Wednesday, June 06, 2007

Hình bên: Cô Phạm Kim Phúc cầm trên tay cuốn sách với trang bìa in bức hình nổi tiếng của phóng viên Nick Út. Bức hình chụp năm 1972 khi Kim Phúc mới 8 tuổi, chạy loạn tại Tràng Bàng, Tây Ninh. Nick Út được trao tặng giải thưởng Pulitzer năm 1972 nhờ tấm hình này. (Hình: Benoit Doppagne/AFP/Getty Images)
Thiện Giao
WESTMINSTER - Nick Út, phóng viên ảnh nổi tiếng thế giới, người đoạt giải thưởng Pulitzer năm 1973 cho bức Bức hình Kim Phúc - một ngoại lệ của AP
Nick Út chụp bức hình bé gái Kim Phúc bằng máy ảnh Kodak 400 ASA, trắng đen. Bức hình được một nhiếp ảnh gia Nhật Bản nổi tiếng, Ishizaki Jackson, rửa trong một phòng lab của hãng thông tấn AP tại Sài Gòn.
Một ngày của năm 1972, Nick và Ishizaki chuẩn bị bộ ảnh 8 tấm, kích thước 5 x 7. Một editor của AP tại Sài Gòn từ chối cho đăng hình có nội dung bé gái khỏa thân, được chụp từ hướng chính diện. Vào giai đoạn ấy, nguyên tắc của AP là không bao giờ đăng bất cứ hình ảnh khỏa thân chụp chính diện, bất kể lứa tuổi và giới tính. Tất cả các phóng viên tại văn phòng AP tranh luận gay gắt về tấm hình. Cùng lúc ấy, phóng viên Peter Arnett và trưởng phòng ảnh của AP tại Sài Gòn, Horst Faas, bước vào văn phòng. Horst liên lạc trực tiếp với tổng hành dinh AP tại New York. Ông nói, AP phải tạo một ngoại lệ cho bức hình này. Ðổi lại, khuôn mặt Kim Phúc sẽ không bị phóng to.
Trưởng phòng ảnh của AP tại New York, Hal Buell, đồng ý rằng, giá trị tin tức của bức hình Kim Phúc cao hơn các nguyên tắc hình khỏa thân.
Bức hình Kim Phúc, từ giây phút ấy, được loan đi khắp thế giới.
(trích từ “How The Picture Reached the World” của Horst Faas và Marianne Fulton)
hình “Kim Phúc,” đã bị từ chối cho triển lãm tại Việt Nam đúng vào ngày khai mạc phòng tranh.
“Mọi chuyện bắt đầu rất tử tế. Mọi chuẩn bị đã hoàn tất. Ðúng vào ngày 1 Tháng Sáu, tức là ngày bắt đầu cuộc triển lãm, ‘họ’ nói không được.” Phóng viên Nick Út cho Người Việt biết qua điện thoại.
Mọi người đều bất ngờ. Người dân, sinh viên, cánh nhà báo, khách nước ngoài, đều bất ngờ. Có cả những người yêu mến Nick Út, mang theo hoa đến phòng triển lãm, cũng không được vào. Phòng tranh đã đóng cửa!
Nick Út cho biết, buổi triển lãm này, thật ra không phải do ông yêu cầu. “Chính họ mời tôi tham gia cùng một nhiếp ảnh gia Việt Nam là Huỳnh Ngọc Dân.” Người đại diện tổ chức, ông Ðồng Ðức Thành, phó chủ tịch thường trực Hội Nhiếp Ảnh Sài Gòn, chính là người thông báo đóng cửa phòng triển lãm. “Báo chí rất tử tế. Ông Thành cũng rất tử tế. Nhưng ông Thành đã thay đổi vào những ngày cuối cùng.” Nick Út nói rằng, ông Thành gợi ý nên đưa “bao thư” cho giới nhà báo. Nick Út từ chối: “Họ là nhà báo, tôi cũng là nhà báo. Tôi không làm như vậy.”
Một trong những nguyên nhân chính, theo Nick Út, có lẽ liên quan đến vấn đề chính trị. “Ngay từ đầu, phía Việt Nam nói rằng, họ muốn triển lãm nghệ thuật chứ không phải báo chí.” Nick Út trả lời: “Tôi là một nhà báo. Tôi làm phóng viên cho AP hơn 41 năm. Buổi triển lãm này là báo chí chứ không chỉ là nghệ thuật.”
Phía Việt Nam kiểm soát từng chút một về các caption (lời giới thiệu) dưới các tấm hình. Nick Út nói rằng, tất cả những danh từ như “hy sinh,” “tử trận,” “tị nạn chiến tranh...” đều bị yêu cầu thay đổi. “Bức hình tôi chụp anh tôi, Huỳnh Thanh Mỹ, chết lúc đang làm phóng viên cũng bị yêu cầu đổi caption.” Lúc đầu, Nick Út dùng chữ “hy sinh,” phía Việt Nam yêu cầu dùng một chữ khác. Một bức hình khác, Nick Út chụp một sĩ quan không quân Việt Nam Cộng Hòa đang bồng một đứa bé những giờ cuối cùng của miền Nam. Phía Việt Nam yêu cầu diễn dịch “tị nạn chính quyền miền Nam” chứ không phải “tị nạn chiến tranh.”
Phía Việt Nam muốn đọc và kiểm soát tất cả các caption. Họ muốn Nick Út tham dự trong vai trò nghệ thuật, tách hẳn ra khỏi báo chí. “Tôi là một nhà báo. Tôi trình bày những hình ảnh ghi nhận được từ chiến tranh.”
Nick nhìn nhận: “Có lẽ, thời điểm này chưa thuận tiện!”
Nick Út bắt đầu thất vọng về cuộc triển lãm từ trước lúc mở cửa. “Phòng triển lãm dơ không chịu được. Họ đậu xe máy ngay cả trong phòng triển lãm.” Ðiều khiến Nick Út bối rối, là sự “thất hứa” với khán giả của ông. “Tôi không buồn cho tôi. Tôi chỉ buồn cho đồng bào mình. Nhiều người muốn đến xem, nhưng ước muốn của họ đã không thực hiện được vào phút chót.”
Ðến bây giờ, phía Việt Nam vẫn chưa đưa ra lý do chính thức của việc đóng cửa phòng tranh. Ðồng Ðức Thành, người yêu cầu đóng cửa phòng tranh vẫn chưa nói gì với Nick Út. “Ông Thành đề cập đến vụ phong bì cho các nhà báo; rồi chuyện chiêu đãi khách đến xem. Tất cả đều có nhà hàng lo liệu rồi. Tôi nghĩ, những lý do họ đưa ra rất vớ vẩn.”
“Tôi sẽ không quay trở lại, dù có lời mời. Sau này, nếu có gặp lại Ðồng Ðức Thành, tôi cũng sẽ nói chuyện bình thường, như không có chuyện gì xảy ra.” Nick Út có những nhận định tốt về giới báo chí Sài Gòn. Họ là những đồng nghiệp của ông, và đã ủng hộ ông từ đầu. “Các anh em bên báo Thanh Niên giúp Nick rất nhiều.”
Ngay sau khi đóng cửa phòng triển lãm, Lãnh Sự Pháp tại Sài Gòn đã đề nghị được triển lãm ngay tại tòa lãnh sự.
“Gấp quá. Phòng tranh bị đóng cửa ngày 1 Tháng Sáu. Tôi phải về lại Hoa Kỳ ngày 3 Tháng Sáu.”
Nick kết luận: “Có lẽ chưa thuận tiện. ‘Họ’ chỉ lợi dụng hình Kim Phúc của mình.”
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=60772&z=2
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire