1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

lundi 4 juin 2007

Công bằng trong các cơ hội

Công bằng trong các cơ hội
02.06.2007 10:46

Biếm họa trong tuần của NOP

Báo cáo 2005 của WB mới công bố cuối tuần qua mang tựa đề “Công bằng và phát triển”. Francois Bourguignon, phó chủ tịch, lý thuyết gia của WB, giải thích: “Khái niệm cơ bản và cũng là quan tâm hàng đầu của báo cáo này chính là lẽ công bằng”. Thế nhưng, công bằng là gì?

Francois Bourguignon trả lời: “Công bằng được định nghĩa là công bằng trong các cơ hội. Đó là sự công bằng trước khi người ta có thể được biết một hoạt động kinh tế sẽ đem đến kết quả gì. Đó là việc dân chúng được đến với các công cụ kinh tế như tín dụng, được tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế, được bước vào thị trường lao động mà không bị phân biệt đối xử... Công bằng cần được xem như là yếu tố chủ yếu của mọi sách lược giảm nghèo”.

Liên hệ với VN, tạm lấy thí dụ trong lĩnh vực đất đai. Một người dân có miếng đất ở một quận ven TP.HCM kể: “Bỗng dưng cả khu vực được qui hoạch thành khu công nghiệp, mọi chuyển nhượng đất bị ngưng, rồi thì giải tỏa, đền bù “theo thỏa thuận”.

Song thỏa thuận gì nữa khi mà khu vực đó đã bị qui hoạch thành khu công nghiệp, bán cho ai được nữa ngoại trừ cho chủ dự án? Tất cả như đàn cá vào rọ. Sau giải tỏa, dự án khu công nghiệp đó biến thành khu nhà ở, khu biệt thự...

Giá trị đất khi giải tỏa tính bằng đơn vị trăm ngàn đồng/m2, thậm chí chục ngàn đồng, vài năm sau khi dự án biến dạng phải tính bằng đơn vị chục triệu đồng/ m2”. Trong những trường hợp đó ai hưởng lợi? Những ai “biết trước hoạt động kinh tế (ở đây là đầu tư dự án) sẽ đem đến kết quả gì”, theo giải thích của WB.

Một chuyện khác: mới đây thôi, chủ một miếng đất xin giấy phép xây dựng được phòng quản lý đô thị trả lời: “Không được, quận có chủ trương xây dựng nhà trẻ liên phường”. Hỏi: Quận chủ trương từ hồi nào?

Trả lời: Tháng 5-2005. Làm sao cái gọi là “chủ trương của quận” mới tinh khôi đó có trong bất cứ bản đồ qui hoạch nào đã được TP duyệt? Nghĩa là ai muốn lúc nào “có chủ trương” cũng được. Ai hưởng lợi? Chưa rõ. Chỉ biết trước mắt chủ miếng đất được khuyên: “Chạy” đi cho rồi!

Nguyên nhân? Một trong hai tác giả của báo cáo, Francisco Ferreira, giải thích qui luật phổ quát toàn cầu: “Những người có quyền hành nhất ít có hứng thú tạo ra những định chế thật sự tốt lành cho mọi người, họ chỉ hành động vì lợi ích của nhóm mà họ đại diện”.

Trường hợp “bố con nhà Mai Văn và đồng sự” đã xảy ra được là do không có cơ hội đồng đều cho mọi người. Con nhà ai chẳng học hành gì sất mà lại vô lọt cái “vụ quota” béo bở đó? Cũng thế, ai có thể thắng thầu điện kế điện tử ngoài thân nhân các ngài chánh phó, giám đốc sở điện lực?...

WB định nghĩa: “Cơ hội đồng đều tức là sự thành đạt của một người phải do các nỗ lực, chọn lựa và tài năng của người ấy, chứ không do những hoàn cảnh có sẵn trước đó như chủng tộc, giới tính, nhóm xã hội, gốc gác gia đình, sinh quán của họ”.

Làm gì để giải quyết bất công? Theo WB, hãy bắt đầu bằng những hành động cụ thể như đầu tư cho con người, cho người nghèo, cho hạ tầng.

Đầu tư cho con người có thể bắt đầu từ sớm nơi trẻ em. Một thí dụ của WB: khảo sát thấy trẻ em nghèo, thiếu dinh dưỡng có khả năng nhận thức thấp hơn, Chính phủ Jamaica đưa ra chương trình cung cấp dinh dưỡng bổ sung, cơ bản là sữa, cho trẻ em, nhằm giúp trẻ em nghèo đủ “sức” đi học kịp chúng bạn. Một số nước đã giải quyết cho con em gia đình nghèo học giỏi vào đại học bằng chính sách cho vay học phí.

Cũng có thể xóa bất công bằng cách đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Ở nhiều nơi, người giàu thoải mái sử dụng nước máy, người nghèo phải mua lại nước với giá cao, không mua được thì cứ thế mà “uống sống sít” rồi sinh bệnh tật đủ bề. Bởi thế WB “thích” tài trợ các dự án cấp nước sạch cho người nghèo - như dự án 112 triệu đôla cho VN vay để đưa nước sạch đến cho khoảng 1 triệu người vừa ký hôm 15-7. Hay các dự án 200 triệu USD cho vay không lãi suất để hỗ trợ VN phát triển hệ thống truyền tải và phân phối điện cho có hiệu quả mới thông qua hôm 28-7.

Thế nhưng, có những điều mà WB hay các tổ chức quốc tế khác không thể giúp được, chỉ ta mới có thể làm được. Như bình đẳng trong tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm... chẳng hạn. Từ hơn chục năm qua, thị trường lao động ở VN ngày càng khởi sắc vì mọi chọn lựa, tuyển dụng chỉ theo yêu cầu, tính chất của vị trí, theo mục tiêu của công ty, chứ không theo bất cứ yêu cầu phi - chuyên môn nào khác.


World Bank và Việt Nam

Kể từ khi nối lại hoạt động tại VN năm 1993, Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ VN 51 dự án chống nghèo thông qua việc tài trợ các lĩnh vực như nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, chương trình chăm sóc sức khỏe, trường học và các nhu cầu thiết yếu khác.

Kể từ năm 1993, Ngân hàng Thế giới đã cam kết tài trợ VN 5,6 tỉ đôla, trong đó 2,9 tỉ đã được giải ngân. VN đã trở thành nước hưởng vốn vay ODA lớn nhất trên thế giới. Mới đây nhất, ngày 15-9-2005, WB thông qua ba dự án tín dụng trị giá 225 triệu USD cung cấp nước sạch và nhà vệ sinh ở nông thôn, phòng ngừa thiên tai, cải thiện cách cung cấp thông tin...

Ngân hàng Thế giới cung cấp ba loại hình hỗ trợ VN: (1) thiết kế và tài trợ dự án phát triển, (2) phân tích, đánh giá và hỗ trợ kỹ thuật; (3) tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại của các nhà tài trợ. Ngoài ra, hằng năm Ngân hàng Thế giới đồng chủ tọa Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho VN. (Nguồn: WB).



(Theo Tuổi Trẻ Cuối Tuần)

Aucun commentaire: