VÕ NHÂN TRÍ
VIỆT NAM CẦN ĐỔI MỚI THẬT SỰ
Viet Nam can doi moi that su (VNT)
VNT: Ch1 : Y thuc he cua chanh sach doi moi
VNT: Ch2 "Doi moi" Kinh te
VNT Ch3: "Doi moi" Chinh tri (a)
VNT: Ch3: "Doi moi" Chinh tri (b)
VNT: Ch3 "Doi moi" Chinh tri (c)
VNT: Ket luan
____
Tiểu sử tác giả:
Sinh tại Sađéc. Học trung học ở Sài Gòn, Pnom Penh. Học đại học ở Pháp (Viện chính trị học, IEP, tốt nghiệp Trường quốc gia tổ chức kinh tế và xã hội, ENOES, Kỹ sư thương mại, Tiến sĩ luật) và ở Anh (học Ph. D, kinh tế).
Năm 1960, từ Paris về Hà Nội. Chuyên viên nghiên cứu ở Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam (Viện kinh tế ở Hà Nội và Viện khoa học xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh: 1961-1984).
Cựu đảng viên Ðảng cộng sản Pháp (1952) và Ðảng cộng sản Việt Nam (1961). Năm 1980, bị công an bắt vì lý do chính trị, sau đó xin ra khỏi ÐCSVN. Trở qua Pháp cuối năm 1984. Từ năm 1985 đến 1991, nghiên cứu về kinh tế Việt Nam ở các Viện nghiên cứu: Institute of Development Studies (Sussex, Anh), Institute of Developing Countries (Tokyo, Nhật), Institute of Southeast Asian Studies (Xinggapo), Australian National University (Canberra, Úc) và Centre national de Recherche Scientifique (Paris).
Ðã xuất bản một số sách tham khảo và viết nhiều bài nghiên cứu về Việt Nam. Các tài liệu này đều đã được công bố tại Âu châu, Mỹ châu, Á châu và Úc châu.
Tác phẩm:
- Võ Nhân Trí, Croissance économique de la République démocratique du Viet Nam (1945-1965), ELE, Hà Nội, 1967
- Võ Nhân Trí, Vietnam: the third five-year plan 1981-1985. performance and limits, No 4, Indochina report (Special Issue), Oct. - Dec.1985, Singapore.
- Võ Nhân Trí, Socialist Vietnam's economy, 1975-1985. An assessment, Monograph V. R. F Series, No 139, Institute of Developing Economies, Tokyo, January 1987.
- Võ Nhân Trí, Vietnam's Economic Policy Since 1975, Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, 1990 và Allen & Unwin, Sydney, 1990 (Tái xuất bản 1992).
- Võ Nhân Trí, Việt Nam Cần Đổi Mới Thật Sự, Nhà xuất bản Đông Á, Toronto, Canada 2003.
Viết cùng với các tác giả khác:
- Nguyễn Đức Nhuận, Võ Nhân Trí et al, Le Vietnam post- révolutionnaire (1978-1985). Asie - Débat 4, L'Harmattan, PARIS, 1987 - (Võ nhân trí: "Cải tạo XHCN trong nền kinh tế Việt Nam, 1975-1985")
- D. G. Marr & C. P. White (Chủ biên), Postwar Vietnam: dilemmas in socialist development, Southeast Asia Program, Cornell University, Ithaca, New York, 1988 (Võ Nhân Trí: "Chính sách của ỊCS và thành quả kinh t0 : Bàn về kế hoạch ngũ niên lần thứ 2 và thứ 3")
- Southeast Asian Affairs 1988, Institute of Southeast Asian Studies, Singapore 1988 (Võ Nhân Trí: "Việt Nam 1987: Luồng gió "Đổi Mới")
- J. Soedjati Djiwandong & Yong Mun Cheong, Soldiers & Stability In Southeast Asia, Institute of Southeast Asian Studies, Singapore 1988 (Võ Nhân Trí: "Việt Nam: kết hợp xây dựng kinh tế với quốc phòng")
- Mio Tadashi (Chủ biên), Quan Hệ Quốc Tế và Đông Dương, Viện Quan Hệ Quốc Tế Nhật Bản, 1988 (Võ Nhân Trí: "Hợp tác kinh tế Xô-Việt 1975-1987", bằng tiếng Nhật).
- Dean Forbes et al (Chủ biên), Đổi Mới, Vietnam's Renovation, Policy & Performance, Political & Social Change Monograph No 14, Research School of Pacific Studies, The Australian National University, Canberra, 1991 (Võ Nhân Trí: "Khía cạnh chính trị và xã hội của quá trình đổi mới")
- Hội Thảo: Hậu quả 50 năm cầm quyền của tập đoàn cộng sản, Tập Hợp Đồng Tâm, Úc Châu ấn hành, Sydney (Úc), 20.08.1995 (Võ Nhân Trí: "Chính sách đổi mới hiện nay: phân tích và phê phán").
- Kỷ Yếu Hội Thảo Chính Trị, International Committee for a Free Vietnam World Seminar and Vietnamese Political World Conference 1996, Washington D. C. , April 23 & 24, 1996 (Võ Nhân Trí: "Mười năm đổi mới kinh tế: chính sách và thành quả").
- Tạp Chí Đông Á, Số đặc biệt về cuộc Hội Thảo Chính Trị Năm 2000 của Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc & Xây Dựng Dân Chủ tại Hoa-thịnh-Đốn, tháng 09.2000 (Võ Nhân Trí: "Quan hệ biện chứng giữa phát triển và dân chủ").
- Hội thảo: Việt Nam: Dân chủ hóa và thế địa lý chính trị tự lập, "American Enterprise Institute For Public Policy Research" bảo trợ xuất bản, Washington, D. C., USA, 2002 (Võ Nhân Trí: "Phải làm gì để có tăng trưởng cao và bền vững?")
Lời Tựa
_____________
Lời Tựa
Nguyễn Trãi: "Ung dung ta nói điều ta nghĩ, Uốn lưỡi theo người quyết chẳng theo" K. Marx: "Tự do phê phán là một đức tính" P. Dehaye: "Chính quyền nào mà không chịu nghe những lời cảnh cáo về sai lầm của mình là một chính quyền yếu đuối."
Đại văn hào Pháp Victor Hugo đã từng nói: "Chủ nghĩa cộng sản là giấc mơ của một vài người, [nhưng] là cơn ác mộng cho mọi người". Nhận xét này rất phù hợp với trường hợp Việt Nam trong mấy chục năm qua.
Sau một thời gian dài thực hiện chủ nghĩa xã hội cổ điển (còn được gọi là "chủ nghĩa xã hội hiện thực") và thấy rằng nó đã thất bại, Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã đem ra áp dụng, từ đại hội lần thứ 6 của họ (tháng 12.1986), cái gọi là "Chủ nghĩa xã hội đổi mới" (gọi tắt là "đổi mới").
Trong quyển sách nhỏ này, chúng tôi sẽ bàn trước tiên về ý thức hệ (còn được gọi là "tư duy") của chính sách "đổi mới" này: nó bao gồm học thuyết Mác-Lê-Đặng (Đặng Tiểu Bình) và cái gọi là "Tư tưởng Hồ Chí Minh" (Chương I).
Trong Chương II, chúng tôi sẽ phân tích quá trình "đổi mới" kinh tế trong thời kỳ 1986-2001, nêu lên những đặc điểm của nền "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", và nhận xét về các thành quả của công cuộc "đổi mới" này. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không đi sâu vào vấn đề này vì đã bàn về nó ở chỗ khác rồi (xem phần chú thích).
Trong Chương III, chúng tôi sẽ lần lượt bàn về "vai trò lãnh đạo" của ĐCSVN, sự áp dụng nguyên tắc "tập trung dân chủ", những khuyết điểm của tập đoàn lãnh đạo cộng sản, những sai lầm của họ trong chính sách đối nội và đối ngoại, sự thiết lập cái gọi là "chuyên chính vô sản" nhưng về thực chất là chuyên chính của tập đoàn lãnh đạo ĐCS, các đặc điểm của cái gọi là "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" hoặc "Nhà nước của dân, do dân và vì dân", và cuối cùng về bản chất của cái gọi là "Dân chủ xã hội chủ nghĩa".
Trong phần Kết Luận, sau khi bàn về quan hệ biện chứng giữa "đổi mới" kinh tế và "đổi mới" chính trị và chứng minh rằng chế độ Hà Nội hiện nay, sau hơn 15 năm "đổi mới", vẫn còn là một chế độ xã hội chủ nghĩa về cơ bản, chúng tôi thử đưa ra một chương trình hành động tổng quát nhằm phi xã hội chủ nghĩa hoá chế độ này, hay nói một cách khác nhằm dân chủ hoá đất nước, cả về mặt đối nội (chính trị và kinh tế) lẫn đối ngoại.
Về nguồn tài liệu sử dụng trong quyển sách này thì chúng tôi dựa chủ yếu vào các sách vở, tạp chí nghiên cứu, thống kê chính thức xuất bản ở trong nước. Ngoài ra, cũng có sử dụng nhiều tài liệu do các tổ chức tài chính quốc tế xuất bản, các sách vở, tạp chí và báo chí ngoại quốc. Chúng tôi cũng có tham khảo các tài liệu do Việt kiều xuất bản vì trong đó thường có những tư liệu rất bổ ích do các nhà ly khai, đối lập gửi ra từ trong nước (vì họ không thể đăng được trên báo chí quốc doanh).
Ý thức rằng những phân tích trong các chương sau đây mới chỉ là nét phác họa của một người, mà đề tài lại rộng lớn cần có sự hợp tác nghiên cứu của nhiều người, nên chúng tôi sẵn sàng đón nhận, với lòng biết ơn, mọi ý kiến phê bình xây dựng.
Sau cùng chúng tôi xin chân thành cám ơn tất cả các bạn đã ân cần giúp chúng tôi hoàn thành quyển sách nầy:
Nguyễn Minh Cần, Phạm Văn Hi, Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Văn Hòa, Trần Quang Liêm, Nguyễn đình Long, Phan Văn Song, Bùi Tín và Nguyễn Văn Trần.
Tác Giả.
__________________________
Mục Lục:
CHƯƠNG I: Ý thức hệ của chính sách "đổi mới".
1. Chủ nghĩa Mác-Lê-Đặng.
2. "Tư tưởng Hồ Chí Minh".
CHƯƠNG II: "Đổi Mới" kinh tế.
1. Đặc điểm của một nền "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".
2. Diễn biến của các thành phần kinh tế.
3. Thành quả của "đổi mới" kinh tế.
CHƯƠNG III: "Đổi Mới" chính trị.
1. Tóm tắt về ý thức hệ.
2. "Vai trò lãnh đạo" của Đảng cộng sản (ĐCS).
3. Tài sản của ĐCS.
4. "Tập trung dân chủ".
5. Tập đoàn lãnh đạo ĐCS.
a. Đặc điểm chung,
b. Tham nhũng và buôn lậu.
c. Suy thoái về đạo đức và lối sống.
6. Một số sai lầm của ĐCS.
7. "Chuyên chính vô sản".
8. Bạo lực và dối trá.
9. Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa.
a. Đặc điểm của "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa".
b. "Nhà nước của dân, do dân và vì dân".
10. Thế nào là "Dân chủ xã hội chủ nghĩa"?
KẾT LUẬN.
Lời bạt
http://phusa.free.fr/VONHANTRI_VNCanDoimoiThucsu/VNCDMTS2_Loitua.htm
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire