhà chùa, nhà thờ ngay chốn đô thành hay nơi thôn dã cũng trở thành các nhà lao trá hình, nơi giam hãm, theo dõi, sách nhiễu những con người dám nói lên tiếng nói của Lương tâm:




Chúng tôi cần Tự do, chúng tôi không muốn độc đảng! Biết bao nỗi lòng xa xứ, thèm một lần được xum họp nơi quê nhà khi Tết đến, nhưng vẫn còn xa ngái do lòng yêu nước vẫn là món hàng trong bàn tay độc đảng. Cho dù nặng lòng, Tết vẫn đến, Tết vẫn làm cho lòng ta xao xuyến, Tết vẫn lôi ta bận bịu, rộn ràng, Tết vẫn đem lại tiếng cười, khuôn mặt rạng rỡ của trẻ thơ, Tết vẫn đem đến sắc màu tươi vui của hoa lá, của một mùa xuân đang đến. Như qui luật âm dương, Tết mang lại cho ta niềm vui và cả nỗi buồn. Những nỗi buồn không đáng có của một dân tộc có hàng ngàn năm văn hiến, nhưng cũng lại là nỗi buồn tất yếu của một dân tộc đã bị lừa gạt, cưỡng bức bởi một chủ nghĩa ngoại lai, không tưởng do chính những con người của dân tộc đó. Sự dối trá, lừa mị dân chúng, sự đục khoét tài nguyên đất nước, sự cướp bóc đất đai, tài sản dân đen, sự suy đồi xã hội, sự dã man, tàn bạo, ngang ngược ức hiếp, hành hung dân lành không phải đến từ một thế lực ngoại bang mà lại đến từ chính một bộ phận những người có chung một dòng máu Việt nhưng mang sắc áo cộng sản. Những nỗi buồn đó chỉ có thể được gột sạch bằng chính hoài bão và nỗ lực của cả dân tộc. Bao giờ? Câu trả lời chẳng dễ.
Nhưng có một điều xác tín trong ta: cái chế độ độc tài hiện nay sẽ phải đến hồi kết. Còn gì tin hơn khi trong tấm lưới chuyên chế độc tài đầy hăm dọa, bạo lực và nhà tù vẫn có những con người dám ngẩng cao đầu, trực diện với bạo quyền, thách thức nhà tù và súng đạn. Còn gì tin hơn và vui hơn khi sự thức tỉnh và phản tỉnh đối kháng với quyền lực độc tài đang nở rộ khắp nơi từ Bắc tới Nam, từ miền Trung tới vùng Cao nguyên, từ Đồng bằng tới Miền sơn cước, từ ngay tại trung tâm quyền lực chính trị tới thành phố trung tâm kinh tế của cả nước. Sự thức tỉnh và kiên cường đã thể hiện ở mọi lứa tuổi từ các cụ đã trải qua bao thăng trầm, nguy nan đến cả những thanh niên trai trẻ đang bước vào trường đời ở độ tuổi 20, từ những mẹ, những chị quanh năm chỉ quanh quẩn với ruộng vườn, con cá, con gà tới những trí thức trẻ am tường luật pháp, từ những gia cảnh bần hàn đến những gia đình đã có của ăn của để, từ những nhà văn, nhà giáo với tâm hồn lãng mạn tới cả những bậc chân tu đã nguyện theo chốn tâm linh và không thể không kể đến những tâm tư, những tiếng nói phản tỉnh kín đáo từ những công chức ngay trong chính bộ máy của nhà nước độc tài.

Còn gì xác tín và bất chấp nguy nan hơn khi đối diện với bệnh tật trong chốn lao tù mà không hề dao động, khi đang ở chốn tự do mà vẫn bước chân về mảnh đất đầy cạm bẫy, còn gì kiên quyết hơn khi khảng khái phản đối lệnh triệu tập, không trả lời, không viết, không ký, không ăn khi bị câu lưu, còn gì vững vàng hơn khi bị sỉ nhục, lăng mạ, theo kịch bản trước hàng trăm con người mà vẫn tiếp tục cất cao tiếng nói, còn gì kiên trì hơn khi trải qua bao tù đày, gian nan mà vẫn mãnh liệt trên giường bạo bệnh hay âm thầm thao thức, còn gì có sức mạnh lan tỏa hơn khi bạn bè, người thân luôn bị lôi kéo, hăm dọa nhưng vẫn tiếp tục có thêm những người ủng hộ và gia nhập vào sự phản kháng công khai, còn gì xúc động hơn khi xa cách ngàn trùng nhưng có biết bao con tim xa xứ vẫn thao thức khôn nguôi hướng về quê nhà, còn gì minh chứng hơn cho tình Nhân loại bằng sự ủng hộ, sẻ chia đến từ khắp bốn phương trời.
Dẫu biết rằng đó vẫn là chưa đủ, dẫu biết rằng cường quyền vẫn ngang ngược khắp nơi, dẫu biết rằng mỗi người còn cần phải nỗ lực nhiều hơn, hy sinh nhiều hơn, nhưng những dấu hiệu đó chính là những cánh én mãnh liệt báo hiệu một mùa xuân sẽ đến, mùa xuân của khát khao Tự do cho nước Việt. Con đường đi tới sẽ bớt chông gai và bớt đi những đoạn đường dài, nếu như tâm nguyện chung về một xã hội đa nguyên, một hệ thống chính trị đa đảng trở thành chất keo gắn kết, thành chất hóa giải mọi khác biệt riêng tư, thành chất xúc tác để sự thấu hiểu và cùng chia sẻ khó khăn trên cùng một con đường hướng tới ngày mai, một ngày mai cho dân tộc Việt không còn bất kỳ sự độc đoán, một ngày mai cho tất cả những ai là con cháu của Vua Hùng, của Lạc Long Quân và Âu cơ đều có được cơ hội yêu đất nước một cách bình đẳng, một ngày mai không ai bị ràng buộc bởi bất kỳ tư tưởng hay chủ nghĩa, một ngày mai cho sự nhân ái, cho mọi quan điểm khác biệt đều được tôn trọng và cùng sống trong hòa bình. Tết đến rồi, xin hãy cùng nắm chặt tay nhau.



Phạm Hồng Sơn

30 Tết Đinh hợi (2007)

Aucun commentaire: