1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

vendredi 9 mars 2007

Tro he^\ bau cu da mo man (2/2007)

Trò hề “bầu cử” đã mở màn
24/02/2007
Trần Hiền Thảo, Hà Thị Đông Xuân và nhóm sinh viên

Màn diễn đầu tiên là trò “hiệp thương”. Cần vạch rõ tính nguỵ trang dân chủ của cái trò này; nhưng đó là nội dung của bài tới.

Vài điều quái gở diễn lại:

- Điều quái dị đầu tiên dễ thấy là đảng ta chỉ có 3,5 triệu đảng viên mà chiếm tới 91% số đại biểu quốc hội, còn 81 triệu dân chỉ có 9% số đại diện. Nhờ ơn 14 ông vua trong bộ chính trị, lần bầu cử này số đại biểu là người ngoài đảng sẽ tăng lên... 10%, tức là cả thảy sẽ có 50 người trong quốc hội. Hỏi lại ông bà, liêuk một nước có thể có nhiều vua hay không, chúng tôi được biết thời hậu Ngô Quyền có hai anh em ruột cùng làm vua; còn trong chuyện Tề thiên Đại thánh thì dưới âm ty có 10 vua cùng điều hành công việc. Chẳng hoá ra nước cộng hoà XHCN VN là một “siêu âm phủ” hay sao?
- Nếu “công chức là đầy tớ dân”, như đảng vẫn nói, thì sinh viên chúng ta đều biết 2 tên đầy tớ trong ngành giáo dục là bác Mạc Kim Tôn (giám đốc sở GD-ĐT tỉnh Thái Bình) và bác Nguyễn Minh Hiển (bộ trưởng bộ GD-ĐT). Điều quái dị ở nước ta là hai bác này lại đồng thời là đại biểu quốc hội, tức là đại diện dân mà nghĩa vụ là hạch sách bọn đầy tớ khi chúng lộng hành. Điều chắc chắn là ông nghị Mạc Kim Tôn (dù cha nội bảo) không bao giờ dám mở miệng cật vấn tên đầy tớ Nguyễn Minh Hiển – là cấp trên trực tiếp của mình.

- Một quái dị không kém nữa: Việc chính của các vị đại diện dân là ban hành luật, vậy mà qua 11 khoá được dân nuôi béo mà các vị đại diện này vẫn không cụ thể hoá được các quyền tự do dân chủ đã ghi trong hiến pháp. Ví dụ, quyền tự do ứng cử (ai tự ứng cử thì đảng “diệt” ngay) và tự do bầu cử (ai không đi bầu cho một danh sách đảng cử, thì cứ “chết” với đảng).

- Còn có thể kể ra nhiều điều quái dị khác nữa...

Nhận định
Chúng tôi trao đổi trong nhóm để có thái độ và hành động “hưởng ứng” cái trò hề đã diễn diễn đi, diễn lại, tới 11 lần trong vòng 62 năm qua, mặc dù đây là lần đầu tiên chúng tôi được trực tiếp tỏ thái độ. Sau khi đã tương đối thống nhất ý kiến trong nhóm, mỗi người chúng tôi lại thăm dò ý kiến một số bạn “ngoài nhóm” để thăm dò tâm trạng chung của sinh viên chúng ta ra sao.

Trước hết, do nhà trường và đoàn thanh niên quản lý rất chặt chẽ, lại bị cán bộ phường xã “ốp” sát sao, chúng ta đành buộc phải đi bầu - nếu không sẽ bị trả thù, kể cả không cho lên lớp, không cho tốt nghiệp, thậm chí đuổi học.

Các bạn chớ ngây thơ mà hy vọng vào sự thay đổi kết quả bầu cử, vì đảng ta vẫn nắm chắc 3 khâu:

- Khâu tạo danh sách ứng cử, hiện đang được tiến hành bằng trò diễn “hiệp thương”. Cứ nhắm mắt nói bừa vẫn đúng: trong danh sách sẽ có vài vị được dùng làm “chất độn”, để các vị khác trúng cử với tỷ lệ phiếu cao ngất ngưởng, đúng như “ý đảng, lòng dân”;

- Khâu đôn đốc người đi bầu: với danh sách đã chọn thì càng nhiều người đi bầu, đảng càng được tiếng “dân chủ, hợp lòng dân” và những điều “tốt đẹp” nhảm nhí khác. Loa phưởng sẽ ra rả “kêu gọi, thúc bách” đi bầu, nhưng vẫn cho phép tha hồ bầu hộ. Lần bầu trước, một bạn trong nhóm tuy chưa đủ tuổi đi bầu vẫn có thể mang phiếu của cả nhà bỏ vào hòm phiếu. Đảng ta không ngu đến mức không biết rằng dân đã chán ngấy tận cổ kiểu bầu này, nhưng đảng ta thừa trơ trẽn và phi nghĩa để cứ làm theo ý riêng - trừ khi không thể làm nổi nữa.

- Và khâu kiểm phiếu: hơn hẳn mọi lần trước đây, lần này sẽ càng có sự gian lận khi kiểm phiếu, do vậy đảng vẫn nặn ra được kết quả bầu cử như ý muốn. Cố nhiên, sau đấy đảng ra lệnh cho báo chí “ca ngợi” kết quả bầu cử rùm beng và trơ tráo hơn những lần trước.

Nói khác, chớ hy vọng lông quạ sẽ trắng.

Giới trẻ nên làm gì?

Vậy trước và trong khi bầu, chúng ta có thể làm gì để tẩy chay cái trò hề trơ trẽn và quái dị này? Mong các bạn trao đổi rộng rãi và tham khảo thêm ý kiến của ông bà, cha mẹ, để qua đó gửi một thông điệp quyết liệt của giới trẻ đến đảng độc quyền? Ý kiến ban đầu của chúng tôi như sau: Dẫu sao, ở giai đoạn chuyển tiếp, chúng ta đảng chấp nhận mức quái dị 50%, Cụ thể là:

1) Tích cực tham gia các buổi “học tập” nhằm vạch ra tính chất giả dối, nguỵ trang dân chủ của bầu cử. Mục tiêu là “vạch mặt” hơn là thay đổi 3 khâu nói trên. Nhất thiết đòi các ứng cử viên phải tiếp xúc rộng rãi với dân, nghe dân chất vấn và đòi họ phải hứa với dân về hai điều căn bản:

a-làm các luật thực thi dân chủ, tự do; và
b- hạch sách bọn “đầy tớ” hạn chế quyền của ông chủ

2) Nếu có thể, tạo cớ chính đáng để không đi bầu.

3) Trong danh sách bầu, nếu đảng viên chiếm trên 50% thì gạch bớt để còn dưới 50%. Như vậy đã là quá ưu tiên cho 3,5 triệu đảng viên rồi. Khi gạch bớt đảng viên, trước hết là gạch tên những đảng viên cao cấp nhất trong danh sách vì chính họ tạo ra danh sách bầu.

4) Trong danh sách bầu, nếu không có người ứng cử tự do thì gạch bỏ 50% đảng viên có tên, trước hết là những đảng viên cao cấp nhất.

5) Cho phép 50% đầy tớ kiêm nhiệm “đại diện dân”. Nói khác, số đại biểu chuyên trách phải là 50%. Trong danh sách bầu, gạch bỏ những tên “đầy tớ” trà trộn vào hàng ngũ người đại diện ông chủ; trước hết là những đầy tớ cấp cao (ví dụ, bộ trưởng...) để chúng chỉ còn 50%.

Nhóm SV THT-HTĐX Theo :
http://www.ptdcvn.org/modules.php?name=News&file=article&sid=806

Aucun commentaire: