1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

dimanche 18 février 2007

Muon trai dan de giai oan !

Mượn Trai Đàn Giải Oan!


Lữ Giang

Trong tháng 1 vừa qua, Làng Mai của vợ chồng Thiền sư Nhất Hạnh đã cho phổ biến “Phổ cáo quốc dân và đồng bào Phật tử về các Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan” loan báo Phái Đoàn Tăng Thân Quốc Tế của Mai Thôn Đạo Tràng sẽ về thăm viếng và hoằng hóa tại quê nhà lần thứ hai từ ngày 19.2.2007 đến ngày 9.5.2007 để tổ chức ba “Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan”, một tại Sài Gòn, một tại Huế và một tại Hà Nội.

Phổ cáo cho biết Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan thứ nhất sẽ được cử hành tại chùa Vĩnh Nghiêm, Sài Gòn, theo nghi lễ truyền thống miền Nam từ ngày 16 đến ngày 18.3.2007. Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan thứ hai sẽ được cử hành tại quốc tự Diệu Đế, Huế, theo nghi lễ truyền thống Huế từ ngày 2 đến 4.4.2007. Và Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan thứ ba sẽ được tổ chức tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Sóc Sơn, Hà Nội, từ ngày 20 đến ngày 22.2,2007.

Theo Thông Bạch của Đạo Tràng Mai Thôn, Thiền sư Nhất Hạnh đã có gửi thư mời Ngài Chủ Tịch Nước tới tham dự lễ dâng hương bạch Phật cho Đại Trai Đàn thứ nhất, Ngài Thủ Tướng Chính Phủ tới tham dự lễ dâng hương bạch Phật cho Đại Trai Đàn thứ hai, và Ngài Chủ Tịch Quốc Hội tới tham dự lễ dâng hương bạch Phật cho Đại Trai Đàn thứ ba.

Thông bạch mời đồng bào Công Giáo và Tin Lành cũng thiết lập bàn thờ, và thay vì văn bản Tam Quy và Ngũ Giới, quí vị có thể sử dụng văn bản Mười Điều Răn (the Ten Commandments) và bài Thuyết Giảng Trên Núi (the Sermon on the Mountain). Đồng bào Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo nếu không sử dụng văn bản Tam Quy Ngũ Giới thì xin sử dụng những văn bản tương đương trong truyền thống mình. Đồng bào tin theo chủ nghĩa Mác Xít cũng xin thiết lập một bàn thờ như thế và sử dụng một văn bản tương đương trong truyền thống Mác-Lê-nin.

TRAI ĐÀI GIẢI OAN LÀ CÁI CHI CHI?

Trang nhà của Thư Viện Hoa Sen đã đưa lên một bài giải thích về Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan như sau:

“Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan hay còn gọi là Trai Đàn Thủy Lục là một pháp hội cúng chay và cầu siêu cho những vong hồn người chết không có ai thờ tự, không có nơi nương tựa, đang sống vất vưởng ở dưới nước và ở trên cạn.

Pháp hội này được vua Lương Võ Đế bên Tầu khởi xướng. Duyên khởi như sau:

“... Về tập tục tụng kinh siêu độ cho người chết, theo hòa thượng Đạo An, “vốn không phải là một tập tục truyền thống của Phật giáo”. Tập tục này chỉ bắt đầu có ở Trung Quốc từ đời nhà Đường. Điều này có thể đúng vì theo sử chép, thì năm 738, vua Đường Huyền Tông đã ban sắc lệnh cho toàn quốc, ở mỗi quận đều xây một ngôi chùa, đều đặt tên là chùa Khai Nguyên (Khai Nguyên là niên hiệu thứ nhì của vua Huyền Tông). Đó là chùa công, do các quan lại địa phương trông coi, dùng làm nơi tổ chức các lễ tiết quốc gia, cầu quốc thái dân an. Việc làm này vừa có ý nghĩa đem ân huệ của Phật ban đến quốc dân, cũng vừa để biểu thị quyền uy của chính quyền trung ương. Năm 755, An Lộc Sơn nổi loạn, kéo binh về chiếm kinh thành, khiến vua Huyền Tông phải chạy vào Tứ Xuyên lánh nạn. Một năm sau thì quân triều đình dẹp yên giặc loạn. Trong một năm chiến tranh này, số người chết - chiến sĩ của cả hai bên và thường dân - nhiều vô số kể. Triều đình bèn ra chỉ dụ cho tất cả các chùa Khai Nguyên trong toàn quốc, thỉnh chư vị cao tăng đại đức, thiết lễ tụng kinh cầu siêu độ cho chiến sĩ và thường dân đã chết trong cuộc chiến, đồng thời an ủi các gia đình nạn nhân. Dân chúng thấy triều đình làm như thế, bèn bắt chước làm theo, cứ mỗi khi trong nhà có người chết, liền thỉnh chư tăng tụng kinh cầu siêu độ. Từ đó mà lễ cầu siêu độ cho người chết trở thành một tập tục trong dân gian.”

“Theo giáo lý nhà Phật, Đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, sự từ bi này không chỉ đối với người sống mà còn với người chết, không chỉ từ bi với con người mà còn từ bi với các loài chúng sinh không phải con người, từ bi bình đẳng đến cả các vong linh khổ não, các oan hồn uổng tử vất vưởng, không nơi nương tựa, lang thang khắp mọi nơi, mọi cõi, lang thang ở bụi dậm, bờ ao. Chính vì lòng từ bi đó mà người ta lập ra Trai đàn để cầu siêu cho các vong hồn được siêu thoát, hoá giải mọi tai ương hận thù mà người dân tin là có thể xảy đến, để cuộc sống được ấm no, yên ổn. Đó cũng là “điểm nổi bật của vai trò Phật giáo trong tập tục phong hóa dân gian chính là khuynh hướng “dân tộc hóa” nghi lễ tập tục Phật giáo, có nghĩa là hòa quyện hình thức nghi lễ giữa đạo và đời.”

LỜI ĐƯỜNG MẬT CỦA BỌN ĐÀNG ĐIẾM

Mục tiêu của việc lập Trai Đàn Giải Oan đã được trang nhà Thư Viện Hoa Sen giải tích như đã nói trên. Nhưng với nhiều bằng chứng cụ thể và không thể chối cãi được. chúng ta có thể xác quyết rằng từ năm 1966 đến nay, Thiền Sư Nhất Hạnh không làm cái gì mà không có hậu ý đàng sau, hay nói rõ hơn, không theo một “sứ mạng” (mission) nào đó. Có người nghi ông thực hiện sứ mạng của CIA, đa số cho rằng ông lãnh sứ mạng của Việt Cộng. Các nhà phân tích nghi ông là “duble agent”! Do đó, khi Làng Mai công bố “phổ cáo” về việc sẽ đi Việt Nam tổ chức Trai Đoàn Chẩn Tế Giải Oan, nhiều người đã đặt câu hỏi: Nhóm Thiền sư Nhất Hạnh đang âm mưu gì?

Theo “Phổ cáo” của Làng Mai, mục tiêu của Đại Trai Đàn này được nói là “để cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho tất cả những ai đã từng gánh chịu hậu quả khắc nghiệt của cuộc chiến tranh, dù đã qua đời hay còn tại thế, để cầu nguyện cho tất cả những người thân đã từng chết đi một cách oan ức, trong rừng sâu, ngoài biển cả, trong trại tù, ngoài côn đảo và dưới những hố chôn tập thể, để cùng cầu nguyện cho nhau, cho những người đã khuất và những người còn đang tiếp tục gánh chịu oan nghiệt, và để tất cả cùng có cơ hội chữa lành những vết thương rướm máu lâu ngày chưa lành, để nối kết lại tình đồng bào ruột thịt, và làm vơi đi những oan khổ uất ức đã được chứa chất lâu nay”.

Tuy nhiên, phần trên đây chỉ là “phần dẫn nhập” để dưa xuống phần dưới là phần chính: dùng tôn giáo và tinh thần dân tộc để dụ đổng bào quên quá khú và các tội ác của Cộng Sản, đứng vào hàng ngũ của Đảng và Nhà Nước hiện nay. Thiền sư viết:

“Quý đồng bào và liệt vị Phật tử chắc cũng thấy như chúng tôi rằng muốn có một tương lai cho đất nước và quê hương, chúng ta phải có khả năng nắm tay nhau cùng đi trong tình huynh đệ và nghĩa đồng bào. Điều này chỉ có thể thực hiện một khi ta chấp nhận được nhau và tha thứ cho nhau, và vì thế chữa lành thương tích trong lòng người, nói lên được niềm đau nỗi khổ và những oan khuất lâu nay là một điều thiết yếu. Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan là để làm công việc ấy.”

Đọc đoạn này, chúng ta thấy giống hệt NGHỊ QUYẾT số 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị Đảng CSVN và lời của “Thiền sư” Võ Văn Kiệt quá!

NGHỊ QUYẾT số 36/NQ-TW viết:

“Mặc dù sống xa Tổ quốc, đồng bào luôn nuôi dưỡng, phát huy tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, giữ gìn truyền thống văn hóa và hướng về cội nguồn, dòng tộc, gắn bó với gia đình, quê hương. Nhiều người đã có những đóng góp về tinh thần, vật chất và cả xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Thành tựu to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội và không ngừng nâng cao vị thế quốc tế của đất nước càng củng cố thêm niềm tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài. Đông đảo bà con hoan nghênh công cuộc đổi mới và chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước, mong muốn đất nước cường thịnh, sánh vai với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới; nhiều người đã về thăm gia đình, quê hương, tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học, công nghệ, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, nhân đạo, từ thiện... Tình hình trên là xu thế chủ yếu trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.”

Còn báo Tuổi Trẻ online số ra ngày 8.8.2006, dưới đầu đề “Lấy từ bi diệt hận thù” (Suy nghĩ nhân rằm tháng bảy) đã đăng lới phát biểu của “Thiền sư” Võ Văn Kiệt như sau:

“Giá trị hòa hợp đại chúng trên tinh thần từ bi hỉ xả, là một nhân tố căn bản, sâu xa đã góp phần làm nên tinh thần đoàn kết, nhân ái và hòa hiếu của dân tộc. Nhờ đó mà trong lịch sử nhân loại, hiếm có một đất nước nào chịu đựng triền miên chiến tranh và nhiều biến thiên xã hội, lại là nơi chung sống hòa hợp của nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo như ở nước ta... Tôi kêu gọi tất cả đồng bào trong nước và đang ở nước ngoài hãy cùng hướng về Tổ quốc, đồng tâm đoàn kết, góp phần xây dựng đất nước ta...”.

Trong cuộc phỏng vấn cò mồi mới đây được đămg trên báo Viet Weekly ở Little Saigon, số từ 7-13.12.2006, sau đó VietNamNet ở trong nước đã đăng lại ngày 1.1.2007, “Thiền sư” Võ Văn Kiệt lại nói:

“Chúng ta phải hết sức quan tâm đến sự hòa hợp, chúng ta phải đặt dân tộc là tối thượng. Cho dù chính kiến, tôn giáo, quan điểm có khác nhau, nhưng lợi ích dân tộc phải được đặt lên trên hết. Mọi người Việt Nam phải cùng với nhau góp sức, không phân biệt chính kiến, tôn giáo. Không có lý do gì chúng ta gây ra trở ngại đó. Chúng tôi nhắc đến hội nghị APEC, chuyến thăm lần thứ hai của người đứng đầu của Mỹ. Trước có ông Bill Clinton và mới đây là ông Bush. Nếu đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, dẫu trước đây là kẻ thù của nhau vẫn có thể khép lại quá khứ để hoà bình hữu nghị, để cùng phát triển. Bởi vậy không lý nào người Việt Nam với nhau lại không thể khép lại quá khứ. Đây là vận hội, cơ hội cho sự hòa thuận. Đối với người ngoài còn bỏ qua được không lẽ người Việt Nam với nhau không bỏ qua được hay sao! Nếu cứ cố chấp với nhau, dân tộc không lớn mạnh lên được!”

Nhưng qua kinh nghiệm, mọi người đều hiểu rất rõ đó chỉ là những lời đường mật của bọn đàng điếm, nghe những lời đó, trước sau rồi cũng thân bại danh liệt. Trịnh Vĩnh Bình và Nguyễn Đình Hoan là hai thí dụ điển hình nhất. Những lời dụ dỗ nói trên của Thiền sư Nhất Hạnh cũng nắm trong loại đó!

LẠI DÙNG CHIÊU BÀI PHẬT GIÁO!

Chương trình phát thanh Đuốc Tuệ trong hai buồi phát thành vào chiều Chúa Nhật 4 và 11.2.2007 trên đài phát thanh Little Saigon, từ 6 giờø 30 đến 7 giờ, do Nguyễn Trung Quân, nguyên hiệu trưởng trường Phan Thanh Giản Cần Thơ, một đệ tử trung thành của Thiền Sư Nhất Hạnh điều khiển, đã dùng chiêu bài Phật Giáo và Dân Tộc để bênh vực cho những trò bịp bơm của Thiền Sư Nhất Hạnh bằng hai lập luận chính sau đây:

(1) Cho rằng Trai Đàn Giải Oan Chẩn Tế là một nghi thức truyền thống của Phật Giáo, đả kích việc tổ chức trai đàn này là chống phá Phật Giáo.

(2) Thiền sư Nhất Hạnh là một kiệt xuất của Phật Giáo được cả thế giới công nhận, do đó chống Thiền sư Nhất Hạnh là chống Phật Giáo, gây chia rẽ tôn giáo.

Đây là một trò bịp đã được những tên hoạt đầu chính trị và tay sai Cộng Sản sử dụng trước đây để phá sập chính quyền quốc gia trong suốt thời kỳ chiến tranh và sau đó, được Cộng Sản dùng để biến Phật Giáo thành một công cụ phục vụ cho chế độ độc tài hiện nay. Cần phải phân biệt Phật Giáo và những kẻ độ lốt Phật Giáo để thực hiện những mưu đồ đen tối, đừng cho chúng “đánh lận con đen”. Sau đây là một vài thí dụ cụ thể:

Thí dụ thứ nhất: Bàn thờ Phật là vật linh thiêng của Phật Giáo và Tăng là một trong Tam Bảo của Phật Giáo, nhưng năm 1966, để chống lại chính quyền quốc gia, Thượng Tọa Thích Trí Quang, một trong các tay sai Cộng Sản, đã nhân danh Đạo Pháp và Dân Tộc, ra lệnh cho Phật tử ở Huế và Đà Nẵng đưa bàn thờ Phật xuống đường. Ngày 16.6.1966, chính quyền đã ra lệnh cho cảnh sát và quân đội xúc tất cả các bàn thờ đó trên đường phố và giải tán các đám biểu tình. Khi hành động như vậy, không phải chính quyền đã đánh phá Phật Giáo, mà dẹp tan mưu đồ của các tay sai Cộng Sản định mượn bàn thờ Phật để gây khủng hoảng chính trị tại miền Nam.

Thí dụ hai: Ngày 25.2.1969, cơ quan an ninh khám xét Tịnh Xá Quảng Đức, nơi Thượng Tọa Thích Thiện Minh cứ trú và hoạt động, tìm thấy nhiều thanh niên trốn quân dịch và tài liệu tuyên truyền cho Việt Cộng. Ngày 15.3.1969, Tòa Án Quân Sự Mặt Trận Vùng III đã tuyên phạt Thượng Tọa Thiện Minh 10 năm khổ sai và 5 năm cấm cố. Việc tuyên án một tăng sĩ Phật Giáo như vậy không bao giờ có nghĩa là chống phá Phật Giáo, chống tăng hay gây chia rẽ tôn giáo, trái lại đó biện pháp cần thiết phải áp dụng để loại trừ một kẻ đội lốt tôn giáo làm tay sai cho Cộng Sản.

Thí dụ thứ ba: Ngày 5.11.1981, ba cao tăng của Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang đã đem Giáo Hội này sát nhập và Giáo Hội Phật Giáo quốc doanh, đó là Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Hòa Thượng Thích Trí Tịnhû, Viện Phó, và Thượng Tọa Thích Minh Châu, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Giáo Dục. Các Hòa Thượng Huyền Quang, Quảng Độ, Đức Nhuận, v.v. đã chống lại việc làm của nhóm tăng sĩ này. Nếu lý luận theo kiểu Nguyễn Trung Quân, các Hòa Thượng Huyền Quang, Quảng Độ, Đức Nhuận, v.v., đều phải bị lên án là đã đánh phá Phật Giáo và đánh tăng, gây chia rẽ tôn giáo!

Trong những năm qua, các cơ quan truyền thông hải ngoại đã nói khá nhiều về những trò bịp bợm của Thiền sư Nhất Hạnh nhằm tuyên truyền cho Cộng Sản, nhất là trong vụ Bến Tre. Những sự kiện mà các cơ quan truyền thông đã nêu ra để lên án Thiền sư Nhất Hạnh là những sự thật không thể chối cãi được. Chương trình phát thanh Đuốc Tuệ đừng bào giờ nghĩ rằng có thể tiếp tục dùng chiêu bài Phật Giáo để bao che cho Thiền sư Nhất Hạnh.

KIỆT XUẤT VỀ NÓI LÁO!

Trang nhà của Thư Viện Hoa Sen đã cho đăng một bài dưới đầu đề “Những nhân vật kiệt xuất của Á Châu trong sáu thập niên qua”, trong đó có bài của Pankaj Mishra viết về Thiền sư Nhất Hạnh như là “Vị tăng sĩ Phật giáo đã góp phần vào việc chấm dứt nỗi khổ đau của cuộc chiến Việt Nam” (This Buddhist monk helped end the suffering of the Vietnam War). Bài này được đăng trên tạp chí Time asia số ra ngày 13.11.2006 nói về các nhân vật nổi bật của Á Châu. Pankaj Mishra đã ca tụng Thiền sư Nhất Hạnh như sau:

“Là một trong những nhà tư tưởng và hoạt động tôn giáo quan trọng nhất trong thời đại này, Thầy Nhất Hạnh, bằng kinh nghiệm cá nhân của chính mình, đã thấu hiểu tại sao những ý thức hệ, và phong trào quần chúng thế tục - những chủ nghĩa quốc gia, phát xít, cộng sản và thực dân - đã gây ra những thảm họa bạo lực không lường trước được của thế kỷ hai mươi. Bài học của Thầy đã được bắt đầu khá sớm với một vài chiến trường đẫm máu như ở Việt Nam, nơi mà người Pháp rồi đến người Mỹ đánh nhau với người quốc gia và cộng sản VN.”

Nhưng rất tiếc, Pankaj Mishra đã không biết đến một sự thật rất quan trọng: Thiền sư Nhất Hạnh cũng là người nói láo kiệt xuất! Thiền sư Nhất Hạnh không phải chỉ nói láo khi tuyên truyền chính trị mà còn nói láo cả trong khi viết sử! Chuyện nói láo của Thiền sư Nhất Hạnh quá nhiều. Hôm nay chúng tôi chỉ xin nhắc lại một số chuyện để làm thí dụ điển hình mà thôi.

Thí dụ nói láo 1: Quan Tàu Nhập tịch Giao Chỉ! Trong bộ “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận” Quyển I, ở trang 17, Nguyễn Lang, tức Thiền sư Nhất Hạnh cho biết: “Tác phẩm đầu tiên viết bằng Hán tự, trong khi đó lại được viết tại Giao Chỉ, đó là cuốn Lý Hoặc Luận của Mâu Tử, một người Trung Hoa theo Lão Giáo, sau nhập tịch Giao Chỉ theo học đạo Phật ở đây và trở nên một Phật tử rất thuần thành.” Đọc đoạn này tôi nghi Thiền sư Nhất Hạnh phịa, vì dưới thời Tàu cai trị Việt Nam, ít ai thấy quan Tàu xin nhập tịch Giao Chỉ. Vã lại, thời đó, Việt Nam làm gì có Luật Quốc Tịch để Mâu Tử xin nhập tịch?

Chúng tôi phải gởi thư về Việt Nam nhờ mua cuốn Lý Hoặc Luận bằng chữ Hán để đọc cho biết. Chỉ mới đọc qua phần giới thiệu đã thấy ngay Thiền sư Nhất Hạnh phịa: Sách cho biết khi vua Linh Đế vừa mất (189), thiên hạ loạn lạc, duy chỉ Giao Chỉ là bình an, Mâu Tử đem mẹ đi tỵ nạn ở Giao Chỉ. Năm 26 tuổi vể Thường Ngô cưới vợ. Ông học Phật tại Giao Chỉ trước 195 và viết Lý Hoặc Luận khoảng sau 195.
Không có chỗ nào nói Mâu Tử đã nhập tịch Ciao Chỉ! (Chúng tôi sẽ bàn về cuốn Lý Hoặc Luận sau, không hoàn toàn gióng như Thiền sư Nhất Hạnh đã phịa.)

Thí dụ nói láo 2: Biến cố trước đài phát thanh Huế: Khi biến cố trước đài phát thành Huế xẩy ra vào tối ngày 8.5.1963, Thiền sư Nhất Hạnh đang được ông Ngô Đình Cẩn cho đi học về môn tôn giáo đối chiếu (comparative religion) tại Princeton University ở New Jersey, Hoa Kỳ, ấy thế mà về sau, trong bộ “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận” quyển II, trang 345, Thiển sư đã tưởng tượng ra biến cố đó như sau:

“Thiếu Tá Đặng Sĩ ra lệnh bắn đạn mã tử khiến đám đông náo động. Lựu đạn cay, lựu đạn nổ được tung vào. Đồng thời súng trường và xe thiết giáp được sử dụng vào việc đàn áp... Tám người đã thiệt mạng vì lựu đạn và 4 người bị thương. Xe thiết giáp cán vở đầu một thiếu nhi, sọ em nát vụn. Một thiếu nhi khác bị cán mất nửa đầu và một em khác nữa mất hẳn đầu.”

Khi phái đoàn điều tra LHQ đến điều tra, Phái đoàn Phật Giáo cho biết chỉ có 8 em nhỏ bị chết trên hành lang của đài phát thanh Huế. Chứng thương ghi chết do một chất nổ chưa xác định được. Không có bằng chứng nào cho thấy các em bị xe tăng cán cả. Tại sao?

Nền đài phát thanh cao đến 9 bậc, làm sao xe tăng có thể leo lên đó được? Vã lại, xe tăng ở đâu? Toán dẹp biểu tình chỉ có Bảo An và Cảnh Sát, họ làm gì có xe tăng? Họ có đem tới 3 chiếc Comamdo Car bánh cao su, nhưng đang ở xa. Chúng tôi còn giữa các tấm hình chụp ba xe này và giấy chứng thương của bệnh viện Huế. Tại sao Thiền sư Nhất Hạnh lại dám bịa đặt một cách độc ác như vậy?

Thí dụ nói láo 3: Mỹ đem trực thăng bắt gái: Trong cuốn “Việt Nam, Lotus in a Sea of Fire, a Buddist Proposal for Peace” (Việt Nam, Hoa Sen trong Biển Lửa, một Đề Nghị Hòa Bình của Phật Giáo), ở trang 66, Thiện sư Nhất Hạnh đã kể một câu chuyện như sau:

“Tại một làng nhỏ, một chiếc xe bò đang đi trên con lộ. Trên xe, một thiếu phụ Việt Nam ôm con, bên cạnh là bà mẹ già. Chiếc xe chất đầy những tài sản của họ... Từ trên trời cao, một chiếc trực thăng sà xuống, tiếng máy nổ và tiếng cánh quạt đinh tai nhức óc. Những con bò kéo xe sợ hải, nhảy chồm lên chạy tứ tán, hất hai người đàn bà và đồ đạc xuống đất. Mấy người lính Mỹ từ trực thăng xuống. Họ nói rõ họ muốn mang người thiếu phụ đi với họ. Hai người đàn bà khóc lóc van xin, nhưng vô ích. cuối cùng, người thiếu phụ phải trao đứa con cho bà cụ già, rồi để cho mấy người lính Mỹ đẩy mình lên trực thăng bay đi mất.”

Sau này, có một số ký giả cũng như đồng bào đã hỏi Thiền sư Nhất Hạnh chuyện đó đã xẩy ra ở đâu và vào khoảng thời gia nào. Ông chỉ lấy mũ che tai lại rồi niệm: “Nam mô A Di Đà Phật”!

Thí dụ nói láo 4: Mỹ ném bom Bến Tre: Vào lúc 7 giờ chiều 25.9.2001, khi đến cầu nguyện tại thánh đường Reverside ở 91 Charemont Ave., New York City, Thiền sư Nhất Hạnh đã nói:

“Tôi làm thơ trong thời gian chiến tranh Việt Nam sau khi tôi nghe về việc ném bom ở Bến Tre.
“Một thành phố 300.000 người đã bị phá hủy bởi vì bảy tên du kích bắn một vài loạt súng chống phi cơ không kết quả gì rồi bỏ đi. Sự đau đớn của tôi thật sâu xa.”

Dân Bến Tre, quê vợ của Thiền sư Nhất Hạnh, hiện có mặt tại Orange County khá nhiều, đều xác nhận chuyện Thiền Sư Nhất Hạnh kể không bao giờ xẩy ra.

Đặng Văn Nhâm vốn nổi tiếng về viết phịa sử ở hải ngoại, nhưng với những chuyện trên, Thiền sư Nhất Hạnh đã trở thành bật thầy của Đặng Văn Nhâm!

CON TẨY BI LẬT NGỬA

Bản tin của đài BBC ngày 6.2.2007 cho biết Sư Bà Chân Không, phát ngôn nhân và người cầm tinh Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nói rằng hiện nay sư ông Thích Nhất Hạnh và tăng đoàn Làng Mai vẫn còn chờ thị thực nhập cảnh để về Việt Nam dù đã nộp đơn hôm 7.1.2007.

Làng Mai cho biết nếu không được cho về thì Hòa thượng Thích Nhất Hạnh vẫn cho tổ chức các lễ ở nước ngoài theo đúng ngày đã định. Tuy nhiên, hôm 9.2.2007, Tăng Đoàn Làng Mai đã nhận được chiếu khán để vào Việt Nam. Tăng Đoàn Làng Mai do Thiền sư Nhất Hạnh cầm đầu sẽ gồm 50 tăng ni Làng Mai cùng 100 cư sĩ quốc tế. Tăng Đoàn sẽ rời Paris ngày 19.2.2007.

Sư Bà Chân Không cũng nói rằng dù không thích chữ “giải oan” nhưng cuối cùng thì nhà chức trách cũng chấp nhận để lễ diễn ra.

Đài BBC hỏi rằng từ khi có tin về sự kiện này đã có nhiều ý kiến ở hải ngoại đặt câu hỏi vì sao chỉ có Làng Mai được nhà nước cho về làm lễ, trong khi chính Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) hiện ở trong nước, lại không được, Sư Bà Chân Không giải thích rằng Làng Mai đã mời cả các thầy của GHPGVNTN ở trong nước và hải ngoại nhưng có người không trả lời, có người sẽ đi, có người nói là không đi hoặc không biết về có được cho vào hay không.

Chúng ta nhớ lại, trong chuyến đi vào tháng 2 năm 2005, Thiền Sư Nhất Hạnh đã thực hiện sứ mạng được giao phó là kết hợp khối Phật Giáo Ấn Quang lại với khối Phật Giáo quốc doanh bằng những lời rao giảng giống hệt như lần này (xem Saigon Nhỏ ngày 4.2.2005), nhưng thất bại vì Tăng Đoàn không được các cao tăng trong Giáo Hội Ấn Quang tiếp. Ngày 18.2.2005, Thiền sư đã đến Huế và tổ chức nhiều cuộc họp, nhưng kết quả rất nhỏ: Chúng tỳ kheo thuộc cả hai phe ở Huế chỉ đồng ý từ nay sẽ cùng nhau bố-tát chung trong một giới trường là Tổ đình Từ Hiếu, thay vì mỗi phe bố-tát riêng tại hai giới trường là Linh Quang và Từ Đàm như trong suốt hơn 10 năm qua. Nhưng kết hợp với quốc doanh thì phe Giáo Hội Ấn Quang nhất định không chịu kết hợp.

Sứ mạng của Thiền sư Nhất Hạnh lần này vẫn là tiếp nối sứ mạng đã được giao phó năm 2005 với một chiêu bài mới là “Trai Đoàn Chẩn Tế Giải Oan.” Chúng tôi đã từng mô tả đây là kế “Tá đao Nhất Hạnh sát Ấn Quang” của CSVN. Thiền sư Nhất Hạnh hy vọng với chiêu bài mới này, hai phe đối đầu sẽ cùng ngồi lại với nhau. Nhưng chúng tôi không tin âm mưu này sẽ thành công, vì sứ mạng của Thiền Sư Nhất Hạnh quá lớn, vượt ra ngoài khả năng của ông. Vã lại, con tẩy sấp của ông đã bị lật ngửa, ai cũng thấy rõ sứ mạng mà Đảng và Nhà Nước đã giao cho ông, nên hết hiệu nghiệm.

HẬU QUẢ CỦA VỌNG NGỮ

Nghe Vô Thượng Sư Thanh Hải thuyết pháp trên các đài truyền thanh và truyền hình, ai cũng lắc đầu, vì không ai hiểu được “cái đạo chi mà lạ rứa!” Thế nhưng hiện nay, Vô Thượng Sư đã có hàng trăm ngàn tín đồ trên khắp thế giới, có nhiều người mỗi tháng làm được bao nhiêu tiền đều ký chi phiếu gởi dâng cho Vô Thượng Sư. Có người còn đi theo, đợi Vô Thượng Sư tắm để hứng nước uống!

Nhiều người đã hỏi chúng tôi: Thiền sư Nhất Hạnh nói láo một cách trắng trợn như vậy, tại sao có rất nhiều người theo, kể cả giới trẻ?

Câu trả lời cũng gióng hệt trường hợp của Vô Thượng Sư Thanh Hải. La Rochfoucauld đã từng nói: “L’esprit est toujours la dupe du coeur.” (Trí óc luôn bị con tim đánh lừa.)

Chúng tôi đã đọc khá nhiều sách do Thiền sư Nhất Hạnh viết, chúng tôi thấy đa số lấy cảm hứng trong bộ thiền luận của Daisetz Teitotaro Suzuki, nhưng mỗi nơi mỗi mãnh, chưa hệ thống hóa được nên chưa có thể trở trành môn phái. Đọc các bài thuyết pháp của Hòa Thượng Thích Thanh Từ ở Việt Nam hay của Hòa Thượng Thích Chơn Thành ở Garden Grove, chúng tôi thấy có căn bản vũng vàng hơn và sâu sắc hơn. Chúng tôi nhớ lại, năm 1976, Đảng CSVN đã phái Hà Thanh đến trại Long Thành để thuyết trình về “Thơ văn của Hồ Chủ Tịch” cho các trí thức miền Nam nghe. Khi thấy chúng tôi đều bịt mũi, ông phán một câu rất hay: “Thơ Hồ Chủ Tịch hay là vì đó là thơ của Hồ Chủ Tịch”. Chúng tôi cũng có thể dùng câu này để nói về Thiền sư Nhất Hạnh: Đối với nhiều người, “Sách của Nhất Hạnh hay vì đó là sách của Nhất Hạnh”!

Tuy nhiên, khi thực hiện sứ mạng của mình, Thiền sư Nhất Hạnh đã phải sử dụng quá nhiều VỌNG NGỮ nên hậu quả rồi cũng sẽ rất nghiêm trọng. Theo thuật ngữ của Phật Giáo, vọng ngữ là do cố ý lừa dối người khác mà dựng lên những lời nói không thật. Sách Luận Trí Độ, quyển 14 có viết: “Vọng ngữ là cái tâm không trong sạch luôn muốn nói dối trá, che giấu sự thật, nói sai sự thật và sinh khẩu nghiệp”. Vọng ngữ là một trong Thập ác. Vậy, để kết thúc bài này, chúng tôi thấy không gì tốt hơn là trích lại dước đây một số câu trong Kinh Pháp Cú nói về Vọng Ngữ như những lời cảnh giác những ai đang theo đuổi con đường oái oăm này:

“Trong thế gian này, ai hay sát sinh hay nói dối, hay lấy cắp hay phạm dâm, hay rượu chè say sưa; ai có các hành vi đó, tức đã tự đào bỏ thiện căn của mình ở cõi đời này.” (Câu 246 – 247).

“Những ai vi phạm đạo Nhất thừa, những ai ưa nói lời vọmg ngữ, những ai không tin tưởng đời sau, thì không có điều ác nào mà họ không làm được.” (câu 176).

“Thường nói lời vọng ngữ, có làm mà nói không; người tạo hai nghiệp ấy, chết cũng đọa địa ngục.” (Câu 306).

“Người vọng ngữ và phá giới, dù cạo tóc chưa phải là Sa-môn, huống còn chất đầy tham dục làm sao thành được bậc Sa-môn?” (Câu 264).

“Người trí hãy nên rời bỏ hắc pháp (ác pháp) mà tu tập bạch pháp (thiện pháp), xa gia đình nhỏ hẹp, xuất gia sống độc thân theo phép tắc Samôn”. (Câu 87).


------------------------------------------------------------------------------
take2tango: Tu Gan
(DCVOnline)

Aucun commentaire: