1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

jeudi 8 mars 2007

So luoc tieu su Lm Ly (theo db NL Tuong)




Sơ Lược Tiểu Sử Linh Mục Nguyễn Văn Lý

Theo tài liệu của cựu dân biểu Nguyễn Lý Tưởng phổ biến vào tháng 12/2000 thì Linh Mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, sinh năm 1947 tại làng Ba Bình, phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Năm 1963, Ngài được Linh Mục Nguyễn Như Tự bảo trợ và giới thiệu vào tu học tại Tiểu Chủng Viện Hoàn Thiện (Huế), năm 1966, vào Ðại Chủng Viện Xuân Bích (Huế) và tháng 4/1974 được Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Ðiền truyền chức Linh Mục tại Nhà Thờ Chính Tòa Phủ Cam (Huế).

Vốn xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo khó, nên sau khi thụ phong Linh Mục, Cha Lý xin gia nhập vào Hội Thừa Sai do Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Ðiền thành lập để đi hoạt động truyền giáo ở những vùng dân cư nghèo khó. Từ Huế, Cha Lý đã vào phụ trách Cộng Ðoàn Thừa Sai tại Gò Vấp, Gia Ðịnh. Trước ngày 30/4/1975, Cha Lý đã trở về Huế làm Thư Ký của Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Ðiền. Tháng 9/1977, Cha Lý bị công an bắt giam tại Lao Thừa Phủ (Huế), vì có liên hệ đến việc phổ biến hai bài tham luận của Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Ðiền, nội dung lên án chế độ cộng sản chủ trương tiêu diệt tôn giáo. Cha Lý bị kết án 20 năm tù, nhưng đến tháng 12/1977, Cha được phóng thích và được cho về tạm trú tại nhà hưu dưỡng ở Huế, nhưng không được làm nhiệm vụ Linh Mục.

Giữa năm 1978, do sự can thiệp của Tòa Tổng Giám Mục Huế, Cha Lý được chính quyền Cộng Sản tỉnh Thừa Thiên đồng ý cho về làm Cha Xứ Ðốc Sơ, thuộc xã Hương Sơ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Cha Lý đã bất chấp lệnh cấm của nhà cầm quyền CSVN, tiếp tục dạy Giáo Lý tại Xứ Ðốc Sơ. Tháng 1/1983, nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên ra quyết định trục xuất Linh Mục Lý khỏi nhà thờ giáo xứ Ðốc Sơ. Cha đã phản đối quyết định này và gởi văn thư đến nhiều nơi để tố cáo nhà cầm quyền CSVN không tôn trọng tự do tôn giáo, đòi hỏi được quyền giữ đạo và hành đạo. Tháng 5/1983, Cha Lý lại bị bắt và sau đó bị kết án 10 năm tù, 4 năm quản chế.

Sau khi trải qua những năm tháng gian khổ ở các trại tù Thanh Cẩm (Thanh Hóa) và Ba Sao (Nam Hà), tháng 7/1992, Cha Lý được phóng thích và cho về ở tại Tòa Giám Mục tại Huế, nhưng bị cấm không được làm nhiệm vụ Linh Mục. Tháng 11/1994, Linh Mục Nguyễn Văn Lý đã công bố Tuyên Ngôn 10 điểm về vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam. Năm 1997, Cha Lý được đưa về an trí tại nhà thờ Nguyệt Biều là nơi chỉ có vài chục gia đình Công Giáo thuộc Giáo Phận Huế. Dân chúng tại đây rất nghèo và đa số thất học. Nhờ bạn bè giúp đỡ, Cha Lý đã mua máy computer về dạy cho học sinh và Cha cũng dạy bổ túc văn hóa cho giới trẻ tại địa phương không phân biệt tôn giáo, do đó đã được dân chúng trong vùng dành cho nhiều cảm tình và thương mến.

Diễn tiến cuộc đấu tranh của Linh Mục Nguyễn Văn Lý

Cuộc đấu tranh của Linh Mục Nguyễn Văn Lý và giáo dân Nguyệt Biều bùng nổ vào tháng 11/2000, khi nhà cầm quyền cộng sản tại địa phương quyết định cho đào mương thủy lợi băng qua khuôn viên nhà thờ, mặc dù Linh Mục Quản Xứ Trần Văn Quí đã nhiều lần viết đơn khiếu nại. Ngày 24/11/2000, Linh Mục Nguyễn Văn Lý đã cho phổ biến "Tuyên Ngôn về thực trạng Giáo Hội Công Giáo tại Giáo Phận Huế " và lời kêu gọi "Chúng tôi cần có tự do tôn giáo thật sự tại Việt Nam". Ngay tại khuôn viên Giáo Xứ Nguyệt Biều, các giáo dân đã viết các bảng chữ to "Chúng Tôi Cần Tự Do Tôn Giáo" và treo khắp nơi, bất chấp sự đe dọa và khủng bố của công an nhà nước.

Những hình ảnh bất khuất của Nguyệt Biều đã được phổ biến nhanh chóng trên mạng lưới Internet và tạo thành một làn sóng hỗ trợ mạnh mẽ. Ðáng kể nhất là cuộc vận động chữ ký bảo vệ Linh Mục Lý và giáo dân Nguyệt Biều, do Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Ðường phát động. Cuộc vận động này đã đạt được con số kỷ lục trong vòng 2 tuần lễ : hơn 17.000 người đã ký tên vào bản lên tiếng này. Qua nỗ lực của cả cộng đồng hải ngoại, dư luận quốc tế bắt đầu chú ý đến vụ Nguyệt Biều. Nhờ sự chú ý này, Hà Nội đã tỏ ra dè dặt trong việc đối phó.

Ngay từ những ngày đầu đấu tranh, Linh Mục Lý và giáo dân Nguyệt Biều đã được sự đồng tình ủng hộ của các tôn giáo bạn, đặc biệt là của Tăng Ðoàn Phật Giáo Thừa Thiên - Huế, thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Ngày 14/12, Thượng Tọa Thích Thái Hòa đã đại diện cho Tăng Ðoàn đến Nguyệt Biều viếng thăm Linh Mục Lý và bàn bạc một số nỗ lực liên kết chung. Bước ngoặt quan trọng của nỗ lực này là bản Tuyên Bố Chung Về Chính Sách Tôn Giáo Của Cộng Sản Tại Việt Nam được công bố ngày 27/12/2000, với chữ ký của Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh (Trưởng Tăng Ðoàn Thừa Thiên - Huế của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất), Cụ Lê Quang Liêm (Hội Trưởng Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo), Linh Mục Chân Tín và Linh Mục Nguyễn Văn Lý.

Trước thế liên kết đang được hình thành giữa các tôn giáo và cuộc đấu tranh của Linh Mục Lý đang tạo ra những khó khăn to lớn cho nhà cầm quyền, Hà Nội đã tung ra một số thủ đoạn. Từ hơn 3 năm qua, Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam có yêu cầu nhà cầm quyền chấp nhận cho Cha Lý được về làm Quản Xứ An Truyền, một xứ đạo nhỏ tại ngoại ô Huế, cách Nguyệt Biều khoảng 20km, nhưng sự yêu cầu này đã bị từ khước. Vào giữa tháng 1/2001, Hà Nội đột nhiên thông báo cho Tòa Tổng Giám Mục tại Huế biết là nhà cầm quyền đồng ý cho Cha Lý về làm Quản Xứ An Truyền. Ngày 20/1, Ðức Hồng Y Nguyễn Như Thể, Tổng Giám Mục Huế, đến tận Nguyệt Biều để trao Bài Sai cho Cha Lý. Vâng lời Bề Trên, Cha Lý đã rời Nguyệt Biều sang An Truyền ngày 5/2/2001 để nhận nhiệm sở mới.

Sau khi thành công trong việc tách rời Cha Lý ra khỏi Nguyệt Biều, Hà Nội bắt đầu tung ra những đợt đàn áp. Mặc dù là Quản Xứ An Truyền, nhưng Cha Lý đã bị cấm không cho di chuyển khỏi nhà thờ để đi làm mục vụ. Các đường giây điện thoại của Giáo Xứ này cũng bị cắt và lực lượng công an chặn hết các nẽo đường, không cho các linh mục và giáo dân khác đến An Truyền. Ngày 27/2/2001, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Huế chính thức ra quyết định số 401/QÐUB nhằm quản chế hành chánh Linh Mục Lý trong vòng 2 năm. Mặc dù bị cô lập tại An Truyền, nhưng Cha Lý vẫn thành công trong việc gởi ra nước ngoài các lời kêu gọi đấu tranh, các bản văn phân tích tình hình đất nước và đưa ra những đề nghị cụ thể nhằm giải quyết rốt ráo vấn đề Việt Nam.

Một biến cố quan trọng đã xảy ra tại An Truyền là vào ngày 9/4, dân biểu Na Uy, ông Lars Rise, đã lọt qua được vòng rào kiểm soát của công an để đến thăm Cha Lý. Ðây là lần đầu tiên một chính giới ngoại quốc đã đến tận nơi để đàm đạo với Cha Lý và tìm hiểu tình hình tại An Truyền. Tuy sau đó, phái đoàn của dân biểu Lars Rise đã bị nhà cầm quyền bắt giữ và trục xuất, nhưng cuộc gặp gỡ này đã giúp cho dư luận thế giới hiểu rõ hơn về tình hình của Cha Lý và thấy rõ bộ mặt độc tài, thô bạo của nhà cầm quyền CSVN.

5 giờ sáng ngày 17/5/2001, hơn 600 công an đã đột nhập vào giáo xứ An Truyền bắt Cha Lý. Lúc công an ập vào, Ngài đang chuẩn bị để lên nhà thờ làm lễ. Lực lượng công an đã xông vào phòng riêng của Ngài, lục soát và tịch thu nhiều hồ sơ, đồ dùng cá nhân, kể cả tiền bạc. Ðã tiên đoán trước sự kiện này sẽ xảy ra, nên Cha Lý rất bình thản. Ngài không có một phản ứng nào trước thái độ thô bạo của công an. Tuy nhiên, nhiều giáo dân có mặt tại nhà thờ đã khóc la và tìm mọi cách ngăn cản. Lực lượng công an đã dùng roi điện đánh giáo dân, dẫn Cha Lý đi và đưa về giam tại Lao Thừa Phủ (Huế).

Ngày 19/10/2001, lợi dụng lúc thế giới đang quan tâm đến vấn đề khủng bố sau biến cố 11/9 tại Hoa Kỳ, Hà Nội đã dựng một phiên tòa kín, không có luật sư biện hộ, không có nhân chứng, không có giới truyền thông hiện diện, để xử Linh Mục Nguyễn Văn Lý. Nhà cầm quyền đã tuyên án Cha Lý 15 năm tù và 5 năm quản thúc tại gia.
Hiện Linh Mục Nguyễn Văn Lý đang bị giam tại trại Ba Sao, Nam Hà, miền Bắc Việt Nam.

Dưới áp lực của chính giới các nước tự do và các tổ chức nhân quyền quốc tế, Hà Nội đã giảm án cho Cha Lý xuống còn 10 năm vào tháng 7/2003 vừa qua và ngày 12/6/2004 lại giảm xuống còn 5 năm. 3 người cháu của Cha Lý cũng đã được trả tự do sau nhiều lần thế giới lên tiếng áp lực chính quyền Việt Nam.


http://www.lmvntd.org/spip.php?mot17

Aucun commentaire: