1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

vendredi 9 mars 2007

Tuyen ngon Tu do dan chu 2006 (8406)

Trở về trang chính: Phát Thanh Dân Chủ 2006




Khối 8406 Công bố lần 14
Kỷ niệm 10 tháng Tuyên ngôn 8406
dựa trên 3 Văn bản nền tảng :
Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006 ngày 8-4-2006 (Tuyên ngôn 8406)
& 10 Điều kiện cơ bản thiết yếu
để cuộc Bầu cử Quốc hội 2007 Đa đảng Tự do Dân chủ thực sự ngày 20-6-2006
& Tiến trình Dân chủ hoá Việt Nam 4 Giai đoạn 8 bước ngày 22-8-2006
I- Tuyên Ngôn
Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006
của 118 & hàng vạn Chiến sĩ Dân chủ Hoà bình (CSDCHB) quốc nội & hải ngoại Việt Nam
� & �
Việt Nam, ngày 8 - 4 - 2006
& ngày 8 - 2 - 2007
Kính gửi Đồng bào Việt Nam ở trong và ngoài Nước,
Chúng tôi, ký tên dưới đây, đại diện cho hàng trăm nhà đấu tranh Dân chủ ở quốc nội và tất cả mọi người Dân nào đang khao khát một nền Dân chủ chân chính cho Quê hương Việt Nam hôm nay, đồng thanh lên tiếng :

I. Thực trạng của Việt Nam

1- Trong cuộc Cách mạng tháng 8-1945, sự lựa chọn của toàn Dân tộc ta là Độc lập Dân tộc, chứ không phải là chủ nghĩa xã hội. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2-9-1945 chẳng nhắc đến một từ nào về chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản cả. Hai nguyên nhân chính làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng ấy là Khát vọng Độc lập Dân tộc và Khoảng trống quyền lực lúc bấy giờ ở Việt Nam (thực dân Pháp đã bị quân Nhật đảo chính cướp quyền từ ngày 9-3-1945 và quân Nhật đã đầu hàng phe Đồng minh ngày 15-8-1945).
Rõ ràng mục tiêu của cuộc cách mạng ấy đã bị đảng Cộng sản Việt Nam đánh tráo. Và dĩ nhiên, Quyền Dân tộc tự quyết cũng hoàn toàn bị thủ tiêu. Đã có ít nhất 2 cơ hội lịch sử rất thuận lợi là năm 1954 ở miền Bắc và năm 1975 trên cả nước, để Dân tộc khẳng định Quyền tự quyết của mình. Nhưng tất cả đều đã bị đảng Cộng sản Việt Nam tráo trở không thực hiện. Vì một khi nền chuyên chính vô sản đã được thiết lập, thì theo Lênin, chức năng đầu tiên của nó chính là : bạo lực và khủng bố trấn áp !
2- Tiếp đến, ngày 2-9-1945 tại Hà Nội, ông Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trịnh trọng tuyên bố với Dân tộc và với Thế giới rằng : "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo Hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời nói bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập nǎm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là : mọi Dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp nǎm 1791 cũng nói : "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi ; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được…”. (trích Tuyên Ngôn Độc Lập 2-9-1945).


Thế nhưng, tất cả những quyền thiêng liêng ấy của Dân tộc đều bị chà đạp thô bạo ngay sau đó, khi mà chính quyền cộng sản được dựng lên.
3- Đến tháng 2-1951 Tuyên ngôn của đảng Lao động Việt Nam (nay là đảng Cộng sản Việt Nam) kỳ đại hội lần thứ 2, đã viết: “Chủ nghĩa của Đảng là chủ nghĩa Mác–Lênin”. Và trong Điều Lệ, phần Mục Đích và Tôn Chỉ còn khẳng định rõ ràng hơn : “Đảng Lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Ǎngghen - Lênin - Xtalin và tư tưởng Mao Trạch Đông, kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng…”.
Kể từ đó, nhất là ở miền Bắc sau năm 1954, rồi cả nước sau ngày 30-4-1975, bóng ma của chủ nghĩa cộng sản đã luôn đè ám lên đầu, lên cổ toàn Dân Việt Nam. Chính cái bóng ma ấy chứ không phải là cái gì khác đã triệt tiêu hầu hết những quyền con người của Nhân dân Việt Nam. Và hôm nay, nó vẫn đang tạm đô hộ, chiếm đóng lên cả 2 mặt tinh thần và thể chất của toàn Dân tộc Việt Nam.
II. Qui luật phổ biến toàn cầu
1- Lịch sử đã minh định rằng mọi quyền tự do, dân chủ ở bất cứ một chế độ độc đảng toàn trị nào, dù cộng sản hay không cộng sản, cũng đều bị chà đạp không thương tiếc, chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi. Bất hạnh thay là cho đến nay, Dân tộc Việt Nam vẫn thuộc về một trong số ít các Quốc gia trên thế giới còn bị cai trị bởi chế độ độc đảng toàn trị cộng sản. Điều này thể hiện cụ thể tại Điều 4 của Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện hành, rằng : “Đảng cộng sản Việt Nam... theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.” Chính vì điều này mà các quyền tự do, dân chủ của Nhân dân đã hoàn toàn bị triệt tiêu, may ra chỉ còn vài mẩu vụn mà thôi !
2- Chính hệ thống quyền lực không hề chấp nhận cạnh tranh và không hề chấp nhận bị thay thế này đã thúc đẩy mạnh mẽ đà thoái hoá, biến chất của toàn bộ hệ thống ấy. Vì chẳng có qui luật và nguyên tắc cạnh tranh công bằng nào trên chính trường, nên sau những kỳ bầu cử toàn Dân không thể chọn được những con người và những lực lượng chính trị xứng đáng nhất. Bộ máy lãnh đạo, quản lý và điều hành do vậy ngày càng hư hỏng, rệu rã từ trung ương xuống cơ sở địa phương. Hậu quả là Việt Nam hôm nay trở thành Quốc gia bị tụt hậu quá xa so với các Nước trong khu vực và thế giới. Quốc nhục này và các quốc nạn khác khó bề tẩy xóa. Vấn đề của mọi vấn đề, nguyên nhân của mọi nguyên nhân chính vì đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo Đất nước ! Thực tiễn đã xác minh rằng bất kỳ Nước nào đã bị rơi vào quỹ đạo của chủ nghĩa cộng sản thì đều điêu tàn thê thảm cả. Liên Xô, cái nôi cộng sản, cùng với các Nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu khác, đã dũng cảm vượt qua chính mình để quay lại tìm đường đi đúng cho Dân tộc họ.
3- Chúng ta đều hiểu rằng : không ai có thể sửa được lịch sử, nhưng có thể bẻ chiều lịch sử. Và điều quan trọng hơn là qua những bài học của lịch sử, định hướng tốt cho tương lai. Con đường hôm qua của Dân tộc ta đã bị những người Cộng sản Việt Nam chọn một cách vội vàng, thiếu chín chắn và áp đặt cho cả Dân tộc một cách khiên cưỡng. Con đường ấy thực tế đã chứng minh là hoàn toàn sai lạc. Vì vậy Dân tộc ta hôm nay phải chọn lại con đường cho mình. Và chắc chắn cả Dân tộc cùng chọn sẽ tốt hơn một người hay một nhóm người nào đó. Đảng cộng sản Việt Nam cũng chỉ là một bộ phận của Dân tộc, nên không thể mạo danh Dân tộc để chọn thay ! Trước Dân tộc và lịch sử suốt hơn nửa thế kỷ qua (1954–2006), Đảng cầm quyền ấy đã tiếm danh chứ không chính danh chút nào ! Bởi lẽ các cuộc bầu cử thực sự tự do hoàn toàn vắng bóng ở Việt Nam.
Từ thực trạng và qui luật trên đây, với ý thức trách nhiệm của Công dân trước vận mệnh Đất nước, chúng tôi xin được phép giãi bày cùng toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài Nước :
III. Mục tiêu, phương pháp và ý nghĩa cuộc đấu tranh
1- Mục tiêu cao nhất trong cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ cho Dân tộc hôm nay là làm cho thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay phải bị thay thế triệt để, chứ không phải được “đổi mới” từng phần hay điều chỉnh vặt vãnh như đang xảy ra. Cụ thể là phải chuyển từ thể chế chính trị nhất nguyên, độc đảng, không có cạnh tranh trên chính trường hiện nay, sang thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng, có cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với những đòi hỏi chính đáng của Đất nước, trong đó hệ thống tam quyền Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp phải được phân lập rõ ràng, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và trải nghiệm của Nhân loại qua những nền dân chủ đắt giá và đầy thành tựu.
Mục tiêu cụ thể là thiết lập lại các quyền cơ bản của toàn Dân sau đây :
- Quyền Tự do Thông tin Ngôn luận theo Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc được biểu quyết ngày 16.12.1966, Việt Nam xin tham gia ngày 24-9-1982, điều 19,2 : “Mọi người có quyền tự do ngôn luận, quyền nầy bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức truyền miệng, bằng bản viết, bản in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác tuỳ theo sự lựa chọn của mình”. Nghĩa là các đảng phái, tổ chức, cá nhân có quyền thông tin ngôn luận qua báo chí, phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông đại chúng khác mà không cần đợi phép của nhà cầm quyền.
- Quyền Tự do hội họp, lập hội, lập đảng, bầu cử và ứng cử theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, điều 25 : “Mọi Công dân… đều có quyền và cơ hội để (a) tham gia vào việc điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện được họ tự do lựa chọn”; (b) bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự do bày tỏ ý nguyện của mình”. Nghĩa là các đảng phái thuộc mọi khuynh hướng cùng nhau cạnh tranh lành mạnh trong một nền dân chủ đa nguyên, đa đảng chân chính.
- Quyền Tự do hoạt động Công đoàn độc lập và Quyền Đình công chính đáng theo Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, được Liên Hiệp Quốc biểu quyết ngày 16-12-1966, Việt Nam xin tham gia ngày 24-9-1982, điều 7 và 8 : “Các Quốc gia thành viên của Công ước công nhận quyền của mọi người được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi…, quyền của mọi người được thành lập và gia nhập Công đoàn mà mình lựa chọn, chỉ phải tuân theo quy chế của Tổ chức đó để thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích kinh tế và xã hội của mình… (với) quyền đình công…”. Các công đoàn này phải là những tổ chức duy nhất hoạt động độc lập, không có những loại Công đoàn tay sai của nhà cầm quyền.
- Quyền Tự do Tôn giáo theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, điều 18 : “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền tự do này bao gồm tự do có hoặc theo một Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng do mình lựa chọn, tự do bày tỏ Tín ngưỡng hoặc Tôn giáo một mình hoặc trong tập thể với nhiều người khác, một cách công khai hoặc thầm kín dưới hình thức thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền đạo”. Các Tôn giáo này phải hoạt động độc lập, chứ không thể bị biến thành công cụ cho nhà cầm quyền.
2- Phương pháp của cuộc đấu tranh này là hòa bình, bất bạo động. Và chính Dân tộc Việt Nam chủ động thực hiện cuộc đấu tranh này. Tuy nhiên, chúng ta rất cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình và ngày càng hiệu quả của tất cả những bạn bè trên thế giới. Thông qua những phương tiện thông tin hiện đại và qua sự giao lưu quốc tế ngày càng rộng mở, chúng ta sẽ tìm mọi cách giúp Đồng bào kiện toàn nhận thức. Và một khi Nhân dân đã có nhận thức đúng và rõ thì nhất định sẽ biết hành động thích hợp và hiệu quả.
3- Ý nghĩa của cuộc đấu tranh này là làm cho chính nghĩa thắng phi nghĩa, tiến bộ thắng lạc hậu, các lực lượng dân tộc đang vận dụng đúng quy luật của cuộc sống và xu thế của thời đại thắng những tà lực đang tìm cách đi ngược lại những xu thế và quy luật ấy. Đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn đồng hành cùng Dân tộc hay không là tùy ở mức độ đảng ấy có khách quan, công bằng, sáng suốt và khiêm tốn chấp nhận các nguyên tắc bình đẳng của cuộc cạnh tranh lành mạnh hay không, chỉ có thể chế chính trị độc đảng ấy là dứt khoát phải bị chôn táng vĩnh viễn vào quá khứ. Từ đó, Dân tộc sẽ tìm được những con người tốt nhất, những lực lượng chính trị giỏi nhất sau mỗi kỳ bầu cử để lãnh đạo Đất nước. Nguyên tắc “lẽ phải toàn thắng” sẽ được thiết lập và cuộc sống cá nhân sẽ trở nên tốt hơn, xã hội sẽ trở nên nhân bản hơn và Đồng bào sẽ sống với nhau thân thiện hơn.
Chúng tôi mong ước Tuyên ngôn này thúc đẩy được sự đóng góp tích cực của Đồng bào trong ngoài Nước và sự ủng hộ của Bạn bè Quốc tế. Chúng tôi chân thành cảm ơn và kêu gọi các Cơ quan Liên Hiệp Quốc, các Quốc hội, Chính phủ, Tổ chức Quốc tế và Bạn bè trên toàn thế giới tiếp tục ủng hộ cách nhiệt tình và hiệu quả cho cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa này, góp phần đưa Tổ quốc Việt Nam sớm sánh vai cùng các Nước văn minh, đạo đức, thịnh vượng, tự do trong cộng đồng Nhân loại hôm nay.
Đồng tuyên bố tại Việt Nam ngày 8 tháng 4 năm 2006
và ngày 8 tháng 01 năm 2007
? Công bố lần 1 ngày 8-4-2006 gồm 118 CSDCHB quốc nội.
Công bố lần 1b ngày 16-4-2006 Danh sách 118 CSDCHB chính thức không thay đổi.
? Công bố lần 2 ngày 27-4-2006 gồm 166 CSDCHB quốc nội & 155 CSDCHB hải ngoại, chưa kể hơn 13 ngàn CSDCHB ủng hộ trên các trang Web.
..................
w Công bố lần 13 ngày 8-01-2007
dịp kỷ niệm 9 tháng Tuyên Ngôn 8406
gồm 2.189 CSDCHB & 420 gia đình quốc nội
& 20 ngàn Tín hữu Cơ Đốc Phục Lâm & 483 gia đình nông dân Nam Bộ
& 3.000 Tín hữu Tin Lành Tây Nguyên
& 3.874 CSDCHB & 9 Đại diện CĐNVTD hải ngoại (3.883 CSDCHB)
& 173 Chính khách Quốc tế bảo trợ Tuyên ngôn 8406,
chưa kể hơn mấy chục ngàn CSDCHB ủng hộ trên các trang Web
& ghi tên trong các cuộc biểu tình mà Khối 8406 chưa thể thống kê :
w Danh sách Công bố lần 14 ngày 8-02-2007
dịp kỷ niệm 10 tháng Tuyên Ngôn 8406
gồm 2.217 CSDCHB & 420 gia đình quốc nội
& 20 ngàn Tín hữu Cơ Đốc Phục Lâm & 483 gia đình nông dân Nam Bộ
& 3.000 Tín hữu Tin Lành Tây Nguyên
& 3.876 CSDCHB & 9 Đại diện CĐNVTD hải ngoại (3.885 CSDCHB)
& 175 Chính khách Quốc tế bảo trợ Tuyên ngôn 8406,
chưa kể hơn mấy chục ngàn CSDCHB ủng hộ trên các trang Web
& ghi tên trong các cuộc biểu tình mà Khối 8406 chưa thể thống kê :

2190. Công dân Phạm Thị Ngọc Bảo, Thừa Thiên-Huế
2191. Nhân viên Mã Bút, Kiên Giang
2192. Công dân Phạm Đình Chương, Thừa Thiên-Huế
2193. Trần Thị Nhân Đức, Thừa Thiên-Huế
2194. Phan Ngọc Đô, Thừa Thiên-Huế
2195. Công dân Phan Bá Hải, Thừa Thiên-Huế
2196. Nguyễn Thị Thu Hằng, Đồng Nai
2197. Phạm Thanh Hòa, Thừa Thiên-Huế
2198. Phạm Thị Hoàng Kim, Thừa Thiên-Huế
2199. Nhân viên Trần Thanh Kỳ, Kiên Giang
2200. Nhân viên Nguyễn Khánh, Kiên Giang
2201. Nhân viên Tạ Hữu Lanh, Bến Tre
2202. Công dân Nguyễn Lộc, Thừa Thiên-Huế
2203. Kỹ sư Thái Nhân, Kiên Giang
2204. Công dân Phạm Thị Nhỏ, Thừa Thiên-Huế
2205. Công dân Phạm Thị Yến Như, Thừa Thiên-Huế
2206. Công dân Võ Văn Nghệ, Thanh Hóa
2207. Doanh nhân Nguyễn Lê Phong, Bến Tre
2208. Doanh nhân Tôn Thất Phương, Bến Tre
2209. Công dân Mai Trọng Sinh, Thừa Thiên-Huế
2210. Công dân Ngô Quyền Tân, Hà Nội
2211. Công dân Lê Hồng Thanh, Thừa Thiên-Huế
2212. Công dân Trịnh Thị Thuý, Thừa Thiên-Huế
2213. Công dân La Tình, Bến Tre
2214. Công dân Nguyễn Thị Ty Ty, Thừa Thiên-Huế
2215. Công dân Phan Bá Vàng, Thừa Thiên-Huế
2216. Công dân Lê Thanh Vân, Bến Tre
2217. Kỹ sư Lâm Xoài, Kiên Giang
w Các Chiến sĩ Dân chủ Hòa bình Khối 8406 hải ngoại đợt 14 :
3.884 Trinh Le Kim, CA, USA
3.885 Lâm Phước Đông, 232 Banana Grove Lane, San Jose, CA 95123, USA
1- Từ lần công bố đợt 12 (8-12-2006) đến hôm nay (8-02-2007), có một số CSDCHB 8406 quốc nội & hải ngoại đã đăng ký qua Internet, mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng VP 8406 chưa thể thống kê được vì Internet tại Việt Nam đang gặp nhiều trở ngại. Kính xin Quý vị vui lòng đăng ký lại.
2- Khối 8406 hải ngoại đã đăng ký tham gia trên 06 Trang Web còn rất đông : tdngonluan.com ; tuyenngon2006.com ; tudongonluan.atspace.com: ; petitiononline.com/UNGHO118/petition.html ; petitiononline.com/Proj118/petition.html ; tudodanchuvietnam.net/phpPETITION ;... mà chúng tôi thật có lỗi khi chưa thể tổng kết chính xác được. Dịp kỷ niệm 2 tháng (08-6-2006), có một Bạn đã vui lòng thống kê giúp chỉ mới tại Web : tudongonluan.atspace.com mà thôi. Ngoài ra, có thể Quý Vị đã gửi thư đăng ký tham gia trực tiếp mà chúng tôi có thể chưa nhận được tin hoặc sơ sót. Nếu có Vị nào chưa có tên, kính mong Quý Vị cảm thông và vui lòng cho Văn phòng Khối 8406 biết. Email : VP8406VN@gmail.com hoặc mailto:VPLL8406@gmail.com.
Xin chân thành cảm ơn nhiều.
® 175 Chính khách quốc tế bảo trợ Khối 8406 :
8 Chính khách bảo trợ với tư cách Đại diện Tổ chức hoặc cá nhân :
1- Thierry Oppikofer, Chủ tịch Uỷ ban Thụy Sĩ - Việt Nam COSUNAM (19 Apr 2006)
2. Congressman Radomir Thomas Tylecote, Conservative Party, United Kingdom (1 Aug 2006)
3. Drs. Willem Koetsier, Secretary-General Universal Peace Federation The Netherlands (10 Aug 2006)
4. Congressman Frank R. Wolf, 10th District, Virginia, USA (26 Sep 2006)
5. Trần Dụng Lâm, Bí thư I Toà Đại sứ Trung Quốc (phản tỉnh), Australia
6. Cựu Tổng thống Mông Cổ Natsagiin Bagabandi (05 Jan 2007)
7. Gs Ts danh dự Wimmer, Viện trưởng viện đại học Eichstätt, Germany
8. Lm Gs Ts Joop Bergsma, Gs Thần Học Các Đại học Germany


25 Chính khách đại diện các Tổ chức bảo trợ Tuyên Ngôn 8406
tại Hội Nghị Quốc Tế tại Berlin (14-18 May 2006)
về dân chủ hóa Trung Quốc và các Nước Á Châu :
9-31 :
1 (9). Pres. Willy Fautre´- Human Right Without Frontrier
2. Pres. Pei Liangyong - The Federation For A Demokratic China (FDC - Liên Minh Dân Chủ Trung Hoa)
3. Pres. Peng Xiaoming - The Soceity of the Chinese Student in Germany
4. Mr. Tobias Baumann - European Academy Berlin
5. Prof. Tonooka Teruo, Indenpendent Scholar of Politics
6. Mr. Seishu Makino, cựu dân biểu quốc hội Nhật Bản
7. Vice Scret. Gen. Song Yun Bok – Phái đoàn dân chủ Bắc Triều Tiên
8. Pres. Khin Maung Yin – Phái Đoàn Dân Chủ Miến Điện (Burma)
9. Pres. Xi Haiming - Nội Mông Nhân Dân Đảng
10. Prof. Tu - Đại diện Trung quốc Dân chủ Đảng tại Hoa Kỳ
11. Pres. Wang Jin Zhony - Alignment of Chinese Democracy
12. Central Member Zeng Dajun - Đảng Dân Chủ Xã Hội Trung Hoa (USA)
13. Mr. Chan Hing Tong - Trung Hoa Dân Hội (Hongkong)
14. Kotai Daisuke, Human Rights Organisation, Nhật Bản
15. Deputy Hongkong Leung Kwok Hung - April fifth Action (Hongkong)
16. Prof. Johnny Su (Đại diện FDC tại Toronto, Canada)
17. Prof. Chen Shizhong – Đại diện Chine Democracy (Sweden)
18. Mr. Gang Hiu (Đại diện FDC tại Denmark),
19. Mr. Vương Quốc Hưng, Hội Nghị Liên Tịch - Chủ tịch Phân Bộ Hòa Lan.
20. Pres. Jiren Huang - Chinese Alliance for Democracy (NSW. Australia),
21. Mr. Ando Kan, Human Rights activist (Tokyo),
22. Prof. Jiao Guobiao (Perking University),
23 (31). Writer Fu Zhengming – Sweden
50 Nhân sĩ Hiến chương 77 Tiệp Khắc (23 May 2006) :
32-81 :
1 (32). Zdeněk Bárta
2. Rudolf Battěk
3. Jan Bednář
4. Jiří Bednář
5. Otta Bednárová
6. Jarmila Belíková
7. John Bok
8. Jiří Boreš
9. Mikolas Chadima
10. Heřman Chromý
11. Cựu BT Ng giao Jiří Dienstbier
12. Jan Zeno Dus
13. Přemysl Fialka
14. Karel Freund
15. Jiří Gruntorád
16. Cựu Tổng thống Václav Havel
17. Nhà Phật học Jiří Holba
18. Jaroslav Hutka
19. Premysl Janýr
20. Helena Klímová
21. Vavrinec Korcis
22. Giám mục Václav Malý
23. Triết gia Dana Němcová
24. David Němec
25. Ondřej Němec
26. Martin Palouš
27. Petr Pithart
28. Věra Roubalová
29. František Rudl
30. Jan Ruml
31. Jan Schneider
32. Vojtěch Sedláček
33. Giáo sĩ Do Thái Karol Sidon
34. Cựu Bộ trưởng Jan Sokol
35. Jan Štern
36. Jan Šabata
37. Jaroslav Šabata
38. Anna Šabatová
39. Jiřina Šiklová
40. Libuše Šilhánová
41. Jan Šimsa
42. Václav Trojan
43. Trinkewitze
44. Petr Uhl
45. Jan Urban
46. Jiří Vančura
47. Zdeněk Vašíček
48. Tomáš Vrba
49. Václav Žák
50 (81). Jan Zvěřina
50 Dân biểu Hoa Kỳ (30 May 2006)
82-131 :
1 (82). DB Loretta Sanchez 2. DB Tom Davis 3. DB Chris Smith
4. DB Zoe Lofgren 5. DB Major Owens 6. DB Linda Sanchez
7. DB Shelley Berkley 8. DB Carolyn McCarthy 9. DB Grace Napolitano
10. DB Jim Matheson 11. DB Charles A. Gonzalez 12. DB Dan Boren
13. DB Ed Case 14. DB Allen Boyd 15. DB Alan B. Mollohan
16. DB Mike Thompson 17. DB Ellen Tauscher 18. DB Gene Taylor
19. DB Nita Lowey 20. DB Ed Pastor 21. DB Charlie Melancon
22. DB Bud Cramer 23. DB Ron Kind 24. DB Ben Chandler
25. DB Mike Ross 26. DB Mike Doyle 27. DB Leonard Boswell
28. DB Alcee Hastings 29. DB Brad Sherman 30. DB Dennis Cardoza
31. DB Ted Strickland 32. DB Sherrod Brown 33. DB Jan Schakowsky
34. DB Carolyn Maloney 35. DB Chris Van Hollen 36. DB Maurice Hinchey
37. DB Gary Ackerman 38. DB Raúl Grijalva 39. DB Kendrick Meek
40. DB Hilda Solis 41. DB Tim Ryan 42. DB Benjamin Cardin
43. DB Al Green 44. DB Mike Honda 45. DB Tammy Baldwin
46. DB Adam Schiff 47. DB Dan Burton 48. DB Susan Davis
49. DB Michael Mc Nulty 50 (131). DB Ed Royce
5 Chính khách Liên Hội Việt – Canada vận động
Ngày tự do, dân chủ cho Việt Nam tại Quốc Hội Canada 21 Jun 2006
132-136 :
1 (132). Bà Meili Faille (Bloc Québecois [Khối Québecois], Vaudreuil - Soulanges, Québec)
2. Alan Tonks (Liberal [Đảng Tự Do], York South - Weston, Ontario)
3. Derek Lee (Scarborough - Rouge River, Ontario)
4. Paul Dewar (NDP [Đảng Tân Dân Chủ], Ottawa Centre, Ontario)
5 (136). Rob Anders (Conservative [Đảng Bảo Thủ] Calgary West, Alberta)
36 - 40 Dân biểu – Thượng Nghị sĩ Australia
đã đồng ký tên ủng hộ 8406
tại Trụ sở Quốc hội Australia - 6 Dec 2006 & trước đó (*)
137-175 :
1 (137) - The Hon. Bruce Baird MP, Federal Member for Cook, Liberal Party of Australia.
2- Senator Andrew Bartlett, Deputy Leader of Australian Democrats, Senator for Queensland.
3- Kerry Bartlett, Federal Member for Macquarie, Liberal Party of Australia.
4- Sharon Bird MP, Federal Member for Cunningham, Australian Labor Party .
5- Chris Bowen MP, Federal Member for Prospect, Australian Labor Party (Người Điều phối).
6- Goerge Brandis, Senator, Liberal Party of Australia
7- Senator Bob Brown, Senator for Tasmania, The Greens, Australia.
8- Anna Burke MP, Federal Member for Chisholm, Australian Labor Party.
9- The Hon. Alan Cadman MP, Federal Member for Mitchell, Liberal Party of Australia.
10- Robert Mc Clelland, Federal Member for Barton, Australian Labor Party.
11- Brendan O’Connor MP, Federal Member for Gorton, Australian Labor Party.
12- The Hon. Simon Crean MP, Shadow Minister for Regional Development, Federal Member for Hotham, Australian Labor Party.
13- Michael Danby MP, Federal Member for Melbourne Ports, Australian Labor Party.
14- Annette Ellis MP, Federal Member for Canberra, Australian Labor Party.
15- Laurie Ferguson MP, Shadow Minister for Consumer Affairs Population Health and Health Regulation, Federal Member for Reid, Australian Labor Party, (* from 8 July 2006).
16- Peter Garrett MP, Federal Member for Maroubra, Australian Labor Party.
17- Steve Georganas MP, Federal Member Australian Labor Party
18- Sharon Grierson MP, Federal Member for Newcastle, Australian Labor Party.
19- Michael Hatton MP, Federal Member for Blaxland, Australian Labor Party,
(* from 8 July 2006).
20- Chris Hayes MP, Federal Member, Australian Labor Party.
21- Senator Gary Humphries, Senator for Australian Capital Territories, Liberal Party of Australia, (* from 15 May 2006).20- Senator Annette Hurley, Senator for South Australia, Australian Labor Party.
21- Julia Irwin MP, Federal Member for Fowler, Australian Labor Party.
22- Michael Keenan MP, Federal Member for Stirling, Liberal Party of Australia.
23- Senator Linda Kirk, Senator for South Australia, Australian Labor Party.
24- Senator Kate Lundy, Shadow Minister for Sport and Recreation, Senator for Australian Capital Territory, Australian Labor Party.
25- Senator Claire Moore, Senator for Queensland, Australian Labor Party.
26- Senator Kerry Nettle, Senator for New South Wales, The Greens, Australia.
27- Julie Owens MP, Federal Member for Parramatta, Australian Labor Party.
28- Senator Marise Payne, Senator for New South Wales, Liberal Party of Australia.
29- Bernie Ripoll MP, Federal Member for Oxley, Australian Labor Party,
(* from 19 May 2006).
30- Nicola Roxon MP, Federal Member for Gellibrand, Australian Labor Party.
31- Senator Glenn Sterle, Senator for Western Australia, Australian Labor Party.
32- Lindsay Tanner MP, Shadow Minister for Finance, Federal Member for Melbourne, Australian Labor Party, (* from 26 Sep 2006).
33- Senator Concetta Fierravanti-Wells, Senator for New South Wales, Liberal Party of Australia.
34- Senator Penny Wong, South Australia, Australian Labor Party.
(*) 5 Vị Senators & Congressmen này đã ủng hộ từ 15 May 2006 và sau đó.
*** Ngoài ra, 5 Chính khách Australia hoặc đang sống tại Australia sau đây đã ủng hộ từ tháng 5-2006 ; và có Vị đã thăm một số CHiến sĩ Dân chủ Hòa bình 8406 tại Việt Nam :
35- Congressman Luke Donnellan, Victoria, Australia (May 2006).
36- Congressman Michael Hatton, Labour Party, Federal Member (8 Jul 2006).
37- Congressman David Clarke, Đảng Tự Do Quốc Hội NSW, Australia (8 Jul & 6 Sep 2006).
38- Shadow Minister Ray Halligan, Western Australia (24 Jul 2006).
39 (175)- Mr. Jack Lace, President of Australian Veteran Association (24 Nov 2006).
* * *
Khối 8406 chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các Chính khách Quốc tế, tất cả các Nhân sĩ và Đồng bào Việt Nam -kính xin Quý Vị rộng lòng thông cảm vì chắc chắn chúng tôi đã thiếu sót không thống kê đầy đủ được- đã nhanh chóng hỗ trợ Tuyên ngôn 8406 bằng nhiều cách thức rất phong phú và hi vọng đạt nhiều hiệu quả.
Công bố tại Việt Nam, lần đầu ngày 8-4-2006 và lần thứ 14 ngày 8-2-2007
dịp kỷ niệm 10 tháng Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006 (TN 8406)

Đại diện lâm thời Khối 8406
gồm 2.217 CSDCHB & hàng vạn Công dân quốc nội & hải ngoại :
Đỗ Nam Hải, Kỹ sư, Sài Gòn.
Trần Anh Kim, Cựu Sĩ quan, Thái Bình.
Nguyễn Văn Lý, Linh mục Công giáo, Huế.


http://www.danchu2006.com/PageHtm/Khoi8406/Khoi8406-MainPage.htm
http://www.danchu2006.com/PageHtm/Khoi8406/KhangThu.htm

Aucun commentaire: