1.[z-qhx] (H) [qhx] (H) [xhds] (H) [stls] (H) [tacs] (H) [db] (H) [gfv] (H) [news] (H) [TdDcNq] [H] - 2.DOWNLOAD TaiLieu - 3. VUOT TUONG LUA - 4.[Chu Viet] - 5.[Audio] 6.[SuThat] - 7.[Thu doan cs d/v Ton giao] (10.H_mt) (11.H_qh)

mardi 12 juin 2007

Thanh niên và giáo dục trong thời đại số

Thanh niên và giáo dục trong thời đại số


Chấn Quốc Hưng – Bài dự thi viết về Giáo dục Việt Nam


I. Hai xu hướng tư duy của thanh niên hiện nay

Kỹ nghệ điện toán và mạng lưới toàn cầu Internet đã đưa nhân loại bước vào một kỷ nguyên mới: Thời đại số. Do hoàn cảnh lịch sử, tư duy của thanh niên Việt Nam đang đứng trước hai khuynh hướng trái nghịch nhau(1):

1. Chấp nhận được đóng khung trong nền giáo dục XHCN, chỉ sử dụng những nguồn kiến thức “chính thống” đã được Nhà nước kiểm duyệt và cho phép phổ biến.

2. Chịu đựng áp lực để vươn đến kho dữ liệu khổng lồ từ Internet, từ nhiều nguồn khác trong xã hội; tự mình chọn lọc, đánh giá độ tin cậy của thông tin để nắm bắt tri thức.

Xu hướng thứ nhất chiếm đa số trong tầng lớp thanh niên hiện nay. Điều này dễ hiểu vì hạ tầng giáo dục và các phương tiện truyền thông trong xã hội đều do Đảng Cộng sản kiểm soát. Một nguyên nhân nữa là do ảnh hưởng của “tâm lý bầy đàn”, con người ta thường máy móc thực hiện theo những điều số đông đã làm, đang làm và thường xuyên làm. Xu hướng này có những ưu - nhược điểm như sau:

+ Không tốn thời gian tìm kiếm dữ liệu; không phải mất công phân tích, chọn lọc, phán đoán vì tất cả những gì đã được kiểm duyệt là “chân lý đúng đắn”, là “đường lối sáng suốt” – ta chỉ việc làm theo.

+ Người theo xu hướng tư duy này nhận được hệ quả trực tiếp của chính sách truyền thông một chiều: mọi ý kiến cá nhân có thể được phổ biến rộng rãi do có cùng quan điểm với chế độ. Nói cách khác, việc tiếp thị và quảng bá hình ảnh của họ gặp rất nhiều thuận lợi trong thời buổi kinh tế thị trường.

– Khả năng tư duy, suy luận dần dần bị mai một. Việc dễ dàng chấp nhận và làm theo những điều số đông đã làm dẫn đến hệ quả tai hại là góp phần gia tăng số lượng của phần tử sai trái (giả sử rằng những tư duy họ đang vận dụng là sai lầm) trong cộng đồng(2). Đây là điều nguy hiểm tột cùng, nó làm cho sự tha hóa, trì trệ của xã hội nhanh chóng đi đến đỉnh điểm do hiệu ứng vết dầu loang.

Xu hướng thứ hai chỉ chiếm phần thiểu số, nó chỉ thích hợp cho những ai thích phiêu lưu, tìm kiếm cái mới. Người theo xu hướng này không dễ dàng tin vào những gì đã được gắn nhãn mác “đúng đắn”, “sáng suốt”, “đỉnh cao”, “trí tuệ”… Tất cả mọi nhận định, kết luận đều phải qua quá trình phân tích, chọn lọc theo cách của họ. Và như thế, họ phải luôn tự chịu trách nhiệm về những tri thức mà mình thâu nhận. Những ưu - khuyết điểm của xu hướng này:

+ Khả năng tư duy, phán đoán nhạy bén hơn. Hình thành thói quen tiếp cận vấn đề theo nhiều góc độ, ngõ hầu mang lại cái nhìn chính xác nhất về mọi sự vật, hiện tượng.

+ Nâng cao tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước những tri thức của mình. Đây là yếu tố rất quan trọng và tối cần thiết trong việc phát triển nguồn nhân lực cộng đồng.

– Khó khăn trong việc tiếp cận, tìm kiếm thông tin, dữ liệu(3). Không được sự ủng hộ của hệ thống truyền thông đại chúng, chịu sức ép về tâm lý trong sinh hoạt cộng đồng.


II. Tường lửa & việc kiểm duyệt thông tin trong thời đại số

Xin được phép bỏ qua những khía cạnh về kỹ thuật, vì nó không phù hợp với chủ đề chính là “Thanh niên và Giáo dục trong thời đại số” của bài viết. Như vậy, những câu hỏi đại loại như: Tường lửa là gì? Proxy hoạt động ra sao? … sẽ không được nêu ra và giải đáp ở đây.

Câu hỏi quan trọng được bàn thảo ở đây là:

Tường lửa và kiểm duyệt thông tin có cần thiết trong cuộc sống hiện đại không?

Câu trả lời tập trung vào 3 nhóm chính:

Nhóm thứ nhất: - Rất cần thiết vì nó là công cụ giúp quản lý tư tưởng, ổn định chính trị, giữ vững chế độ.

Nhóm thứ hai: - Hoàn toàn không cần thiết vì nó vi phạm quyền tự do của con người.

Nhóm thứ ba: - Cần thiết ở một chừng mực cho phép và tùy thuộc vào đối tượng áp dụng.

Theo những gì đang diễn ra trong xã hội Việt Nam hiện nay, dễ dàng nhận thấy nhóm thứ nhất chiếm đại đa số (như đã trình bày ở trên, đây là hệ quả của nền giáo dục XHCN và phương tiện truyền thông một chiều). Nhóm thứ hai và thứ ba chiếm số lượng ít hơn.

Nhóm thứ nhất và thứ hai đều có chung một sai lầm – đó là cho rằng: Trong các xã hội tự do, người ta có thể tùy ý làm tất cả những điều mình thích. Thực tế cho thấy, việc hạn chế thông tin không chỉ có ở các nước do thế lực độc tài bảo thủ lãnh đạo. Ví dụ, ở một số quốc gia tự do, việc lưu truyền và phổ biến thông tin về tình dục (sex) được cho phép với mọi thành phần trên 18 tuổi. Tức là thông tin đã bị hạn chế đối với các đối tượng chưa đến tuổi trưởng thành.

Nói chung, ở các quốc gia có nền kinh tế ổn định, thể chế tự do như Mỹ - việc quản lý trẻ vị thành niên (dưới 18 tuổi) được siết chặt không chỉ ở vấn đề tình dục mà còn ở tất cả các lĩnh vực khác như: phải có người đỡ đầu về kinh tế, bình đẳng xã hội…

Khi đã trưởng thành, chàng thanh niên 18 tuổi có thể tùy ý xem phim, tranh ảnh tình dục. Nhưng nếu có bằng chứng cho thấy anh ta có hành vi quấy rối (chỉ mới là quấy rối thôi nhé) ai đó, thì lập tức phải hầu tòa.


Chính sách kiểm duyệt thông tin là thước đo năng lực tư duy của giới trí thức.

Điều này hoàn toàn dựa trên cơ sở suy luận logic. Hãy lấy chế độ Việt Nam hiện nay làm ví dụ minh họa.

Thứ nhất , giả sử rằng những thông tin mà nhà nước liệt vào dạng “phản động” thực sự nói lên các điều sai trái, tiêm nhiễm độc hại cho người tiếp nhận. Ai là đối tượng tiếp nhận các thông tin này? Nên biết rằng, điện toán và Internet là những kỹ nghệ rất mới. Chỉ có tầng lớp thanh niên trí thức mới tiếp cận và có ý muốn được tiếp cận các thông tin này. Đây chính là lớp người có khả năng suy luận cao, chiếm hàm lượng chất xám lớn trong xã hội. Vậy thì tại sao không để họ được tự do tiếp nhận các thông tin ấy, tự mình phân tích, đánh giá để nhìn rõ bản chất xấu xa của chúng?

Thứ hai , giả sử rằng những thông tin “phản động” đó thực sự đã nói thay ước vọng chính đáng mà người dân không được quyền bày tỏ công khai. Chúng chỉ ra những điều mà chính sách truyền thông một chiều luôn giấu kín… Nói tóm lại, đó là tất cả các thông tin không có lợi cho thế lực nắm quyền. Như vậy, việc cố tình bưng bít, cô lập các nguồn thông tin đó có phải là chính sách khôn ngoan? Dễ nhận thấy đó là cách hành động của những người có tầm nhìn hạn hẹp. Chỉ để dập tắt những tiếng nói đối lập, họ phải trả giá quá nhiều:

- Tổn hao ngân cách

- Hạ thấp năng lực tư duy của tầng lớp trí thức

- Mạo hiểm với niềm tin của dân chúng

Ông bà xưa có câu: “Cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra” . Ở vào thời đại kỹ thuật số và mạng lưới toàn cầu này, nhà nước ôm một bọc kim to tướng như thế không phải là hạ sách sao?

Chính sách ngăn chặn Internet và độc quyền truyền thông của nhà nước muốn cho thế giới thấy 1 trong 2 điều:

- Trình độ tư duy, khả năng lượng giá thông tin của tầng lớp thanh niên trí thức còn ở mức ấu trĩ; hoặc:

- Sự yếu kém, bế tắc về cơ sở lý luận của thông tin “chính thống” so với các thông tin trái chiều, “phản động”.

III. Định hướng nào cho thanh niên?

Thật may mắn, thanh niên là tầng lớp năng động của xã hội. Nhu cầu khát khao tìm kiếm cái mới, vươn đến thế giới tri thức bao la đã giúp họ thoát được tư duy sai lầm của nền giáo dục XHCN. Tiếc rằng, số thanh niên tiến bộ này chiếm số lượng chưa nhiều. Một mặt do chính sách tuyên truyền một chiều, mặt khác do những khó khăn của cuộc sống thực tế mà họ phải đối diện hằng ngày.

Làm thế nào để thoát khỏi tư duy kiểu cũ mà không bị gây khó dễ trong sinh hoạt cộng đồng?

1. “Vượt biên” kiểu mới - đào thoát sang thế giới tự do bằng mọi giá: đi du học, đi lao động… rồi tìm cách ở lại. Giải pháp này mang tính ích kỷ cá nhân, tuy nhiên lại là cách duy nhất để thoát khỏi chế độ độc tài toàn trị. Dù sao, họ cũng có cái lý của mình: Trước mắt, ra đi để xây dựng tiền đồ cho riêng mình. Khi đất nước thực sự có tự do, dân chủ, nhân quyền thì trở về phụng sự cũng chưa muộn.

2. “Sống chung với lũ” - thể hiện sự chấp thuận đồng tình bên ngoài, nhưng trong lòng không tin tưởng, luôn tìm cách tiếp cận với nguồn thông tin từ thế giới tự do. Giải pháp này thỏa mãn cả hai điều: vừa đảm bảo ổn định cuộc sống, vừa tiếp thu được nguồn tri thức tiến bộ. Tuy nhiên, cái giá phải trả là người ta mất đi sự thanh thản của tâm hồn, tính nhân văn trong hành xử dần dần bị xơ cứng do phải đóng kịch, sống cuộc sống hai mặt hằng ngày.

3. “Nói không với chính trị ” - Một số thanh niên lao vào kinh doanh hoặc hoạt động khoa học. Đối với họ, chính trị là vấn đề tế nhị và phiền phức không đáng quan tâm. Một thanh niên thuộc thế hệ 8x quản trị một diễn đàn trên mạng cho biết: “Diễn đàn em không thảo luận về chính trị đâu”. Khi được hỏi “chính trị” là gì? Anh ta trả lời: “Là phản động đó anh”!!! Trong đầu của những thanh niên dạng này luôn có sẵn các công thức rất ngây ngô: Chính trị = phản động; Web đen = web nói về tự do dân chủ…

Chỉ một số ít thanh niên nhận thức được rằng, mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội đều bị chi phối bởi chính trị. Nếu chưa có được một thể chế dân chủ thực sự thì mọi nỗ lực học tập, phấn đấu, xây dựng của họ chỉ là phù phiếm.

Thanh niên là rường cột của nước nhà, là tầng lớp chịu trách nhiệm kiến thiết quốc gia trong tương lai. Thế nhưng, ngoài việc chịu ảnh hưởng của một nền giáo dục yếu kém (bệnh thành tích, nạn bằng giả, chạy trường…); họ còn phải đối mặt với một áp lực tâm lý nặng nề: Chưa đủ năng lực để phân biệt thiện, ác, đúng, sai nên nhà nước mới tốn công tốn của xây dựng các bộ lọc thông tin.

Hôm nay, chúng ta kể những câu chuyện bi hài về thời bao cấp “cấm chợ ngăn sông” 30 năm trước.

Tương lai, con cháu chúng ta lại kể cho nhau nghe chuyện ông cha chúng phải vượt tường lửa như thế nào để có được thông tin trên mạng lưới toàn cầu.

Đến lúc nào chúng ta mới thôi bước lùi vào tương lai, khi thanh niên trí thức và thế giới số vẫn bị ngăn cách nhau bởi bức tường của định kiến hẹp hòi, ấu trĩ?


Ngày 8 tháng 6 năm 2007

© DCVOnline

--------------------------------------------------------------------------------
(1) Muốn tham khảo hai xu hướng này, độc giả có thể nghe cuộc hội luận giữa 5 thanh niên đến từ nhiều vùng miền khác nhau do “Diễn đàn bạn trẻ” của đài RFA tổ chức.
(2) Tác giả dùng từ “giả sử” chỉ là sự thận trọng và tế nhị trong hành văn. Thực tế lịch sử cho thấy số đông với hàng triệu người (phần lớn đảng viên và những ai không bày tỏ bất mãn với chế độ) đã cùng nhau chấp nhận tư duy sai lầm về kinh tế-chính trị trong suốt hơn một thập kỷ sau ngày 30/4/1975.
(3) Dữ liệu ở đây đặc biệt nhấn mạnh về: văn học, lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội. Hệ thống kiểm duyệt gắt gao của nhà cầm quyền gây nhiều khó khăn cho việc tiếp cận các thông tin đa chiều trong các lĩnh vực kể trên (ngoại trừ một số người biết cách vượt tường lửa). Nói như thế không có nghĩa là các thông tin khác về khoa học tự nhiên… được phổ biến đầy đủ, ít nhiều nó cũng bị vạ lây. Thực hiện chủ trương “thà chặn nhầm còn hơn bỏ sót”, bộ lọc của hệ thống kiểm duyệt đã thẳng tay loại bỏ những gì có dính dáng đến cái gọi là “phản động”.
Đây là một câu chuyện bi hài có thật minh họa cho điều này, xin được tóm lược như sau:
Một du học sinh tạo cho mình một blog (nhật ký cá nhân trên mạng lưới) khá đẹp, rồi gởi link về cho cô bạn gái đang là sinh viên ở Việt Nam. Không hiểu vì sao hệ thống kiểm duyệt lại liệt cái blogspot.com (của Google) vào diện phản động. Do đó, khi vừa truy cập vào link này thì có bảng thông báo: “Bạn vừa truy cập vào một trang web đen, phản động hoặc đồi trụy!”, rồi đóng luôn trình duyệt web và tất cả các trang đang mở. Tức tối vì bức thư đang soạn bị mất và nhiều tư liệu chưa lưu trữ, đồng thời cho rằng bạn trai là tên dâm đãng coi thường mình, cô bạn cắt đứt liên lạc. Mãi về sau, qua tâm sự với người bạn thân rất rành về Internet, nỗi oan của anh chàng kia mới được hóa giải.

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3439

Từ bịt miệng đến… bịt mắt, bịt tai
Bush honors victims of communism

vendredi 8 juin 2007

The end of Dịch vụ Bồ nhí-Cha nuôi?

The end of Dịch vụ Bồ nhí-Cha nuôi?

Lê Diễn Đức



The Best Service of “Em Út” in Vietnam

Bạn đọc nào muốn tìm hiểu cặn kẽ thêm đề tài “bồ nhí, cha nuôi” – một hình thức sinh hoạt rất phổ cập hiện nay của các tay tư bản đỏ xài tiền chùa – xin bấm vào link này. Tác giả Trần Khải Thanh Thuỷ vào dịp ngày quốc tế phụ nữ 8/03/2006 đã viết cho DCVOnline một thiên phóng sự thật thú vị

Tôi đã trò chuyện với nhiều người Việt sinh sống và làm ăn ở nước ngoài sau khi họ trở về từ Việt Nam. Đề tài mà các đấng mày râu (có chút tiền giắt bót) thích nhất là… “gái”! Có câu tục ngữ (nguyên văn hơi bị… thô lỗ) mà mọi người cho là thể hiện rõ ràng nhất tính đặc thù của Playboys Việt Nam: “Đầu ánh bạc, bóp ánh kim, chim ánh thép!”.

Có lần tôi đã nổi nóng trong bữa nhậu với một anh chàng xứ Nghệ. Anh ta nói, đại loại, bây giờ chẳng đâu sướng bằng Việt Nam, cái gì cũng có, miễn có tiền.

Tôi căn vặn anh ta: Bộ cuộc đời con người chỉ có xe hơi, nhà lầu, ăn mặc đẹp là tất cả? Cứ sống chết mặc bay? Môi trường xung quanh mà con cái anh đang trưởng thành ra sao? Nền giáo dục của Việt Nam như thế nào? Đạo đức xã hội? Cái gì cũng mua được bằng tiền, từ chạy án, mua bán chức vụ đến tri thức của con người, nên tiến sĩ giấy cứ ra ngõ là gặp. Đất nước với tầng lớp trí thức dỏm như vậy sẽ đi đến đâu? Có thật hạnh phúc khi muốn nói mà không dám nói, đụng đến chính quyền thì sợ mang vạ? Có thoải mái muốn xem gì thì xem, đọc gì thì đọc, hay là chỉ xem vài ba chương trình TV và 600 tờ báo của đảng? Ăn uống có thực ngon khi lúc nào cũng ám ảnh nhiễm độc hoá chất? Vệ sinh công cộng, an toàn giao thông? Vân vân và vân vân… Anh ta đỏ mặt và ngồi im.

Thì ra cái lý do mà anh ta nói như thánh tướng, nhưng lại cứ thích nằm lỳ ở nước ngoài là, mỗi năm mang ít đô la về Việt Nam ăn xài - nếu đừng đụng đến chính trị - thì tha hồ sống phè phỡn, “luật là cái đinh”, phong bì là êm hết. Ở Việt Nam, không bị mặc cảm mình là người da vàng mũi tẹt, đầu ngắn cũng được, cứ có cái mác “Việt Kiều” là oách rồi, chẳng ai quan tâm anh làm cái gì bên đó, miễn nhiều “Xanh” chơi xộp là ngon cơm, tha hồ vênh váo hưởng thụ dịch vụ “em út” hấp dẫn vào hàng số một trên thế giới! Anh ta nói: không nơi nào trên trái đất này có “những bông hoa nhỏ” cần cù “làm việc” vì đô la như ở đất Việt ta ngàn năm văn hiến!

Cách đây ít bữa, một người bạn tôi, ký giả của một cơ quan truyền thông, vừa ở Việt Nam về, ghé qua Ba Lan chơi. Anh ta mô tả vài ví dụ dịch vụ này. “Rất hiếm nơi nào trên trái đất có “The best service” như vậy!” – Người bạn khẳng định. Anh ta được đám bạn có quyền, có chức kéo ra ngoại thành Sài Gòn, trên cánh đồng, cây cỏ hữu tình, ngồi hứng gió thoang thoảng đón hoàng hôn xuống. Chỉ sau vài cú điện thoại, một loạt xe gắn máy đi đến tận nơi cung cấp đủ thứ sơn hào, hải vị, “bia bốc khói” (tức là ướp lạnh, khi lấy ra khỏi thùng phải toả hơi) và một giàn “bươm bướm” xinh tươi bay lượn phục vụ, massage, “hát” cho anh nghe từ A đến Z… - “Không hiểu sao, con gái Việt Nam trẻ, đẹp, ngoan ngoãn đi làm điếm ở đâu ra mà nhiều đến thế!” – Anh bạn xuýt xoa.

Trong một xã hội như thế nên chúng ta càng không lấy làm lạ khi các quan chức của chính quyền Việt Nam là những Playboy thứ thiệt, mà Lương Quốc Dũng, Nguyễn Việt Tiến… chỉ là ví dụ điển hình, xui nên bị… lọt sàng mà thôi.

Ông bạn đồng niên của tôi, sếp một tổng công ty bự ở Việt Nam, có lần thổ lộ rằng, vấn đề “gái” giải quyết được rất nhiều, không phải chỉ chuyện riêng, mà cả chuyện công. Thể như, cơ quan bị thanh tra chẳng hạn, nếu cho đệ tử khéo mồm, dẻo miệng dụ được các các ngài trong đoàn đi bia ôm thì kể như xong phim. Chịu đi tức là chịu chơi và tin đối tác. Ngày hôm sau mọi thứ đều trơn tru, dễ ăn, dễ nói hơn. Tất nhiên, ăn đồ xịn, uống thả giàn, rượu hay bia ngoại tuỳ khách, lâu lâu chiêu một ngụm nước mài sừng tê giác khử độc, tăng lực và bắt buộc phải có màn ca hát (chí ít cũng)... bằng tay chân để tráng miệng. Tiền chùa ngu sao mà kẹt xỉn!

Đô la của các vị tư bản đỏ kiếm dễ quá vì khỏi cần lao động hoặc trí tuệ gì cả, miễn leo lên được cái chức kha khá. Chữ ký là tiền. Bết bát lắm như các trưởng phòng cảnh sát giao thông thì cũng có quyền phân cho ai đứng chỗ ngon để… phạt nhiều và chung chi đẹp. Vì thế các vị quan thời cộng sản nâng trò tiêu khiển với các em lên thành công nghệ. Model “Bồ nhí-Cha nuôi” trong vài năm gần đây phát triển rất nhanh, chắc chắn cao hơn nhiều mức độ tăng trưởng kinh tế 7 hay 8 % gì đó! Tiện lợi đôi đường. Giờ làm việc, xù cơ quan, tạt ngang ngửa lúc nào cũng OK, tránh được dư luận và con mắt cú vọ rình mò của các bà vợ sồn sồn, ghen dữ như sư tử Hà Đông. Tính cho cùng, bao gái trọn gói nhiều khi còn rẻ hơn là ăn xài hoang phí nơi vũ trường, tửu điếm với cả đống bạn bè. An toàn. Khỏi dùng condom tránh HIV/AIDS…

Ngẫm nghĩ cái câu mà chàng trai xứ Nghệ nói “Ở Việt Nam bây giờ sướng nhất” có lẽ cũng đúng chứ không oan lắm. Nhưng mà chỉ đúng với loại người như anh ta và các quan chức cộng sản giàu có mà thôi.

http://www.danchimviet.com/php/images/062007/saigon1.jpg
Đi Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Trị chi cho xa, Trẻ em Sài Gòn đây!
Nguồn: www.21plus.tv
--------------------------------------------------------------------------------

Hãy đi về miền quê vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam… gặp bà con nông dân thì sẽ thấy ngay “sướng” hay khốn khổ, khốn nạn! Cái “sướng” của các ngài tư bản đỏ là sự chơi bời sa đoạ trên mồ hôi, nước mắt của những người lao động, vẫn hai sương một nắng, “ngẩng đầu lên chẳng thấy mặt trời, kiếp trâu cày chạy bữa đứt hơi, gãy xương sống mòn vai vẫn khổ”...

Câu hay nói trong dân gian là họ xài “tiền nhà nước”! Nhà nước nào nhỉ? Tiền bạc của nhà nước, dù là nhà nước cộng sản đi nữa, thì cũng đều là tài sản chung của nhân dân từ các nguồn thu thuế, khai thác tài nguyên, vay mượn hay được viện trợ của nước ngoài…

Chỉ có một chế độ độc đảng nắm quyền cai trị, một mình một chiếu, vừa đá bóng vừa thổi còi, tha hồ tung tác mà không bị ai kiểm soát, mới sinh sản ra những kẻ thoái hoá, đồi bại, trộm cướp như các quan chức cộng sản Việt Nam Lương Quốc Dũng, Nguyễn Việt Tiến và rất nhiều, rất nhiều người khác!


The Best Service of "Em Út” in Vietnam?

Nhầm to! “The Best Service of Em Út” phải ở China kìa!

Cả nước Việt Nam 4.000 năm văn vật bây giờ tràn ngập hàng hoá Tàu, phim Tàu, nhạc Tàu, lối sống Tàu…


Uống bia “tay quơ”, trên lưng là mãnh hổ làm massage.
Nguồn: 21plus.tv
--------------------------------------------------------------------------------

Lạ thật! Cái anh hàng xóm khổng lồ kia đã nghìn năm xua quân Bắc thuộc, định đồng hoá luôn cả dân tộc Việt, lại còn gây tiếp không biết bao nhiêu cuộc xâm lăng khác tàn phá, và mới trong thập niên 70 đây thôi, chính đảng cộng sản Việt Nam đã ghi cả vào hiến pháp, gọi Tàu là “quân bành trướng Bắc Kinh”, “kẻ thù truyền kiếp”… Trong suốt chiều dài lịch sử, chưa bao giờ Trung Nam Hải từ bỏ thôn tính Việt Nam, coi Việt Nam chỉ là tỉnh lẻ. Vậy mà ngày nay, dường như có rất nhiều người Việt vừa mê, vừa sợ, thậm chí phục Tàu đến mức nô lệ! Thấy anh ta phát triển kinh tế nhanh quá nên ngợp chăng? Hay là do văn hoá hưởng thụ lai căng tả phí lù, ông chẳng ra ông mà thằng chẳng ra thằng: một tí Tàu, một tị Nam Hàn, một chút Âu-Mỹ - nên quên mất mình là Con Rồng cháu Tiên, đã vô số lần đánh cho giặc Tàu chạy tơi bời không còn mảnh giáp? May mắn thay, vẫn còn rất nhiều người Việt có lương tri, yêu nước, luôn luôn biết ơn Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ… và lấy gương các vị ah hùng, hào kiệt đó của dân tộc mà ngẩng cao đầu.

Với đảng cộng sản Việt Nam thì khỏi chê!. “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”? Sau khi anh Hai Liên Xô, thành trì của phe cộng sản ở châu Âu bị sụp đổ, vì “giá áo túi cơm” nên đành cúi đầu, nhắm mắt theo Thiên Tử phương Bắc? Còn cách nào hơn để giữ cái giả hiệu “xã hội chủ nghĩa”!

Cái mô hình cai trị chính trị cũng như kinh tế mà còn là bản photocopy của anh Ba Tàu, thì nhằm nhò chi ba cái dịch vụ lẻ tẻ khác!

Cho nên, “Em Út Service” kia cũng chỉ là phiên bản của mấy anh mắt xếch mà thôi. Ở Việt Nam ngày nay có cái gì mà không bắt chước Ba Tàu?

Trong bài "Những kẻ lập dị mắt xếch" của Rafael Poch, phóng viên của báo La Vanguardia Tây Ban Nha tại Trung Quốc (DCVOnline 26/01/2007), bạn đọc đã thấy được một phần dịch vụ và “công nghệ này”.

Trích một đoạn: Môn “thể thao” mang tầm vóc dân tộc nhất của Trung Nam Hải phải nói là... sống chung với nhân tình: đựợc hiểu ở đây theo kiểu bao gái trọn gói, kể cả nhà ở. Tại những thành phố giàu có, ví dụ như Guangzhou hay Szanghai, các nhà doanh nghiệp mua hết nguyên khu nhà để sống với người tình. Tại Shenzhen, mức độ còn cao hơn – những doanh nhân láng giềng Hongkong xác nhận – tìm nhà ở và người tình tại Trung Hoa lục địa rẻ hơn. Thậm chí trong khu vực công nhân Chongqing, một thành phố nghèo nhất nằm ở trung tâm Trung Quốc, có nhiều khu nhà ở mà trong đó chỉ các cặp tình nhân sinh sống.

Nhật báo Ba Lan Dziennik, 3/06/2007 cho hay, “công nghệ Bồ nhí-Cha nuôi” đã phát triển chóng mặt như nền kinh tế nước này và làm Bắc Kinh rất lo ngại. Gái thì đi đôi với tiền. Mà tiền dễ kiếm nhất là thụt két nhà nước, nói hoa mỹ hơn là tham nhũng.

Hu Xing, một quan chức của tỉnh Yunnan tin chắc rằng mình sẽ qua mặt được công an khi lên máy bay với một phần tiền từ 5 triệu đô kiếm chác được. Ông ta trốn qua Singapore. Ngày 18/02/2007, Hu Xing đã bị cảnh sát Singapore bắt. Từ thời điểm này, nhà cầm quyền Bắc Kinh thường xuyên đưa Hu Xing ra như một điển hình của tham nhũng. Một trong những nguyên do mà Bắc Kinh nêu lên, dẫn đến tham nhũng chính là “Bồ nhí -Cha nuôi” và “những quan hệ tình dục bất hợp pháp”.

Tỉnh Guangdong giàu có đang bàn tới việc kỷ luật các quan chức sống chung và bao nhân tình. Từ cuối tháng 04/2007, hình thức kỷ luật này được áp dụng trên toàn Trung Quốc. Người vi phạm sẽ bị mất chức. Chính quyền Guangdong giải thích rằng, họ phải bảo vệ hạnh phúc gia đình và ngăn chặn tham nhũng, vì các quan lấy tiền nhà nước chi trả nhà cửa, áo lông thú và lương tháng cho các nhân tình.

“Đây chỉ là cuộc chiến với cối xay gió” – Nhà Hán học Anh quốc Kerry Brown nói với nhật báo Dziennik.

Người Việt mới học đòi anh Ba Tàu từ ngày “mở cửa” thôi, chứ truyền thống này anh Ba đã có từ thời xưa kìa! Trong năm 1949, những người cộng sản Tàu đã ra lệnh cấm có nhân tình. Thế nhưng nói được ai, khi sếp sòng Mao Trạch Đông có cả tá em út. Chính Mao Trạch Đông theo bước các nhà vua trước đó và tin rằng, ngủ với con gái còn trinh sẽ may mắn và kéo dài thêm tuổi thọ.

Cùng với kinh tế thị trường, truyền thống này được hồi sinh sau năm 1979, và bắt đầu những năm 80, nhà cầm quyền Bắc Kinh cảm thấy đang có nguy cơ “boom” tràn lan nên lại ra lệnh cấm.

Từ những năm 90, ngày càng nhiều các nhà doanh nghiệp gặt hái được may mắn. –“Trong thế giới người Hoa, có tiền bao người đẹp được xem là một thứ xa xỉ, hãnh diện, giống như đồng hồ vàng hay xe hơi sang trọng” – Jarek Zawadzki, một người Ba Lan làm trung gian buôn bán tại miền nam Trung Quốc nói với Dziennik.

Thế nhưng các quan chức chẳng bao giờ chịu thua kém các doanh nghiệp “geithu” (tư nhân), thậm chí chơi bảnh hơn nhiều lần. Bí thư thành phố Fujian - Lin Longfei, có đến 22 bồ nhí, trong đó có cả các mỹ nữ chuyên nghiệp của làng chơi. Cực điểm thoả mãn của vị bí thư cộng sản được kết thúc bằng... án tử hình trong năm 2004 với tội tham nhũng.

Cuộc chiến chống “Bồ nhí-Cha nuôi” xem chừng khó khăn còn hơn chống khủng bố. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã phải đích thân phát động chiến dịch.

Dziennik viết: Những người dân Trung Quốc bình thường căm giận sự ăn cắp của các quan chức, nhưng ít ai tin rằng chiến dịch này loại trừ được tham nhũng và dẹp bỏ tình trạng bao gái. Những nhà quan sát chính trị cho rằng, trong chiến dịch này ẩn náu âm mưu chính trị. - “Hồ muốn trước đại hội đảng cộng sản Trung Quốc lấy cớ để gạt bỏ những người ủng hộ Giang Trạch Dân” - Kerry Brown nói – “Cũng không phải tình cờ mà một trong những xì-căng-đan lớn nhất về tham nhũng trong năm ngoái được phát hiện ở Thượng Hải (Szanghai) mà cựu thị trưởng chính là Giang” – Ông nói thêm.

Thì ra thế! Anh Ba mà như vậy thì làm sao thằng em Hà Nội bỏ được.

Đành nhắc lại rằng, “The Best Service of Em Út” ở Việt Nam là sai, sai chắc. Khó mà qua mặt đàn anh, kể cả chuyện gái gố, thưa các chàng Việt Kiều "yêu nước" và quan chức cộng sản Việt Nam ạ! Phận ăn theo, nói leo, bắt chước, được xếp hạng nhì là OK lắm rồi! Và hãy coi chừng nạn trai thừa, gái thiếu bên anh Ba. Chúng nó mà ùa sang "Bắc thuộc" lần nữa, vơ hết cả đàn bà con gái xứ "Giao Chỉ" thì lúc ấy mới sáng mắt ra, không còn tinh tướng gì được nữa đâu!


Warsaw, 8/06/2007

© DCVOnline

dcv

jeudi 7 juin 2007

Nick Út nói về buổi triển lãm bị hủy tại Sài Gòn

Nick Út nói về buổi triển lãm bị hủy tại Sài Gòn
Wednesday, June 06, 2007



Hình bên: Cô Phạm Kim Phúc cầm trên tay cuốn sách với trang bìa in bức hình nổi tiếng của phóng viên Nick Út. Bức hình chụp năm 1972 khi Kim Phúc mới 8 tuổi, chạy loạn tại Tràng Bàng, Tây Ninh. Nick Út được trao tặng giải thưởng Pulitzer năm 1972 nhờ tấm hình này. (Hình: Benoit Doppagne/AFP/Getty Images)


Thiện Giao

WESTMINSTER - Nick Út, phóng viên ảnh nổi tiếng thế giới, người đoạt giải thưởng Pulitzer năm 1973 cho bức Bức hình Kim Phúc - một ngoại lệ của AP
Nick Út chụp bức hình bé gái Kim Phúc bằng máy ảnh Kodak 400 ASA, trắng đen. Bức hình được một nhiếp ảnh gia Nhật Bản nổi tiếng, Ishizaki Jackson, rửa trong một phòng lab của hãng thông tấn AP tại Sài Gòn.

Một ngày của năm 1972, Nick và Ishizaki chuẩn bị bộ ảnh 8 tấm, kích thước 5 x 7. Một editor của AP tại Sài Gòn từ chối cho đăng hình có nội dung bé gái khỏa thân, được chụp từ hướng chính diện. Vào giai đoạn ấy, nguyên tắc của AP là không bao giờ đăng bất cứ hình ảnh khỏa thân chụp chính diện, bất kể lứa tuổi và giới tính. Tất cả các phóng viên tại văn phòng AP tranh luận gay gắt về tấm hình. Cùng lúc ấy, phóng viên Peter Arnett và trưởng phòng ảnh của AP tại Sài Gòn, Horst Faas, bước vào văn phòng. Horst liên lạc trực tiếp với tổng hành dinh AP tại New York. Ông nói, AP phải tạo một ngoại lệ cho bức hình này. Ðổi lại, khuôn mặt Kim Phúc sẽ không bị phóng to.

Trưởng phòng ảnh của AP tại New York, Hal Buell, đồng ý rằng, giá trị tin tức của bức hình Kim Phúc cao hơn các nguyên tắc hình khỏa thân.

Bức hình Kim Phúc, từ giây phút ấy, được loan đi khắp thế giới.

(trích từ “How The Picture Reached the World” của Horst Faas và Marianne Fulton)

hình “Kim Phúc,” đã bị từ chối cho triển lãm tại Việt Nam đúng vào ngày khai mạc phòng tranh.

“Mọi chuyện bắt đầu rất tử tế. Mọi chuẩn bị đã hoàn tất. Ðúng vào ngày 1 Tháng Sáu, tức là ngày bắt đầu cuộc triển lãm, ‘họ’ nói không được.” Phóng viên Nick Út cho Người Việt biết qua điện thoại.

Mọi người đều bất ngờ. Người dân, sinh viên, cánh nhà báo, khách nước ngoài, đều bất ngờ. Có cả những người yêu mến Nick Út, mang theo hoa đến phòng triển lãm, cũng không được vào. Phòng tranh đã đóng cửa!

Nick Út cho biết, buổi triển lãm này, thật ra không phải do ông yêu cầu. “Chính họ mời tôi tham gia cùng một nhiếp ảnh gia Việt Nam là Huỳnh Ngọc Dân.” Người đại diện tổ chức, ông Ðồng Ðức Thành, phó chủ tịch thường trực Hội Nhiếp Ảnh Sài Gòn, chính là người thông báo đóng cửa phòng triển lãm. “Báo chí rất tử tế. Ông Thành cũng rất tử tế. Nhưng ông Thành đã thay đổi vào những ngày cuối cùng.” Nick Út nói rằng, ông Thành gợi ý nên đưa “bao thư” cho giới nhà báo. Nick Út từ chối: “Họ là nhà báo, tôi cũng là nhà báo. Tôi không làm như vậy.”

Một trong những nguyên nhân chính, theo Nick Út, có lẽ liên quan đến vấn đề chính trị. “Ngay từ đầu, phía Việt Nam nói rằng, họ muốn triển lãm nghệ thuật chứ không phải báo chí.” Nick Út trả lời: “Tôi là một nhà báo. Tôi làm phóng viên cho AP hơn 41 năm. Buổi triển lãm này là báo chí chứ không chỉ là nghệ thuật.”

Phía Việt Nam kiểm soát từng chút một về các caption (lời giới thiệu) dưới các tấm hình. Nick Út nói rằng, tất cả những danh từ như “hy sinh,” “tử trận,” “tị nạn chiến tranh...” đều bị yêu cầu thay đổi. “Bức hình tôi chụp anh tôi, Huỳnh Thanh Mỹ, chết lúc đang làm phóng viên cũng bị yêu cầu đổi caption.” Lúc đầu, Nick Út dùng chữ “hy sinh,” phía Việt Nam yêu cầu dùng một chữ khác. Một bức hình khác, Nick Út chụp một sĩ quan không quân Việt Nam Cộng Hòa đang bồng một đứa bé những giờ cuối cùng của miền Nam. Phía Việt Nam yêu cầu diễn dịch “tị nạn chính quyền miền Nam” chứ không phải “tị nạn chiến tranh.”

Phía Việt Nam muốn đọc và kiểm soát tất cả các caption. Họ muốn Nick Út tham dự trong vai trò nghệ thuật, tách hẳn ra khỏi báo chí. “Tôi là một nhà báo. Tôi trình bày những hình ảnh ghi nhận được từ chiến tranh.”

Nick nhìn nhận: “Có lẽ, thời điểm này chưa thuận tiện!”

Nick Út bắt đầu thất vọng về cuộc triển lãm từ trước lúc mở cửa. “Phòng triển lãm dơ không chịu được. Họ đậu xe máy ngay cả trong phòng triển lãm.” Ðiều khiến Nick Út bối rối, là sự “thất hứa” với khán giả của ông. “Tôi không buồn cho tôi. Tôi chỉ buồn cho đồng bào mình. Nhiều người muốn đến xem, nhưng ước muốn của họ đã không thực hiện được vào phút chót.”

Ðến bây giờ, phía Việt Nam vẫn chưa đưa ra lý do chính thức của việc đóng cửa phòng tranh. Ðồng Ðức Thành, người yêu cầu đóng cửa phòng tranh vẫn chưa nói gì với Nick Út. “Ông Thành đề cập đến vụ phong bì cho các nhà báo; rồi chuyện chiêu đãi khách đến xem. Tất cả đều có nhà hàng lo liệu rồi. Tôi nghĩ, những lý do họ đưa ra rất vớ vẩn.”

“Tôi sẽ không quay trở lại, dù có lời mời. Sau này, nếu có gặp lại Ðồng Ðức Thành, tôi cũng sẽ nói chuyện bình thường, như không có chuyện gì xảy ra.” Nick Út có những nhận định tốt về giới báo chí Sài Gòn. Họ là những đồng nghiệp của ông, và đã ủng hộ ông từ đầu. “Các anh em bên báo Thanh Niên giúp Nick rất nhiều.”

Ngay sau khi đóng cửa phòng triển lãm, Lãnh Sự Pháp tại Sài Gòn đã đề nghị được triển lãm ngay tại tòa lãnh sự.

“Gấp quá. Phòng tranh bị đóng cửa ngày 1 Tháng Sáu. Tôi phải về lại Hoa Kỳ ngày 3 Tháng Sáu.”

Nick kết luận: “Có lẽ chưa thuận tiện. ‘Họ’ chỉ lợi dụng hình Kim Phúc của mình.”

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=60772&z=2

lundi 4 juin 2007

Công bằng trong các cơ hội

Công bằng trong các cơ hội
02.06.2007 10:46

Biếm họa trong tuần của NOP

Báo cáo 2005 của WB mới công bố cuối tuần qua mang tựa đề “Công bằng và phát triển”. Francois Bourguignon, phó chủ tịch, lý thuyết gia của WB, giải thích: “Khái niệm cơ bản và cũng là quan tâm hàng đầu của báo cáo này chính là lẽ công bằng”. Thế nhưng, công bằng là gì?

Francois Bourguignon trả lời: “Công bằng được định nghĩa là công bằng trong các cơ hội. Đó là sự công bằng trước khi người ta có thể được biết một hoạt động kinh tế sẽ đem đến kết quả gì. Đó là việc dân chúng được đến với các công cụ kinh tế như tín dụng, được tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế, được bước vào thị trường lao động mà không bị phân biệt đối xử... Công bằng cần được xem như là yếu tố chủ yếu của mọi sách lược giảm nghèo”.

Liên hệ với VN, tạm lấy thí dụ trong lĩnh vực đất đai. Một người dân có miếng đất ở một quận ven TP.HCM kể: “Bỗng dưng cả khu vực được qui hoạch thành khu công nghiệp, mọi chuyển nhượng đất bị ngưng, rồi thì giải tỏa, đền bù “theo thỏa thuận”.

Song thỏa thuận gì nữa khi mà khu vực đó đã bị qui hoạch thành khu công nghiệp, bán cho ai được nữa ngoại trừ cho chủ dự án? Tất cả như đàn cá vào rọ. Sau giải tỏa, dự án khu công nghiệp đó biến thành khu nhà ở, khu biệt thự...

Giá trị đất khi giải tỏa tính bằng đơn vị trăm ngàn đồng/m2, thậm chí chục ngàn đồng, vài năm sau khi dự án biến dạng phải tính bằng đơn vị chục triệu đồng/ m2”. Trong những trường hợp đó ai hưởng lợi? Những ai “biết trước hoạt động kinh tế (ở đây là đầu tư dự án) sẽ đem đến kết quả gì”, theo giải thích của WB.

Một chuyện khác: mới đây thôi, chủ một miếng đất xin giấy phép xây dựng được phòng quản lý đô thị trả lời: “Không được, quận có chủ trương xây dựng nhà trẻ liên phường”. Hỏi: Quận chủ trương từ hồi nào?

Trả lời: Tháng 5-2005. Làm sao cái gọi là “chủ trương của quận” mới tinh khôi đó có trong bất cứ bản đồ qui hoạch nào đã được TP duyệt? Nghĩa là ai muốn lúc nào “có chủ trương” cũng được. Ai hưởng lợi? Chưa rõ. Chỉ biết trước mắt chủ miếng đất được khuyên: “Chạy” đi cho rồi!

Nguyên nhân? Một trong hai tác giả của báo cáo, Francisco Ferreira, giải thích qui luật phổ quát toàn cầu: “Những người có quyền hành nhất ít có hứng thú tạo ra những định chế thật sự tốt lành cho mọi người, họ chỉ hành động vì lợi ích của nhóm mà họ đại diện”.

Trường hợp “bố con nhà Mai Văn và đồng sự” đã xảy ra được là do không có cơ hội đồng đều cho mọi người. Con nhà ai chẳng học hành gì sất mà lại vô lọt cái “vụ quota” béo bở đó? Cũng thế, ai có thể thắng thầu điện kế điện tử ngoài thân nhân các ngài chánh phó, giám đốc sở điện lực?...

WB định nghĩa: “Cơ hội đồng đều tức là sự thành đạt của một người phải do các nỗ lực, chọn lựa và tài năng của người ấy, chứ không do những hoàn cảnh có sẵn trước đó như chủng tộc, giới tính, nhóm xã hội, gốc gác gia đình, sinh quán của họ”.

Làm gì để giải quyết bất công? Theo WB, hãy bắt đầu bằng những hành động cụ thể như đầu tư cho con người, cho người nghèo, cho hạ tầng.

Đầu tư cho con người có thể bắt đầu từ sớm nơi trẻ em. Một thí dụ của WB: khảo sát thấy trẻ em nghèo, thiếu dinh dưỡng có khả năng nhận thức thấp hơn, Chính phủ Jamaica đưa ra chương trình cung cấp dinh dưỡng bổ sung, cơ bản là sữa, cho trẻ em, nhằm giúp trẻ em nghèo đủ “sức” đi học kịp chúng bạn. Một số nước đã giải quyết cho con em gia đình nghèo học giỏi vào đại học bằng chính sách cho vay học phí.

Cũng có thể xóa bất công bằng cách đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Ở nhiều nơi, người giàu thoải mái sử dụng nước máy, người nghèo phải mua lại nước với giá cao, không mua được thì cứ thế mà “uống sống sít” rồi sinh bệnh tật đủ bề. Bởi thế WB “thích” tài trợ các dự án cấp nước sạch cho người nghèo - như dự án 112 triệu đôla cho VN vay để đưa nước sạch đến cho khoảng 1 triệu người vừa ký hôm 15-7. Hay các dự án 200 triệu USD cho vay không lãi suất để hỗ trợ VN phát triển hệ thống truyền tải và phân phối điện cho có hiệu quả mới thông qua hôm 28-7.

Thế nhưng, có những điều mà WB hay các tổ chức quốc tế khác không thể giúp được, chỉ ta mới có thể làm được. Như bình đẳng trong tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm... chẳng hạn. Từ hơn chục năm qua, thị trường lao động ở VN ngày càng khởi sắc vì mọi chọn lựa, tuyển dụng chỉ theo yêu cầu, tính chất của vị trí, theo mục tiêu của công ty, chứ không theo bất cứ yêu cầu phi - chuyên môn nào khác.


World Bank và Việt Nam

Kể từ khi nối lại hoạt động tại VN năm 1993, Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ VN 51 dự án chống nghèo thông qua việc tài trợ các lĩnh vực như nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, chương trình chăm sóc sức khỏe, trường học và các nhu cầu thiết yếu khác.

Kể từ năm 1993, Ngân hàng Thế giới đã cam kết tài trợ VN 5,6 tỉ đôla, trong đó 2,9 tỉ đã được giải ngân. VN đã trở thành nước hưởng vốn vay ODA lớn nhất trên thế giới. Mới đây nhất, ngày 15-9-2005, WB thông qua ba dự án tín dụng trị giá 225 triệu USD cung cấp nước sạch và nhà vệ sinh ở nông thôn, phòng ngừa thiên tai, cải thiện cách cung cấp thông tin...

Ngân hàng Thế giới cung cấp ba loại hình hỗ trợ VN: (1) thiết kế và tài trợ dự án phát triển, (2) phân tích, đánh giá và hỗ trợ kỹ thuật; (3) tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại của các nhà tài trợ. Ngoài ra, hằng năm Ngân hàng Thế giới đồng chủ tọa Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho VN. (Nguồn: WB).



(Theo Tuổi Trẻ Cuối Tuần)

Vài nét về Khác biệt giữa chủ nghĩa Mác Lê Nin và chế độ tự do dân chủ thật sự

Vài nét về Khác biệt giữa chủ nghĩa Mác Lê Nin (xhcn "khoa học") và chế độ tự do dân chủ thật sự


Đảng nào theo chủ nghĩa Mác Lê Nin thì phải theo bốn trụ cột:

Trụ cột

thứ nhất là học thuyết đấu tranh giai cấp.

Thứ hai, đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân phải đi đến chuyên chính vô sản.

Thứ ba, là đảng Cộng sản phải độc quyền lãnh đạo, tuyệt đối không chia quyền ấy cho bất cứ ai.

Điều thứ tư, là chủ nghĩa tập trung dân chủ. Tôi xin nhắc lại, chủ nghĩa tập trung dân chủ chứ không phải chủ nghĩa dân chủ tập trung. Chủ nghĩa tập trung dân chủ, đó là nguyên tắc tổ chức của đảng và của hệ thống chính quyền do đảng độc tôn.

Những vấn đề đó là những vấn đề cơ bản, đó là nội hàm của chủ nghĩa Mác Lê Nin.

*
***
*

Từ bỏ chủ nghĩa Mác Lênin có cái nội dung cụ thể của nó. Nội dung ấy gồm sáu điểm.

Một là xoá bỏ điều bốn trong hiến pháp, tức là xoá bỏ cái quyền độc tôn thống trị của đảng trong xã hội.

Thứ hai là tách rời đảng ra khỏi chính quyền nhà nước.

Thứ ba là tổ chức đầu phiếu dân chủ và tự do.

Thứ tư là ban hành các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, cho tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do tôn giáo.

Đồng thời, thứ năm là phải xoá bỏ ngay những đạo luật hay những quy định (vi phạm quyền cơ bản của con người, vi phạm hiến pháp, Công pháp quốc tế) dưới luật chẳng hạn như nghị định 31CP mà do chính tay ông Kiệt ký, ... đi ngựơc lại với quyền tự do dân chủ của người dân chẳng hạn như nghị định 31CP do chính ông Kiệt ký trước đây và thứ sáu là xây dựng một xã hội dân sự tại Việt Nam.

Điểm thứ sáu là xây dựng một xã hội dân sự ở Việt Nam.

Đó là những điểm cơ bản đó là những điểm cụ thể để xoá bỏ chuyên chính vô sản, xóa bỏ chế độ cực quyền toàn trị ở trong nước để tiến tới một chế độ dân chủ đích thực, tạo điều kiện cho đất nước tiến lên mạnh mẽ và thoát khỏi nguy cơ tụt hậu.

Vấn đề đặt ra rõ ràng phải là như vậy nhưng vì sao ông Kiệt không dám đụng đến, vì sao ban lãnh đạo không dám đụng đến vì đụng đến là đụng đến quyền lợi giai cấp của họ, đó là giai cấp thống trị, giai cấp quan liêu mà hiện nay đang thống trị đất nước. Chính vì vậy mà người ta phải nói quanh, nói mơ hồ, nói để mà nói.

Đó là điểm tôi muốn nói về chủ nghĩa Mác Lê Nin mà ông Kiệt nêu lên

*
***
*

Vài nét sơ lược về chế độ độc tài toàn trị, về cncs về mặt thực hành:

+ Về mặt lý thuyết, triết lý, tư tưởng : rất tốt đẹp, như mơ, nhưng phản tự nhiên, phi nhân bản, phản dân chủ, phản khoa học, phản tiến hóa nhân loại, hoàn toàn hoang tưởng, chỉ thuần túy lừa bịp ! Đó là : "thế giới đại đồng, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu !", "bãi bỏ quyền tư hữu", "kinh tế tập trung, chỉ đạo";

+ Về mặt thực hành : nó dựa trên những căn bản, với 1 tổ chức khép kín sau :

a/ bưng bít, bịt miệng, độc quyền tuyên truyền giả dối, xuyên tạc sự thật, bôi nhọ, vu cáo, chụp mũ những người khác quan điểm cs, chính sách ngu dân (ngân sách dành cho giáo dục, y tế rất thấp)
Đảng kiểm soát tất cả truyền thông, thông tin (hơn 600 tờ báo đảng, TV, radio, firewall internet )

b/ lẽ phải và công lý nằm ở bạo lực, khủng bố, nòng súng, nhà tù (đảng, nhà nước), theo cái "lý" (quyền lợi) của đảng : ngân sách dành cho quân đội, công an, nhà tù rất cao !

c/ xài luật rừng, luật miêng, đe dọa, côn đồ, công an trị (vi phạm hiến pháp, công ước quốc tế)



** Những đặc điểm của chế độ độc tài, nhất là độc tài tòan trị cộng sản, như sau :

1) Một ý thức hệ Nhà nước bắt buộc ( une idéologie de l’Etat obligatoire) ;
2) Ðộc đảng có nhiệm vụ quản chế dân ( Parti unique avec le but d’encadrer la masse) ;
3) Ðộc quyền bạo lực ( Monopole de violence) :
4) Ðộc quyền phương tiện truyền thông ( Monoploe des moyens de communication) ;
5) Khủng bố dân ( Terreur de masse) ;
6) Kinh tế tập trung trong tay nhà nước ( Economie centralisée),

7/ Tướt đoạt của cải, nhân quyền, dân quyền (thuế, ngân hàng, đất đai, hợp tác xã, nguồn phân phối sản xuất lao động, xuất cảng lao nô, khống chế và kiểm soát bao tử dân, xin-cho, xin-chờ-không cho, ...)

8/ Quốc hội, Tòa án (tư pháp), Nhà nước (hành pháp) là công cụ của đảng, phục vụ cho quyền lực quyền lợi của đảng !

9/ Tất cả những tổ chức ngoại vi cũng là công cụ của đảng : mặt trận tổ quốc, hội, đoàn, tổ chức, tập hợp, công ty, tập hợp, tôn giáo quốc doanh, ... (kể cả ở ngoài nước);

Bộ chính trị đcsvn đứng ngoài hiến pháp, ngồi xổm lên HP, chỉ đạo TẤT CẢ mọi sinh hoạt của đất nước (quốc hội, tư pháp, hành pháp, quân đội, công an, báo chí, TV, radio, đoàn, đội, hội, nghiệp đoàn, ....)

Đảng cs đặt lợi ích của đảng lên trên lợi ích của dân tộc, tổ quốc !!! ( chủ nghĩa tam vô: vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo)
Đó là tinh thần quốc tế vô sản, tuân thủ tuyệt đối chỉ đạo của cs quốc tế, thành trì cách mạng xhcn hay biến thái là "chủ nghĩa mafia" thực dân đỏ kiểu mới !!!

*
***
*

Sự hình thành và Cơ cấu của Quốc hội ở những nước độc tài toàn trị ra sao ?

Một nhóm nhỏ người (12-30 người) trong cái gọi là Bộ chính trị, dành giựt chia chác nhau đa số ghế (trên 90%) trên tổng số ghế của quốc hội (bù nhìn). Những số ghế này sẽ được bầu bán cho những đảng viên trung thành với đảng. Những đảng biểu ứng cử này , sau khi "mua" chức, sẽ gỡ gạc lại khi nhiệm chức qua tham nhũng. Những số ghế còn lại sẽ dành cho ứng cử viên tự do và sẽ được sàng lọc qua cái gọi là những hiệp thương chủ trì bởi Mặt trận tổ quốc, công cụ phù phép bù nhìn của bộ chính trị cs, nghĩa là chỉ những ai thân (biết gật đầu vô điều kiện) bộ chính trị mới được chọn.

Bộ chính trị chỉ định những đảng biểu sẽ biến thành "dân biểu" qua những thủ thuật ép dân đi bầu "tự do". Những vị như thủ tướng, ... cũng có chân trong quốc hội, vừa đá bóng vừ thổi còi, nghĩa là hành pháp lại càng không độc lập với lập pháp (quốc hội) như ở những nước dân chủ thật sự.

Quốc hội bù nhìn chế ra hiến pháp, luật pháp phục vụ cho quyền lực và quyền lợi độc tôn của Bộ chính trị, đảng cộng sản theo cương lĩnh của đảng, cụ thể là điều 4 hiến pháp (sao chép điều 6 HP cs Liên Xô), xác nhận vai trò "độc quyền lãnh đạo" của đảng cộng sản, người tung kẻ hứng rất ngoạn mục và bịp bợm.

Như vậy, Bộ chính trị sẽ đứng ngoài và ngồi xổm trên hiến pháp, luật pháp, xem thường nhân dân.

Biết rõ chế độ kiểu này là đầy bất công, phi lý, không hợp lòng dân, làm đất nước tụt hậu, đảng cộng sản phải duy trì một bộ máy công an dày đặt, phung phí ngân sách quốc gia, để kềm kẹp dân, bảo vệ quyền lực quyền lợi đảng.

Để qua mặt công luận thế giới, mị dân, Hiến pháp của cs là hiến pháp dân chủ giả hiệu, đầy tính hình thức, có đầy đủ những cụm từ cần thiết (mà qua thực hành, luật lệ, nghị định cs sẽ tướt đoạt cả) : tự do, dân chủ, nhân quyền, dân quyền, dân tộc, nhân dân, đoàn kết, ... Một sự lừa bịp trắng trợn.

Quốc hội "là nơi có quyền lực cao nhất cả nước", nhưng thực chất là công cụ của đảng. Vì sao ? Hãy nhìn cách dàn dựng, tổ chức ứng cử và bầu cử :

0- QH làm việc dưới sự chỉ đạo của Bộ chính trị cs
a- trên nguyên tắc, hiến pháp có giá trị cao nhất cả nước mà mọi người bắt buộc phải tuân thủ, kể cả những ông trong Bộ chính trị cs.
b- đảng đứng ngoài và ngồi xổm lên hiến pháp ! Đặc biệt là Bộ chính trị đảng !
c- MTTQ chọn người (của đảng) ra ứng cử; duyệt xét những người ứng cử tự do và loại bỏ với những lý do rất tùy tiện, ngụy biện dàn dựng.
d- ép dân phải "tự do" đi bầu những người đảng cử với nhiều thủ đoạn độc tài (hộ khẩu, gây khó khăn trong cuộc sống)
e- dân muốn xong chuyện, yên thân, đi bầu cho qua, không quan tâm đến kết quả đã biết trước ! Sau đó, đảng tuyên truyền là bầu cử thành công ! Thực chất là những "đảng biểu" nghị gật, làm việc theo chỉ đạo của đảng !!
f- quốc hội ra hiến pháp, làm luật, đưa đảng " độc quyền lãnh đạo ", ra luật phục vụ cho lợi ích của đảng, bảo vệ đảng, đàn áp và khống chế dân !!
Xét về thủ tục ứng cử bầu cử, theo luật pháp quốc tế, thì kết quả bầu cử này là VÔ GIÁ TRỊ, vì quyền tự do của người dân không được tôn trọng và bảo vệ ! Dân không có nhiều chọn lựa tự do, dân bị ép đi bầu để yên thân trong cuộc sống, làm ăn, học hành, ... !!

Để có vẻ dân chủ, những nước độc tài còn tô vẽ thêm bằng cách cho ra hơn 600 tờ báo dưới quyền chỉ đạo của ban văn hóa và tư tưởng của đảng mà dân thường không biết rõ. Báo chí cs chỉ đưa ra những thông tin 1 chiều, không đầy đủ và thường xuyên tạc, bóp méo sự thật !! Muốn biết, trước một sự kiện, hãy đọc báo quốc nội và cả báo hải ngoại và quan sát Tivi hải ngoại (nếu không có dịp nhìn tận mắt), người ta sẽ thấy rõ sự bịp bợm 1 chiều của báo chí cs. Vì thế, không phải là vô lý, cs bưng bít, đặt tường lửa ngăn chận thông tin internet, phá sóng radio nước ngoài, phung phí ngân sách quốc gia.

Rõ hơn nữa là ngân sách quốc gia dành cho bộ máy kềm kẹp (công an), bộ máy tuyên truyền 1 chiều (báo chí, radio, TV) rất cao, so với y tế, giáo dục, ...

Cơ cấu của hệ thống chính trị độc tài toàn trị có vẻ như dân chủ, nhưng với tam quyền PHÂN CÔNG (hành pháp, lập pháp, tư pháp) dưới sự chỉ đạo của BCT và quyền lực thứ tư là truyền thông phụ thuộc hoàn toàn vào đảng.


Bầu QH 20/5/2007
Nước VN có khoảng 3,1 triệu đảng viên cs; 85,1 triệu dân
Trên 85% là đảng biểu; gần 15% là thân đảng;
Cuối cùng (số dân biểu) đại diên dân 85,1-3,1 triệu người là dưới 10% qua những kỳ hiệp thương tráo trở của MTTQ cs !! Khoảng trên 300 người tự ứng cử, qua 3 kỳ "lọc" (hiệp thương) còn lại 30 người, qua kỳ "ép" dân đi bầu còn lại 1 người "trúng cử".

Trước khi "bầu cử", NGUYEN PHU TRONG, Chủ Tich Quốc Hội Cộng Sản ra chỉ thị để động viên những vị "đảng cử" đóng kịch, về bầu cử ngày 20-5-2007: " Phải có lãnh đạo, nhưng lãnh đạo thế nào để người ta không nói mình định hướng hết rồi. Phải tránh gò ép về thời gian, định hướng để gây bức xúc trong nhân dân , tránh để dân hiểu rằng bầu cử chỉ là đóng kịch !!".

Như vậy QH này không phải là của dân như nhà văn Hoàng Tiến đã nói. QH này (từ 60 năm qua) không chỉ là QH bù nhìn, phục vụ theo chỉ đạo, quyền lợi của Bộ chính trị đảng thì là gì ???

*
***
*

Hệ quả của cơ cấu độc tài, cực quyền này là gì ?

- đa số đảng viên có thể làm chuyện bất công, phi pháp, phi đạo lý mà không bị trừng trị thích đáng, kịp thời.
- xã hội đầy dẫy những bất công.
- đất nước sẽ tụt hậu, nhân dân sẽ ươn hèn, đạo lý băng hoại, văn hóa suy đồi.
- kinh tế, con người không thể phát triển một cách hài hòa, khó sống hạnh phúc khi không có tự do tư tưởng, thông tin.
- khoảng cách giàu nghèo càng lúc càng tăng khủng khiếp, giữa một nhóm nhỏ người có quyền lực và đại đa số nhân dân.
- bộ chính trị có thể dâng đất và biển (bán nước) cho ngoại bang một cách dễ dàng như đã xảy ra, để mong được bảo hộ và giữ quyền lực.
- ngoại bang chỉ cần mua chuộc, áp đảo, đe dọa ... những người trong BCT này để thôn tính và đồng hóa đất nước.
- tốn kém rất nhiều tiền thuế của dân mà chẳng lợi ích gì cho dân cả, vì phải nuôi 2 bộ máy chồng chéo là đảng và nhà nước để kiểm soát và mị dân. Luôn mượn tiếng "nhân dân" để kết án chụp mũ người khác chính kiến, để xin tiền quốc tế, nhưng phục vụ cho đảng là chánh.
- Hiến pháp, luật pháp, nghị định, ... (vi phạm Công pháp quốc tế) tổ chức xã hội không công bằng, không hợp lý, không thực tế, không rõ ràng đầy đủ, không được áp dụng đồng đều từ trên xuống dưới, thì làm sao có ổn định bền vững để phát triển, động viên mọi người cùng đóng góp ??? Phải chăng đó chỉ là sự ngụy biện, độc đoán vì lợi ích của một nhóm nhỏ quyền lực ?

*
***
*

Xã hội dân sự tự do dân chủ, ứng cử tranh cử và bầu cử tự do & công bằng ??

Tóm tắt:


Thế nào là một quốc hội thực sự của dân, do dân, vì dân ??

Những điều kiện sau đây phải được thỏa :

1/ tự do ứng cử (không qua 1 tổ chức sàng lọc, loại bỏ -đấu tố- của đảng, tổ chức nào cả! thực tế: đảng chọn những đảng biểu, chỉ định bởi đảng, phục vụ cho lợi ích của đảng; vì không có đa đảng) : KO (cụ thể qua những kỳ bầu cử)
2/ tự do tranh cử (ko có, theo ông NV Yểu, phó chủ nhiệm ở QH) : KO
3/ tự do bầu cử ( cưỡng ép đi bầu ! vi hiến !) : KO
4/ đa đảng đa nguyên để bảo đảm có những chính sách, đường lối khác nhau trong việc điều hành quốc gia: KO
5/ có sự giám sát độc lập (về ứng cử, tranh cử, bầu cử, kiểm phiếu), của quốc tế thì càng tốt : KO

Ở những nước tự do dân chủ thật sự, có đa đảng đa nguyên, có cạnh tranh và kiểm soát lẫn nhau tránh đi đến cực quyền tập trung ở 1 người, 1 đảng, 1 nhóm. Cơ chế có tam quyền phân lập (không như cs, 3 quyền phân công, dưới sự chỉ đạo của bộ chính trị) : hành pháp (nhà nước), lập pháp (quốc hội), tư pháp (tòa án), giám sát viện (kiểm soát tính vi hiến của luật pháp). 3 cơ quan này độc lập. Tuyệt đối không được quyền dùng ngân sách quốc gia để nuôi bộ máy đảng (có thể trợ giúp 1 phần theo quy định của luật pháp, khi có đa đảng)!

*
***
*

Kết luận:

- Quốc hội cs này không đại diện cho dân, vì 4 điều kiện trên không thỏa, và không có tự do ứng cử, tranh cử, bầu cử ! Dân bị cưỡng bức đi bầu bất công "độc đảng cử dân bầu" ; đảng biểu sẽ phục vụ lợi ích của đảng !
- phải hủy bỏ điều 4 HP phi lý : đảng dàn dựng cho ra QH bù nhìn; QH ra điều 4 HP đưa đảng lên, ... ra luật rừng vi hiến, vi phạm công pháp quốc tế;
- Ngay từ năm 1946, QH đã là vô giá trị, chỉ thuần túy là hình thức. Về mặt thực hành, QH làm việc theo chỉ đạo của BCT, trung ương đảng cs, phục vụ cho quyền lợi độc tôn độc tài của đảng cs mà thôi !
- phải có tự do ngôn luận, báo chí tư nhân, truyền thông (như ở những nước dân chủ thật sự, đó là quyền lực thứ tư trong xã hội)
- Phải có công bằng, minh bạch trong quá trình ứng cử, tranh cử, bầu cử, kiểm tra giám sát.

Cái vòng gian trá, lẫn quẫn, bất công từ 60 năm qua với ý đồ duy nhất là mãi mãi bảo vệ quyên lực, quyền lợi độc tôn của đcsvn !!


Như vậy, bầu cử này là "tự do dân chủ" bịp bợm, không công bằng; quốc hội này vô giá trị.

Việc tẩy chay bầu cử là tự nhiên dưới nhiều hình thức như: trả thẻ cử tri, không tham gia, "bầu" đại vì bị ép buộc khéo léo.


Một cơ chế chính trị xã hội đặt nền tảng trên sự giả dối, đảng nói và làm dối buộc cả nước phải nói dối, luồn lách để sống sao cho thuận với đảng, để yên thân, lo làm ăn, kiếm sống, làm giàu nếu được (rất khó), đạp lên nhau mà sống.

Hệ quả tất yếu là đạo lý gia đình, xã hội không băng hoại sao được ??

*
***
*

Thực tế xã hội VN trong cơ chế cs sau 32 năm đã minh chứng sự thực quá rõ ràng, từ lý thuyết đến thực hành, đã bị ếm nhẹm từ 60 năm qua là:

Bản chất của cs là nô lệ chủ thuyết, cs quốc tế, phi dân tộc (theo cương lĩnh cs quốc tế và qua thực tế), dựa vào ngoại bang để trấn áp nhân dân, bảo vệ quyền lực độc tôn độc tài toàn trị và đặc quyền đặc lợi. Cs sẵn sàng cấu kết với ngoại bang để tự cứu đảng dù phải hy sinh quyền lợi dân tộc. Khi có tranh chấp với dân, cs trả lời bằng giả dối, bôi nhọ, vu cáo, chụp mũ, luật rừng, bạo lực, tù oan. Phương châm của cs là "lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện", bất chấp đạo lý, nhân bản, lẽ phải của "cứu cánh". Cs khoát áo nhân dân, nhưng thực chất lại bóc lột, ăn bám, lợi dụng nhân dân; xem dân là nô lệ, là con tin, là món hàng đổi chác với tư bản !

Mục tiêu trước sau như một của HCM là bành trướng cncs ở Á châu, Đông Nam á, áp đặt Mac-Le lên toàn cõi VN, tiên phong làm "nghĩa vụ quốc tế vô sản cs". Chiến thuật có thể biến đổi tùy theo tình hình, nghiêng theo Liên Xô, Tàu, Tây, Mỹ, ... nhưng chiến lược KHÔNG thay đổi: độc tài toàn trị, đặt quyền lợi đảng csvn trên nhân dân, tổ quốc; bảo vệ "thành trì "XHCN", ... tư bản đỏ.

Đối với hcm (và csvn), người dân chỉ có 2 con đường, nếu không theo HCM (csvn) thì bị xem như kẻ thù (việt gian, phản quốc, chống phá "cách mạng", chống phá đảng và nhà nước cs, ...) và sẽ bị tiêu diệt, khủng bố, cô lập, bôi nhọ, vu khống, tù tội. Quan điểm này của csvn vẫn không thay đổi đến ngày nay !! Đây là thảm họa của dân tộc VN, của những người yêu nước chống thực dân và không theo cs. Người QG, họ ở giữa 2 lằn đạn, bị bắt buộc phải dựa vào Pháp, Mỹ (thế giới tự do) để chống lại chủ nghĩa cs, tự vệ chống lại sự xâm nhập phá hoại của cs vào miền Nam.

Về sự "lệ thuộc" thì dĩ nhiên 2 miền đều lệ thuộc ngoại bang vì nước nhỏ, nghèo, dân trí còn kém. Khác chăng là ở mức độ, và miền Bắc VN bưng bít sự thật quá nhiều qua chế độ độc tài toàn trị (kinh tế tập trung, chỉ huy) bạo tàn và tuyên truyền gian dối, trong khi miền Nam có cơ chế tốt, đúng đắn, hợp thời đai, hợp tiến hóa, phục vụ dân, đó là : tự do dân chủ, với kinh tế thị trường suốt 1955-1975.

(VQG)

*
***
*

Nói về tự do thông tin, truyền thông:
1955-75:
- Ở miền Nam: có tự do : báo chí tư nhân độc lập, dân dược quyền nghe đài VOA, BBC, ...; những ai nghe đài HaNoi quá lắm là bị tướt đoạt cái radio thôi.

1955-75-2007:
Ở miền Bắc trước 1975 và ở VN sau 1975, không có tự do thông tin, truyền thông, xuất bản, không có báo chí tư nhân. Đảng csvn độc quyền truyền thông. Dân bị cấm đoán nghe đài RFA, ... (bị phá sóng). Internet bị tường lửa !

Tại sao csvn lại bưng bít thông tin, sợ sự thật bị phơi bày, bị phát giác ??
Không có chính nghĩa !!?


Bài liên quan:
- Sưu tầm tổng hợp trên NET
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2005/09/29/VoVanKietLettertoCSVN_NguyenMinhCan_NAn/
- http://www.googlesyndicatedsearch.com/u/rfavietnamese?q=Nguy%E1%BB%85n+Minh+C%E1%BA%A7n&hq=inurl:www.rfa.org/vietnamese&hl=en&ie=UTF-8&oe=UTF-8&start=10&sa=N
- Mối liên quan giữa HCM, Đảng CSVN và Đệ Tam Quốc Tế
- Tìm đọc thêm Cương lĩnh, điều lệ của đảng cs quốc tế, đảng csvn và luật báo chí, luật internet.

------
- Sách Lược Xâm Lăng Của Cộng Sản
- Mối liên quan giữa HCM, Đảng CSVN và Đệ Tam Quốc Tế
- Vài nét về Khác biệt giữa chủ nghĩa Mác Lê Nin và chế độ tự do dân chủ thật sự
- QHT: Thủ đoạn tuyên truyền xảo trá của VC
- Stalin (1878–1953): Mặt trái chiếc huân chương
- Sách Lược Xâm Lăng Của Cộng Sản (tóm tắt)
- Tu Thuc Dan Den CS cua? Ho.c Gia?: Hoang Va(n Chi'