1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

vendredi 1 juin 2007

Tình trạng thiếu hụt điện lực tại Việt Nam

Tình trạng thiếu hụt điện lực tại Việt Nam
2007.06.01
Nguyễn Quốc Khải – Việt Long, RFA
Từ trước tới nay Việt Nam vẫn bị thiếu điện và cắt điện. Tình trạng này có vẻ ngày càng trầm trọng. Dư luận trong nước than phiền khá nhiều về việc điện bị cắt thường xuyên hơn, trong khi viễn ảnh sau này cũng không mấy khá.
Bấm vào đây để nghe bài này
Tải xuống để nghe

Người thợ đang sửa dây cable của một trụ điện ở Hà Nội hôm 4-5-2007. AFP PHOTO
Việt-Long hỏi ý kiến Giáo sư Nguyễn Quốc Khải về tình trạng này. Ông Nguyễn Quốc Khải nguyên là chuyên viên của Ngân hàng Thế Giới, từng giảng dạy tại trường Cao Học Quốc Tế Vụ thuộc đại học Johns Hopkins, Hoa-Kỳ.

Việt Long: Giáo sư thường nghiên cứu về hạ tầng cơ sở kinh tế ở Việt Nam, xin vui lòng cho biết tình hình điện lực ở Việt Nam đã nghiêm trọng đến đâu, cùng những nguyên do và đường lối khắc phục sự khiếm khuyết này. Trước hết là tình hình và nguyên do?
Giáo sư Nguyễn Quốc Khải: Hiện nay thì mức điện thiếu hụt ước tính vào khoảng 800 – 1300 MW vào lúc mức tiêu thụ lên cao nhất. Việt-Nam đã phải tính đến giải pháp hạn chế phân phối điện.
Có ba lý do làm thiếu điện. Thứ nhất là nhu cầu tiêu thụ điện gia tăng quá nhanh. Thứ hai là Việt-Nam lệ thuộc vào thủy điện quá nhiều. Mức sản xuất thủy điện giảm vào mùa khô. Nếu hạn hán xẩy ra lâu nhà máy sẽ thiếu nước để sản xuất điện. Thứ ba là khả năng tăng cường sản xuất điện của Việt-Nam trong hoàn cảnh nguy ngập rất thấp.

Tuy nhiên nguyên nhân sâu xa của sự thiếu điện là Việt-Nam không có một kế hoạch phát triển điện nghiêm chỉnh. Trong khi Thái Lan chú trọng về kỹ nghệ điện, tình trạng của Việt-Nam khác biệt hẳn. Đó là nhận xét của ông Richard Spencer, một chuyên viên cao cấp về năng lượng của Ngân Hàng Thế Giới.

Nhu cầu tiêu thụ điện lực
Việt Long: Vậy theo Ngân hàng Thế Giới thì nhu cầu tiêu thụ điện lực tại Việt-Nam, nói cụ thể là như thế nào?
Mức tiêu thụ gia tăng đáng kể. Vào năm 1995, mức tiêu thụ điện của Việt-Nam trung bình vào khoảng 156 KWh cho mỗi người hàng năm. Trong thời gian 1996-2004, mức tiêu thụ tăng gấp ba lần, lên đến 484 KWh. Tuy nhiên so với mức tiêu thụ 1,265 KWh tại những nước có lợi tức thấp và trung bình trên thế giới, mức tiêu thụ điện của Việt-Nam rất thấp.

Giáo sư Nguyễn Quốc Khải

Giáo sư Nguyễn Quốc Khải: Mức tiêu thụ gia tăng đáng kể. Vào năm 1995, mức tiêu thụ điện của Việt-Nam trung bình vào khoảng 156 KWh cho mỗi người hàng năm. Trong thời gian 1996-2004, mức tiêu thụ tăng gấp ba lần, lên đến 484 KWh. Tuy nhiên so với mức tiêu thụ 1,265 KWh tại những nước có lợi tức thấp và trung bình trên thế giới, mức tiêu thụ điện của Việt-Nam rất thấp.
Nhu cầu tiêu thụ điện của khu vực công nghệ và dân cư chiếm 85%-90%. Khuynh hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai. Tổng số điện tiêu thụ tại Việt-Nam tăng từ 11.2 tỉ kw giờvào năm 1995 lên đến 57.6 tỉ kw giờ vào 2006.

Việt Long: Riêng các ngành công nghiệp tiêu thụ ra sao?
Giáo sư Nguyễn Quốc Khải: Các ngành công nghệ tiêu thụ điện rất nhiều, kể cả những ngành công nghệ nhẹ Việt-Nam ngày càng kỹ nghệ hoá khiến cho nhu cầu tiêu thụ điện càng tăng. Dân cư cũng dùng nhiều điện hơn vì nhiều yếu tố.

Trước hết là chương trình điện hóa nông thôn đã mang điện đến cho thêm 30 triệu người dân trong khoảng thời gian 1995-2004. Yếu tố thứ hai là kinh tế phát triển, lợi tức gia tăng khiến một số gia đình có khả năng mua sắm máy móc gia dụng chạy điện.
Giá điện quá thấp ở Việt-Nam cũng lại khuyến khích tiêu thụ điện. Giá điện lẻ trung bình ở Việt-Nam vào năm 2006 là 5.4 xu Mỹ / KW giờ, khá thấp so với với phần đông các nước khác. Ngay cả giá điện trung bình áp dụng cho công nghệ là 5.4 – 6.2 xu Mỹ cũng không cao so với tiêu chuẩn quốc tế.

Theo ước tính của Việt-Nam, nhu cầu về điện lực sẽ gia tăng 16% mỗi năm trong giai đoạn 2006-2010 và sẽ giảm bớt trong 10 năm sau. Trong khi đó mức tăng trưởng kinh tế trung bình vào khoảng 7.5% trong những năm vừa qua.
Theo dự đoán của Ngân Hàng Thế Giới, kinh tế của Việt-Nam sẽ tăng trưởng 8.3% trong năm 2007 và 8.5% vào năm 2008. Trong trường hợp này nhu cầu về điện của Việt-Nam sẽ tăng 20% vào năm tới.

Các chuyên viên của ĐLVN tiên đoán rằng Việt-Nam sẽ thiếu vào khoảng một tỉ KWh điện vào mùa hè năm nay vì mức nước hiện nay tại các đập giảm xuống đáng kể. Chuyên viên về khí tượng tiên đoán rằng nhiệt độ sẽ tăng khoảng 2-5 độ trên mức trung bình trong năm nay.

Giáo sư Nguyễn Quốc Khải

Thử thách lớn
Việt Long: Trước mắt, Việt Nam sẽ phải làm gì trước nhu cầu đó?
Giáo sư Nguyễn Quốc Khải: Với mức tiêu thụ điện gia tăng như trên, Việt-Nam sẽ trở thành một nước nhập cảng điện với số lượng đáng kể vào năm 2015. Khả năng sản xuất điện của Việt-Nam sẽ phải tăng gấp đôi trong 2005-2010 và tăng gấp 2.5 lần nữa trong thời gian 2011-2020. Đây là những thử thách rất lớn cho Việt-Nam trong vài năm tới.

Việt Long: Khả năng sản xuất hiện nay so với nhu cầu thì thế nào?
Giáo sư Nguyễn Quốc Khải: Điện lực tại Việt-Nam khó lòng bắt kịp nhu cầu. Khả năng sản xuất của Việt-Nam gia tăng từ 8,900 Megawatts vào năm 2002 lên đến 11,200 MW vào năm 2004. Theo ước tính của Bộ Công Nghiệp Viêt-Nam công suất điện lực của Việt-Nam sẽ là 21,000 Megawatts vào năm 2010 và 81,000 Megawatts vào 2020.
Để gia tăng công suất như vậy, Việt-Nam dự trù xây thêm 74 nhà máy phát điện từ 2005 đến 2020 với kinh phí là 109 tỉ Mỹ kim. Trong khi đó Điện Lực Việt-Nam chỉ đủ khả năng cung cấp một nửa số vốn cần thiết.

Trung bình trong khoảng thời gian 2002-2004, gần 45% điện sản xuất bằng hơi đốt thiên nhiên và dầu hỏa, 42% bằng thủy lực, và hơn 13% bằng than đá. Nhiệt điện sản xuất bằng dầu và hơi đốt lần đầu tiên vượt quá số lượng thủy điện khi nhà máy Phù Mỹ hoàn tất vào năm 2005. Nhiệt điện sẽ tiếp tục gia tăng tỉ lệ so với thủy điện. Tuy nhiên hiện nay Việt-Nam còn phải phụ thuộc vào thủy điện khá nhiều.
Các chuyên viên của ĐLVN tiên đoán rằng Việt-Nam sẽ thiếu vào khoảng một tỉ KWh điện vào mùa hè năm nay vì mức nước hiện nay tại các đập giảm xuống đáng kể. Chuyên viên về khí tượng tiên đoán rằng nhiệt độ sẽ tăng khoảng 2-5 độ trên mức trung bình trong năm nay.

Việt-Nam đang trải qua một nạn hạn hán tệ hại nhất trong 20 năm vừa qua. Mực nước ở hồ dự trữ nước ở Hòa Bình thấp hơn năm ngoái khoảng 1 thước. Dung lượng nước ở hồ này chỉ bằng 80% so với năm 2006. Việt-Nam sẽ buộc phải tiếp tục mua điện của Trung Quốc. Nhưng theo ước tính của Việt-Nam, nhu cầu về điện lực sẽ giảm xuống còn 11% trong những năm 2011-2015 và 9.1% trong 2016-2020.
Cổ phần hóa những công ty điện lực quốc doanh rất cần thiết để tăng hiệu năng. Sau nhiều năm trì hoãn nhà nước nay đã cho phép tư nhân đầu tư vào khu vực điện lực vì không đủ khả năng cung cấp vốn.

Giáo sư Nguyễn Quốc Khải
Việt Long: Nhưng trước đó thì hậu quả của sự thiếu hụt điện lực cho phát triển kinh tế ra sao?
Giáo sư Nguyễn Quốc Khải: Việt-Nam đặt mục tiêu về đầu tư nước ngoài là 20 tỉ Mỹ kim trong năm 2007. Theo TS Lê Đăng Doanh, Cố Vấn của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, sự thiếu hụt điện lực làm mục tiêu này khó đạt được. Không những thế mức tăng trưởng kinh tế của Việt-Nam sẽ bị ảnh hưởng.

Biện pháp giải quyết
Việt Long: Bây giờ sang phần giải pháp. Giáo sư thấy Việt Nam cần làm gì? Giáo sư Nguyễn Quốc Khải: Qua tài liệu của Ngân hàng Thế Giới thì trước hết là phải giảm thiểu sự mất mát điện lực
Việt-Nam có triển vọng giảm bớt mức tiêu thụ điện được khoảng 600-800 MW trong vài năm tới chỉ bằng cách giảm thiểu sự lãng phí, tăng cường hiệu năng sử dụng nhiên liệu. So sánh cường độ tiêu thụ điện, tức là mức tiêu thụ điện / GDP, của Việt-Nam với một số nước Á châu, thì con số của Việt-Nam khá cao (0.89), chỉ thua Trung Quốc (1.29).

Điều đó phản ảnh sự phung phí điện lực và chính sách bao cấp nặng nề về điện lực tại hai quốc gia này. Cường độ tiêu thụ điện của Nhật Bản ở mức thấp nhất (0.20). Hiệu năng thấp của nền kinh tế Việt-Nam còn thể hiện qua chỉ số đầu tư / GDP ở mức cao là 25-30% trong năm 2006.

Về phương diện phân phối điện, Việt-Nam cần tối tân hóa những trạm biến điện để giảm những thất thoát điện lực qua những đường giây, máy biến thế, và những bộ phận cũ kỹ. Tỉ lệ điện bị thất thoát trong khu vực công nghiệp vào năm 2003 ở vào khoảng 14.2% phát xuất tư trong tiến trình sản xuất, truyền và phân phối điện. Tỉ lệ thất thoát này giảm xuống còn 13% trong năm 2005.

Thứ ba là phải cải tổ kỹ nghệ điện thêm nữa. Việt Nam cũng đã cải tổ, từ khi Luật Điện Lực được ban hành vào năm 2004. Luật này tạo một căn bản pháp lý để thiết lập một thị trường điện lực tại Việt-Nam.

ĐLVN được hoạt động độc lập với nhà nước mấy năm gần đây về phương diện tài chánh, tuy nhiên vẫn phụ thuộc vào nhà nước về mọi kế hoạch sản xuất, phát triển, đầu tư và giá cả. Việt-Nam cho phép thành lập một số những nhà máy sản xuất điện lực đứng ngoài hệ thống ĐLVN, hoàn toàn do tư nhân nội địa hoặc ngoại quốc làm chủ hay với sự đóng góp cổ phần của ĐLVN.

Việt-Nam dự trù mua của Trung Quốc hàng năm 0.7-1 tỉ KWh điện trong thời gian 2007-2016 để phục vụ những tỉnh ở biên giới như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, và Quảng Ninh. Lần đầu tiên Việt-Nam nhập cảng điện của nước láng giềng này là 2004.

Giáo sư Nguyễn Quốc Khải
Cổ phần hóa những công ty điện lực quốc doanh rất cần thiết để tăng hiệu năng. Sau nhiều năm trì hoãn nhà nước nay đã cho phép tư nhân đầu tư vào khu vực điện lực vì không đủ khả năng cung cấp vốn.

Việt Long: Thêm vào đó còn có biện pháp cải tổ cụ thể nào khác nữa?
Giáo sư Nguyễn Quốc Khải: Còn nhiều chứ. Phải nâng cấp và giản dị hóa thủ tục cấp giấy phép xây cất những nhà máy sản xuất điện lực.
Việt-Nam dự trù xây thêm 74 nhà máy sản xuất điện trong khoảng thời gian 2006-2020. Trong đó có 48 nhà máy thủy điện, 17 nhà máy chạy bằng than đá, 5 nhà máy chạy bằng dầu hỏa hay khí đốt, 2 nhà máy nguyên tử lực, và 2 nhà máy chạy bằng năng lượng có thể tái tạo.

Việt-Nam dự trù hoàn tất xây nhà máy điện chạy bằng nguyên tử lực đầu tiên vào năm 2015. Nhà máy này bắt đầu sẽ sản xuất điện vào năm 2020 với công suất là 2,000 MW. Dự án này hi vọng sẽ được chính quyền Việt-Nam chính thức chấp thuận trong năm nay.

Gần đây Việt-Nam đã khởi công xây cất một số nhà máy điện lớn ở Sơn La, Hà Tĩnh, Cà Mâu, và Phước Sơn, Quảng Nam, nhưng sức sản xuất chỉ tạm làm nhẹ cơn khát điện thôi. Ngoài ra còn một số dự án xây cất nhà máy điện với vốn đầu tư chính từ nước ngoài đã được đệ nạp, nhưng vấn đề thời gian rất cấp thiết. Việt Nam cần phải đáp ứng và thúc đẩy nhanh chóng.

Nhập cảng điện
Việt Long: Còn về nhập cảng điện thì Trung Quốc đã sẵn sàng bán điện cho Việt Nam . Nhưng Việt Nam còn có thể làm gì thêm nữa?
Giáo sư Nguyễn Quốc Khải: Việt-Nam dự trù mua của Trung Quốc hàng năm 0.7-1 tỉ KWh điện trong thời gian 2007-2016 để phục vụ những tỉnh ở biên giới như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, và Quảng Ninh. Lần đầu tiên Việt-Nam nhập cảng điện của nước láng giềng này là 2004.

Trước đây Việt-Nam bán điện cho Lào, nhưng tình trạng này đã đảo ngược. Từ hai năm trước Việt-Nam đã bắt đầu mua điện của nước láng giềng này.
Theo một thỏa ước ký kết với Lào vào năm 2002, Việt-Nam xây hai nhà máy thủy điện tại hai tỉnh Savannakhet và Hua Phan rồi mua lại khoảng 1,000 MW điện mỗi năm do hai nhà máy này sản xuất kể từ năm 2005 đến năm 2010 và sau đó là 2,000 MW.
Việt Long: Cám ơn Giáo sư Nguyễn Quốc Khải.
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Những bài liên quan
Khu vực miền Trung và Bắc Trung bộ bị nắng nóng, khô hạn
Trung Quốc bán điện sang Việt Nam qua 5 hệ thống truyền tải
Việt Nam mua của Trung Quốc 2.5 tỷ kilowat giờ điện
Phải làm gì để phục hồi các dòng sông chết ở Việt Nam?
Nhu cầu và triển vọng về một nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam (phần 2)
Nhu cầu và triển vọng về một nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam (phần 1)
Việt Nam mua điện từ Trung Quốc, trong khi Sài Gòn mất điện trên diện rộng
Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam xin lỗi dân chúng
Khô hạn và độ mặn ở cửa sông lấn sâu vào đất liền đe doạ vùng ĐBSCL

Aucun commentaire: